Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại là gì

Mục Lục Bài Viết

  • Bài 20: Chất Dẫn Điện Và Chất Cách Điện Dòng Điện Trong Kim Loại
  • I. Chất dẫn điện và chất cách điện
  • Bài Tập C1 Trang 55 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C2 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C3 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7
  • II. Dòng điện trong kim loại
  • Bài Tập C4 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C5 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C6 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C7 Trang 57 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C8 Trang 57 SGK Vật Lý Lớp 7
  • Bài Tập C9 Trang 57 SGK Vật Lý Lớp 7

Chương 3: Điện Học Vật Lý Lớp 7

Bài 20: Chất Dẫn Điện Và Chất Cách Điện Dòng Điện Trong Kim Loại

Nội dung bài 20 chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại chương 3 vật lý lớp 7. Giúp các bạn nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Và nêu được dòng điện trong kim loại là dòng electron tự do dịch chuyển có hướng. Ngoài ra, biết kể tên một số vật dẫn điên [hoặc vật liệu dẫn điện] và vật cách điện [hoăc vật liệu cách điện] thường dùng.

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.HocTapHay.Com

I. Chất dẫn điện và chất cách điện

Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

Bài Tập C1 Trang 55 SGK Vật Lý Lớp 7

Quan sát và nhận biết:

Hãy quan sát hình 20.1 hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:

Hình 20.1: Bóng đèn đui xoáy, bóng đèn đui cài và phích cắm điện với dây dẫn

1. Các bộ phận dẫn điện là ..

2. Các bộ phận cách điện là ..

  • Xem: giải bài tập c1 trang 55 sgk vật lý lớp 7

Thí nghiệm:

* Các bước tiến hành

Bước 1: Lắp mạch điện như hình 20.2.

Bước 2: Chặp mỏ kẹp, kiểm tra đảm bảo mạch kín.

Bước 3: Kẹp mỏ kẹp vào những vật cần xác định

Bước 4: Quan sát đèn và ghi kết quả vào bảng bên

Vật cần xác địnhDẫn điệnCách điện
Đoạn dây sắtX
Đoạn dây đồngX
Vỏ nhựa bọc dây điệnX
Đoạn ruột bút chìX
Gỗ khôX
Thanh thuỷ tinhX

* Hiện tượng

  • Đèn sáng: Vật xác định là vật dẫn điện.
  • Đèn không sáng: Vật xác định là vật không dẫn điện.

Bài Tập C2 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.

  • Xem: giải bài tập c2 trang 56 sgk vật lý lớp 7

Bài Tập C3 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.

  • Xem: giải bài tập c3 trang 56 sgk vật lý lớp 7

II. Dòng điện trong kim loại

1. Êlectrôn tự do trong kim loại

a. Kim loại là các chất dẫn điện. Kim loại nào cũng được cấu tạo từ các nguyên tử

Bài Tập C4 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm.

  • Xem: giải bài tập c4 trang 56 sgk vật lý lớp 7

b. Các nhà khoa học đã phát hiện và khẳng định rằng trong kim loại có các êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các êlectron tự do. Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố định. Hình 20.3 là mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại.

Bài Tập C5 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7

Các nhà khoa học đã phát hiện và khẳng định rằng trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các electron tự do. Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố định. Hình 20.3 là mô hình đơn giải của một đoạn dây kim loại.

Hình 20.3

Hãy nhận biết trong mô hình này:

Kí hiệu nào biểu diễn các electron tự do?

Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích gì? Vì sao?

  • Xem: giải bài tập c5 trang 56 sgk vật lý lớp 7

2. Dòng điện trong kim loại

Bài Tập C6 Trang 56 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy cho biết các electron tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút.

Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.

Hình 20.4

Kết luận:

Các .. trong kim loại .. tạo thành dòng điện chạy qua nó.

  • Xem: giải bài tập c6 trang 56 sgk vật lý lớp 7

III. Vận dụng

Bài Tập C7 Trang 57 SGK Vật Lý Lớp 7

Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô.

B. Một đoạn ruột bút chì.

C. Một đoạn dây nhựa.

D. Thanh thủy tinh.

  • Xem: giải bài tập c7 trang 57 sgk vật lý lớp 7

Bài Tập C8 Trang 57 SGK Vật Lý Lớp 7

Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là:

A. Sứ

B. Thủy tinh

C. Nhựa

D. Cao su

  • Xem: giải bài tập c8 trang 57 sgk vật lý lớp 7

Bài Tập C9 Trang 57 SGK Vật Lý Lớp 7

Trong vật nào dưới đây không có êlectrôn tự do?

A. Một đoạn dây thép

B. Một đoạn dây đồng

C. Một đoạn dây nhựa

D. Một đoạn dây nhôm

  • Xem: giải bài tập c9 trang 57 sgk vật lý lớp 7

Trên là lý thuyết bài 20 chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại chương 3 vật lý lớp 7. Bài học giúp bạn biết chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Các bạn đang xem Bài 20: Chất Dẫn Điện Và Chất Cách Điện Dòng Điện Trong Kim Loại thuộc Chương 3: Điện Học tại Vật Lý Lớp 7 môn Vật Lý Lớp 7 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.
5/5 [1 bình chọn]

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 30: Tổng Kết Chương 3 Điện Học
  • Bài 29: An Toàn Khi Sử Dụng Điện
  • Bài 28: Thực Hành: Đo Hiệu Điện Thế Và Cường Độ Dòng Điện Đối Với Đoạn Mạch Song Song
  • Bài 27: Thực Hành Đo Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Đối Với Đoạn Mạch Nối Tiếp
  • Bài 26: Hiệu Điện Thế Giữa Hai Đầu Dụng Cụ Dùng Điện
  • Bài 25: Hiệu Điện Thế
  • Bài 24: Cường Độ Dòng Điện
  • Bài 23: Tác Dụng Từ, Tác Dụng Hóa Học Và Tác Dụng Sinh Lí Của Dòng Điện
  • Bài 22: Tác Dụng Nhiệt Và Tác Dụng Phát Sáng Của Dòng Điện
  • Bài 21: Sơ Đồ Mạch Điện Chiều Dòng Điện
  • Bài 19: Dòng Điện Nguồn Điện
  • Bài 18: Hai Loại Điện Tích
  • Bài 17: Sự Nhiễm Điện Do Cọ Xát

Chia Sẻ Bài Giải Ngay:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on Tumblr [Opens in new window]
  • Click to share on Pinterest [Opens in new window]

Related

Video liên quan

Chủ Đề