Cách xử lý suy hao mạng odn

Chỉ mục bài viết
Phương pháp xử lý hiệu quả sự cố cáp quang
Trang 2
Tất cả các trang

Trang 1 trong tổng số 2

Khi sợi quang multimode OM3 và OM4 được sử dụng ngày càng phổ biến trong mạng của doanh nghiệp để hỗ trợ các ứng dụng 10, 40 và 100 G, yêu cầu về độ tin cậy đối với cơ sở hạ tầng sợi quang cũng càng thêm nghiêm ngặt. Đối với nhân viên kỹ thuật của một doanh nghiệp, việc ngăn chặn và khắc phục khi sự cố gián đoạn mạng xảy ra là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, do đó, không thể chấp nhận việc một nhân viên mất quá nhiều thời gian để xử lý sự cố theo phương pháp thử và sai trong khi một kỹ thuật viên khác có thể giải quyết ngay vấn đề với thiết bị OTDR. Mỗi kỹ thuật viên cần phải có trong tay những công cụ có khả năng xác định chính xác vấn đề trong vài giây.

Hiện nay, các kỹ thuật viên lắp đặt thường sử dụng dây trunk và dây đấu nối quang bấm sẵn tại nhà máy với tính năng "cắm và dùng" như dây MPO hoặc MTP chứa 12 sợi quang. Theo dự đoán, thị trường cho các sản phẩm này sẽ tăng gần 17% mỗi năm cho đến năm 2015. Những sản phẩm này sẽ là tương lai của cơ sở hạ tầng sợi quang, nhưng nếu không được đảm bảo về chất lượng, chúng có thể khiến quá trình xử lý sự cố thêm phức tạp. Điều này càng khẳng định, cần phải loại bỏ việc tốn thời gian dự đoán các vấn đề, thay thế bằng khả năng xác định vấn đề một cách chắc chắn và hiệu quả.

Cách xử lý suy hao mạng odn

Nhu cầu xử lý sự cố

Vấn đề thường gặp nhất trên một kết nối sợi quang multimode là mức suy hao cao. Để xác định mức độ suy hao trên một liên kết sợi quang, có thể sử dụng thiết bị phát và đo công suất quang (power meter) để kiểm tra chứng nhận, nhưng thiết bị này không giúp xác định vị trí của suy hao đó. Với những công cụ kiểm tra "không biết nói", chẳng hạn như thiết bị định vị lỗi bằng hình ảnh (VFL), đòi hỏi kỹ thuật viên phải tiếp xúc và quan sát trực tiếp trên sợi quang để thấy được vị trí đứt gãy, nhưng nó cũng không xác định được vị trí suy hao cao.

Trên thị trường hiện nay, OTDR là thiết bị có khả năng xác định vị trí đứt gãy và sự cố gây suy hao cao trên sợi quang hiệu quả nhất. Với công nghệ và khả năng phân tích tiên tiến, OTDR là công cụ thường xuyên được lựa chọn cho việc đo chứng nhận và làm tài liệu sau thi công. Tuy nhiên, do giá thành cao nên thiết bị OTDR thường không phù hợp với nhiều người, và trên thực tế, có rất ít kỹ thuật viên thực sự biết cách sử dụng OTDR. Các thiết lập về thời gian và đồ thị của OTDR thường khiến kỹ thuật viên phải thử các phương pháp xử lý sự cố khác trước khi sử dụng OTDR. Ngoài ra, vì kích thước lớn và chi phí cao nên OTDR thường được cất ở những nơi an toàn tại văn phòng trung tâm, chính vì vậy mà OTDR thường không sẵn có khi cần sử dụng.

Phương pháp thử và sai: Thiết bị Power Meter

Đây là phương pháp xử lý sự cố điển hình, có xu hướng phân loại theo các kiểu của quá trình thử và sai. Kỹ thuật viên thường thực hiện các bước sau để tìm và sửa chữa lỗi gây suy hao cao:

  1. Xác định đường kết nối nào đang bị lỗi, di chuyển đến một đầu cuối của đường kết nối đó.
  2. Ngắt kết nối với các thiết bị bằng cách tháo dây cáp mạng ra khỏi hộp đấu nối (ODF).
  3. Gắn thiết bị phát ánh sáng vào cổng của hộp đấu nối.
  4. Di chuyển đến đầu còn lại của đường kết nối, và ngắt kết nối.
  5. Đo công suất quang tại điểm đó.
  6. Nếu thông số suy hao cao, đường kết nối đang kiểm tra bị lỗi. Nếu thông số suy hao không cao, thực hiện lại việc kết nối.
  7. Đi đến đầu còn lại của đường kết nối đó, và ngắt kết nối.
  8. Đo công suất quang tại điểm đó, lặp đi lặp lại việc này với các kết nối tiếp theo và kiểm tra cho đến khi tìm thấy đường kết nối có mức suy hao cao.
  9. Làm sạch và kiểm tra bề mặt của các đầu nối bị bẩn.
  10. Cắm lại đầu nối vừa được làm sạch, và di chuyển đến đầu nối còn lại của đường kết nối đó.
  11. Làm sạch và kiểm tra bề mặt của các đầu nối bị bẩn.
  12. Cắm lại đầu nối vừa được làm sạch, và đo lại công suất quang.
  13. Nếu thông số suy hao vẫn cao, sử dụng thiết bị OTDR để xác định chính xác vị trí nguyên nhân gây ra vấn đề.

Bấm/hàn lại đầu nối đôi khi cũng được sử dụng như một phương pháp xử lý sự cố. Tuy nhiên, nếu không biết chính xác vị trí lỗi, việc bấm/hàn lại đầu nối theo phỏng đoán có thể gây tốn kém rất nhiều chi phí nếu lỗi thực sự không nằm tại vị trí vừa bấm/hàn lại, mà xuất hiện ở những chỗ khác như đầu nối gần hoặc xa, hay tại vị trí sợi quang bị uốn cong quá mức cho phép…

Cuối cùng, số lượng kết nối, độ dài của đường kết nối và tổng khoảng cách giữa hai điểm đầu cuối của kênh truyền là các yếu tố làm tốn rất nhiều thời gian để xử lý sự cố. Do đó, việc cô lập một phân đoạn sợi quang đang bị lỗi nhằm rút ngắn thời gian xử lý là rất cần thiết.

Cách xử lý suy hao mạng odn

Hình 1: Phương pháp xử lý sự cố sợi quang trong môi trường TTDL