Cầu mỹ lợi ở đâu

Cập nhật sau cùng vào 16 tháng 8 năm 2022

Cầu mỹ lợi ở đâu

Đi đến Cầu Mỹ Lợi dễ hơn với ứng dụng!

1. Tên dự án: Đầu tư xây dựng công trình cầu Mỹ Lợi (Km34+826, QL50) trên địa bàn tỉnh Long An và Tiền Giang theo hình thức Hợp đồng BOT.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án: Bộ Giao thông vận tải.
3. Đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Ban Quản lý dự án 7.
4. Tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư: Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT.
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
– Cầu Mỹ Lợi nằm trên QL50 nối liền 02 tỉnh Tiền Giang và Long An có vị trí và vai trò quan trọng trong việc kết nối hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, đảm bảo giao thông thông suốt, giảm thiểu ùn tắc tai nạn giao thông trên QL50 (hiện đang lưu thông bằng phà Mỹ Lợi trên sông Vàm Cỏ) từ thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh Long An, Tiền Giang.

Cầu mỹ lợi ở đâu
– Việc đưa cầu Mỹ Lợi vào khai thác sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang, Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
6. Nhà đầu tư :  Liên danh Công ty CP Địa ốc Phát Đạt và Công ty CP 620 Long An
7. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
7.1. Phạm vi dự án: – Điểm đầu: Tại Km33+650 trên Quốc lộ 50 (theo lý trình dự án Km0+000 – cách đầu bến phà Mỹ Lợi hiện nay khoảng 1,0 km về phía thành phố Hồ Chí Minh), thuộc địa phận xã Phước Đồng, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. – Điểm cuối: Tại Km36+543 trên Quốc lộ 50 (theo lý trình dự án Km2+691 – cách đầu bến phà Mỹ Lợi khoảng 1,0 km về phía Tiền Giang), thuộc địa phận xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

– Tổng chiều dài toàn tuyến: Khoảng 2,691km.

7.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật: a) Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho dự án: Áp dụng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Lợi đã được phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-BGTVT ngày 09/02/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

b) Phần đường:

– Cấp đường: Tiêu chuẩn đường cấp III – Đồng bằng, tốc độ thiết kế V=80km/h (TCVN4054-2005). – Quy mô mặt cắt ngang: Bnền=12m, Bmặt=11m, có tận dụng nền đường đã đắp Bnền = 19,5m. – Mặt đường: Cấp cao A1, mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc  140Mpa. – Tần suất: Nền đường, cống P=4%

b) Phần cầu:

– Cầu được xây dựng bằng kết cấu BTCT và BTCT DƯL. – Tải trọng thiết kế HL93. – Tốc độ thiết kế Vtk=80Km/h. – Mặt cắt ngang phần cầu B=12,0m cho 02 làn xe cơ giới (2×3,5)m, 02 làn xe thô sơ (2×2,0)m, lan can 02 bên (2×0,5)m – Tần suất thiết kế P=1%. – Khổ thông thuyền BxH = 80x25m.

– Cấp động đất: cấp 6 (thang MSK-64).

8. Địa điểm xây dựng: Huyện Cần Đước tỉnh Long An, Thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang.
9. Diện tích sử dụng đất: Khoảng 9.78ha.
10. Phương án xây dựng: Làm mới trên cơ sở đường hiện tại.
11. Loại và cấp công trình: Loại công trình giao thông. Cấp công trình: Cấp I.
12. Dự án thành phần giải phóng mặt bằng và tái định cư: – Phạm vi GPMB bổ sung: Theo quy định đối với trạm thu phí. – Tổng mức đầu tư dự án thành phần GPMB (đã bao gồm chi phí dự phòng): 49.921 triệu đồng.

– Phương án tổ chức thực hiện: Công tác GPMB, TĐC được tách thành tiểu dự án riêng do UBND tỉnh Tiền Giang, Long An triển khai thực hiện.

13 Tổng mức đầu tư : 1.438.952 triệu đồng
(Bằng chữ: Một nghìn bốn trăm ba mươi tám tỉ chín trăm năm hai triệu đồng).

14. Hình thức đầu tư: Theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT).
15. Nguồn vốn đầu tư: Nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí. – Phần vốn của Nhà nước sử dụng trong dự án là 126 tỷ đồng đã triển khai thực hiện trên hiện trường giai đoạn 2009-2013, bao gồm: Giải phóng mặt bằng; quản lý dự án, tư vấn; thi công đường dẫn 02 đầu cầu đã thi công đến điểm dừng kỹ thuật là đắp gia tải, xử lý đất yếu nền đường, đối với cầu dẫn phía Long An đã thi công xong 32 cọc (từ trụ P1 đến P4) và 01 cọc (trụ P23) phía Tiền Giang.

16. Trạm thu phí: Xây dựng 01 trạm thu phí trên tuyến đường dẫn phía Tiền Giang.

17. Phương án tài chính: Phương án tài chính sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán ký kết hợp đồng dự án, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Dự kiến như sau: – Mức thu phí: Từ tháng 7/2015 đến 31/12/2015 lấy bằng 2,0 lần giá vé theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính; từ năm 2016 lấy bằng 3,5 lần giá vé theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính, 03 năm điều chỉnh một lần, mỗi lần tăng 18% và mức phí trên đã được kiểm tra phù hợp với Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ. – Sử dụng doanh thu trạm thu phí để tính hoàn vốn cho dự án, bắt đầu thu phí từ tháng 07 năm 2015.

– Thời gian thu phí hoàn vốn: Khoảng 28 năm 04 tháng.

18. Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến khởi công tháng 01 năm 2014, hoàn thành năm 2015. Thời gian xây dựng: 18 tháng.
19. Phương thức tổ chức quản lý, kinh doanh công trình: Doanh nghiệp dự án thực hiện việc quản lý, kinh doanh công trình phù hợp với các quy định của pháp luật và theo các điều kiện thỏa thuận trong của Hợp đồng dự án.

Lần nào về quê mình cũng canh tới đây đúng hoàng hôn để chụp ảnh.bài review sau dành cho dân thích chụp ảnh cây cầu này

1.Chụp hoàng hôn hay bình minh thì đứng giữa cầu có thể chụp được hết.Hoàng hôn thì mặt trời hay lặn hướng bến phà cũ bên hướng Cần Đước, Bình minh thì hướng bên Gò Công.

2.Hoàng hôn tầm 5h-6h là đẹp tùy mùa, có 3 góc chụp hoàng hôn rất đẹp là:

- Đứng giữa cầu hướng về Cần Đước, lens Tele hay góc rộng đều ok ,tele thì tốt vì chụp được mặt trời to- Góc 2: khúc cong vừa lên dốc cầu (hướng từ Cần Đước-Gò Công), vừa lên khúc cong đầu cầu thì đi sang chiều đối diện, chụp xuống chân cầu, vì nắng chiều chiếu vô rất đẹp.- Góc 3: qua luôn bên đầu cầu Gò Công, rẻ trái để xuống gầm cầu, sát bờ sông có view chụp toàn bộ cầu hướng hoàng hôn.Góc 18mm có thể lấy toàn bộ cầu.Tele cũng phù hợp.

3.Bình minh thì ít góc đẹp hơn, chủ yếu đứng giữa cầu canh mặt trời lên, lens tele phù hợp.

4.Phơi đêm thì có góc số 2 khúc cua đầu cầu, hoặc góc chính diện làm đường giữa cầu, đứng bên đầu trạm thu phí, vỉa hè bên phải nhìn thấy chính diện đường.Phơi đêm cũng đẹp.5.Dành cho khác du lịch:

- Đầu Gò Công thì có bán lạp xưởng, cơm cháy chà bông, lâu lâu có sơri Gò Công.- Đầu Cần Đước thì có dừa nước, bán sát đường.

Cầu mỹ lợi ở đâu
Cầu Mỹ Lợi nối giữa Long An - Tiền Giang sẽ chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 29-8 sau khoảng 20 tháng thi công

Ngày 26-8, đại diện Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) - chủ đầu tư dự án cầu Mỹ Lợi (nối Long An - Tiền Giang) cho biết cầu sẽ chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 29-8 sau khoảng 20 tháng thi công. 

Khi cầu Mỹ Lợi đi vào hoạt động, người dân từ thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) có thể đi đến TP.HCM bằng đường bộ với cự ly khoảng 25km, rút ngắn khoảng 75km so với đi đường Quốc lộ 1 và đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương như trước đây.

Cây cầu có chiều dài hơn 2,6km bắc qua sông Vàm Cỏ (phần cầu dài hơn 1,4km) nối liền tuyến quốc lộ 50, huyện Cần Đước tỉnh Long An và thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỉ đồng.

Bề ngang cầu rộng 12m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Theo Ban Quản lý dự án 7, tuyến Quốc lộ 50 có chiều dài 88,9km, là tuyến đường trọng yếu trong mạng lưới giao thông đường bộ nối TP.HCM đi vùng duyên hải phía đông của tỉnh Long An, Tiền Giang và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại.

Cầu mỹ lợi ở đâu
Sơ đồ cầu Mỹ Lợi - Đồ họa: Trị Thiên - Việt Thái
Cầu mỹ lợi ở đâu
Phối cảnh cầu Mỹ Lợi khi được xây dựng xong

Tuyến giao thông giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của 2 tỉnh Tiền Giang, Long An và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay quốc lộ 50 đã và đang được nâng cấp, cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực và góp phần chia sẻ lưu lượng xe với Quốc lộ 1.

Tuy nhiên, tại đoạn tuyến vượt qua sông Vàm Cỏ từ trước đến nay phải dùng phà để đưa các phương tiện giao thông qua sông.

Đây là điểm trở ngại lớn, gây chậm trễ và hạn chế năng lực thông xe trên toàn tuyến, hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực lân cận. Mặt khác, đường dẫn xuống phà hẹp, thường xảy ra hiện tượng ùn tắc xe.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án cầu Mỹ Lợi thay thế cho bến phà hiện hữu là rất cần thiết nhằm nối thông hoàn toàn tuyến Quốc lộ 50, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng các tỉnh duyên hải khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM.     

Cầu mỹ lợi ở đâu
Trước đây người dân muốn đi từ TP.HCM, Long An đi thị xã Gò Công, Tiền Giang phải đi đường vòng xa gần 100km hoặc phải đi phà Mỹ Lợi này rất mất thời gian
Cầu mỹ lợi ở đâu
Từ cầu Mỹ Lợi sắp được thông xe, nhìn xuống phà Mỹ Lợi
Cầu mỹ lợi ở đâu
Công nhân đang lắp đặt những hạng mục cuối cùng của cầu Mỹ Lợi
Cầu mỹ lợi ở đâu
Những chuyến phà cuối cùng tại bến phà Mỹ Lợi
Cầu mỹ lợi ở đâu
Công nhân đang lắp đặt những hạng mục cuối cùng của cầu Mỹ Lợi
Cầu mỹ lợi ở đâu
Đường lên cầu Mỹ Lợi phía tỉnh Tiền Giang
Cầu mỹ lợi ở đâu
Công nhân đang chùi rửa, mài dũa mặt cầu trước giờ thông xe
Cầu mỹ lợi ở đâu
Công nhân đang chùi rửa, mài dũa mặt cầu trước giờ thông xe

MẬU TRƯỜNG - THANH TÚ