Cỏ cây chen đá, lá chen hoa là gì

2045 điểm

Đặng Ngọc Anh

Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu. thơ: Cỏ cây chen đá, lá chen ho

a.

Tổng hợp câu trả lời [3]

Điệp ngữ " chen" nhằm nhấn mạnh và khiến cho người đọc ấn tượng hơn và tưởng tượng ra hình ảnh của cỏ ,đá,lá,hoa chen với nhau -> nhấn mạnh sự um tùm, hoang dã và rậm rạp của thiên nhiên nơi đây

Điệp ngữ " chen" nhằm nhấn mạnh và khiến cho người đọc ấn tượng hơn và tưởng tượng ra hình ảnh của cỏ ,đá,lá,hoa chen với nhau -> nhấn mạnh sự um tùm, hoang dã và rậm rạp của thiên nhiên nơi đây

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Điệp từ chen được lặp lại 2 lần cùng với phép liệt kê có sức gợi tả: Chen: len vào để chiếm chỗ -> nhấn mạnh sự rậm rạp, chật chội, hoang dã, sức sống mãnh liệt ở nơi đây

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương [Ngữ văn 7 tập hai], tác giả Hà Ánh Minh Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại… Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên ?
  • Điền L hay N vào chỗ trống: a] ...ông dân ...àm việc ...ặng nhọc. b] ...am ...ữ học sinh ...ớp em chăm …o học tập. c] ...nà im ...ặng đến ...ỗi nghe được cả tiếng ...á xào xạc ngoài ...ũy tre. d] ...ếu người ...ào cũng ...ắm vững những quy tắc chính tả thì không…o viết sai.
  • Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm : Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
  • Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động 13. Đi du lịch Huế, các ca công sẽ hát cho bạn nghe các điệu dân ca xứ Huế như Chèo cạn,Hò giã gạo, Lý con sáo, Lý hoài nam. 14. Nhạc sĩ Văn Cao là người sáng tác ra bài hát Tiến quân ca sau trở thành Quốc ca của Việt Nam. 15. Có lẽ không ai không thuộc một bài hát nào đó của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ai cũng yêu mến ông.
  • Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. [Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ]
  • Tìm các đại từ trong ví dụ sau: Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. [Vũ Bằng]
  • Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các phần trích sau và cho biết chúng thuộc về lối chơi chữ nào. a] Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. b] Trên trời rơi xuống mà lại mau co. c] Bò lang chạy vào làng Bo. d] “Leo thang” tất phải theo lang.
  • Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, khi thấy anh chia 2 con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ, lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn?
  • Tìm trạng ngữ trong câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Tan buổi hầu kiện, chị Dậu lật đật chạy xuống cổng đình tìm con. [Ngô Tất Tố]
  • Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu về chủ đề tình bạn, trong đó có sử dụng ít nhất 3 đại từ. Gạch chân dưới mỗi đại từ trong đoạn văn

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Trả lời:

Điệp ngữ “chen” nhằm nhấn mạnh và khiến cho người đọc ấn tượng hơn và tưởng tượng ra hình ảnh của cỏ, đá, lá, hoa chen với nhau -> nhấn mạnh sự um tùm, hoang dã và rậm rạp của thiên nhiên nơi đây.

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm các kiến thức về Điệp từ nhé.

I. Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?

Điệp từ [hay còn gọi là điệp ngữ] là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

II. Các dạng của Điệp ngữ

Điệp ngữ có các dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ vòng]. Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp ngữ được thể hiện sau đây:

1. Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một cụm từ, mà trong đó, các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp

Ví dụ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Cụm từ “Nhớ sao” là điệp ngữ cách quãng.

2. Điệp ngữ nối tiếp

Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Trong đoạn thơ trên, cụm từ “rất lâu”, “Khăn xanh” là điệp ngữ nối tiếp.

3. Điệp từ chuyển tiếp [điệp từ vòng]

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.

III. Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ

1. Tạo ra sự nhấn mạnh

Ví dụ 1:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.

Ví dụ 2:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,

Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi

Trong ví dụ trên, từ “buồn trông” được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.

2. Tạo sự liệt kê

a] Ví dụ 1:

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

=> Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.

b] Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba

[Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa]

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.

3. Tạo sự khẳng định

Ví dụ 1:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Trong ví dụ trên, biện pháp lặp lại một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen.

Ví dụ 2:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…

III. Lưu ý khi sử dụng điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.

Khi áp dụng phép điệp ngữ, các bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng, tránh việc lạm dụng quá mức sẽ khiến bài văn rườm rà, tối nghĩa và người đọc cảm thấy ngán ngẩm.

Ví dụ:

“Nhà em có mái ngói đỏ tươi. Nhà em có hàng râm bụt trước nhà. Nhà em có khoảng sân xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em có tiếng chim hót véo von suốt ngày. Nhà em luôn rộn rã tiếng cười. Em rất yêu nhà em!”

Trong ví dụ trên, cụm từ “nhà em” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến đoạn văn trở nên lộn xộn, dài dòng, không tạo được điểm nhấn cũng như không mang lại cảm xúc cho người đọc.

Các bạn nên hạn chế lạm dụng cách lặp từ như trên và có thể sửa lại đoạn văn trên như sau:

“Nhà em có mái ngói đỏ tươi, có hàng râm bụt trước nhà và khoảng sân xanh xanh trồng đầy rau củ. Nhà em luôn có tiếng chim hót véo von và rộn rã tiếng cười. Em rất yêu ngôi nhà của mình!”

Video liên quan

Chủ Đề