Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 14 1 gam phenol

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Cho m[gam] phenol được trung hoà vừa đủ bởi 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là?

Các câu hỏi tương tự

1. Ví dụ:

So sánh điểm giống và khác nhau giữa phenol và ancol thơm:

Phenol

Ancol thơm

Có vòng thơm, có nhóm OH

OH liên kết với C vòng benzen

OH liên kết với C no

2. Định nghĩa:

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon trong vòng benzen.

– Phenol đơn giản: C6H5-OH.

II. Tính chất vật lí:

1. Cấu tạo:

– CTPT: C6H6O  [ M =94]

– CTCT: C6H5 –OH hay 

2. Tính chất vật lí:

– Rất độc, dây vào tay gây bỏng nặng.

– Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.

III. Tính chất hoá học:

– Phenol có phản ứng thế H ở nhóm OH và có tính chất của vòng benzen.

1. Phản ứng thế nghuyên tử H của nhóm OH:

– Dung dịch phenol có tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím

– Tác dụng với kim loại kiềm:

                                    [natri phenolat]

– Phản ứng với dung dịch bazơ:

→ Phenol có tính axit mạnh hơn ancol, nhưng yếu hơn axit cacbonic:

Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng  phản ứng của nguyên tử H trong nhóm –OH hơn so với phân tử ancol.

2. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen:

– Với dung dịch brom:

– Với dung dịch HNO3:

* Lưu ý:

– Tribromphenol kết tủa trắng, axit picric kết tủa vàng.

– Hai phản ứng trên xảy ra dễ dàng hơn so với benzen hay toluen, sử dụng để nhận biết phenol.

Nhận xét:

Ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen: Nguyên tử H trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen [tác dụng với dung dịch Br2 trong khi ankyl benzen phải tác dụng với brom nguyên chất]

– Ảnh hưởng  của vòng benzen đến nhóm –OH: Vòng benzen làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong  nhóm –OH hơn trong ancol [phenol có tính axit, tác dụng được với NaOH trong khi ancol thì không]. Đó là kết quả của sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

IV. Ứng dụng: 

- Phenol được sử dụng trong sản xuất nhựa, keo dán, thuốc nổ,...

B. Bài tập:

VD1: Hợp chất thơm X có CTPT . X có thể tác dụng với Na và NaOH. Số đồng phân X thỏa mãn là

A. 3                         B. 1                          C. 2                          D. 4

Lời giải:

X có thể tác dụng với Na và NaOH nên X là phenol.

Vậy X có 3 đồng phân là: 2-metylphenol; 3-metylphenol; 4-metylphenol. Đáp án A.

VD2: Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45 gam dung dịch HNO3 63% [H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng, hiệu suất 100%]. Hỏi khối lượng axit picric thu được là:

A. 50 gam               B. 34,35 gam                C. 35 gam                D. 45,85 gam

Lời giải:

 

Ban đầu

0,2 mol

0,45

 

Phản ứng

0,15

0,45

                  0,15

 

Vậy khối lượng axit picric thu được là 0,15.229 = 34,35 gam. Đáp án B.

VD3: Trung hòa hoàn toàn 9,4 gam phenol bằng V ml dung dịch NaOH 1M [lấy dư 10% so với lượng cần dùng]. Hỏi V có giá trị bao nhiêu?

A. 80ml                       B. 90ml                        C. 110ml                        D. 115ml

Lời giải:

+NaOH

0,1 mol

    0,1

   

Mà dùng dư 10% NaOH nên số mol NaOH thực tế là 0,11mol

Vậy V=110mL. Đáp án C.

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

Chất X có CTCT như hình bên. X có tên gọi

Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì

Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây ?

Phát biểu nào sau đây về phenol là sai?

0,5 mol phenol có khối lượng là:

Phenol [công thức hóa học C6H5OH] là một hợp chất phổ biến trong bộ môn Hóa học. Đây là chất rắn ở dạng tinh thể, không màu, có mùi đặc trưng và nóng chảy ở nhiệt độ 43oC. Khi để bên ngoài không khí, phenol sẽ bị oxi hóa một phần chuyển sang màu hồng, và bị chảy rữa do hút ẩm. Phenol trước đây được chiết xuất từ nhựa than đá. Nhưng sau này, để đáp ứng nhu cầu lớn [khoảng 7 triệu tấn/năm], phenol được điều chế chủ yếu bằng cách oxi hóa các chế phẩm dầu mỏ.

Trong công nghiệp, phenol được sử dụng rộng rãi để chế tạo nhựa, tơ sợi hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm, thuốc nổ, thuốc sát trùng, thuốc chữa cúm, ...

Khi tiếp xúc với phenol, cần tuyệt đối tránh để phenol chạm trực tiếp vào da, mắt và các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Phenol là một chất rất độc, khi rơi vào da sẽ gây bỏng hóa học rất nặng. Ngoài ra, phần da chạm vào phenol rất dễ nổi mụn nước lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, phenol cũng được chứng minh gây nhiều tác hại cho cơ thể người như rối loạn nhịp tim, tai biến, đau thận, đau gan, hôn mê.

Trong Thế chiến thứ hai, phenol được sử dụng để làm chất độc giết người cho lò hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã hoặc tiêm trực tiếp vào các nạn nhân khiến họ tử vong.

Video liên quan

Chủ Đề