Chi phí nhân công gián tiếp là gì

Hôm nay chung ta sẽ cùng Đại Nam tìm hiểu về chi phí nhân công cũng như đặc điểm và cách phân loại.

Chi phí nhân công [tiếng Anh: Cost of Labor] là tổng của tất cả tiền lương trả cho người lao động, chi phí phúc lợi của nhân viên và các khoản trích theo lương của người lao động được trả bởi người sử dụng lao động.

Chi phí nhân công

Khái niệm chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong tiếng Anh là Cost of Labor.

Chi phí nhân công là tổng của tất cả tiền lương trả cho người lao động, chi phí phúc lợi của nhân viên và các khoản trích theo lương [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…] của người lao động được trả bởi người sử dụng lao động.

Chi phí nhân công được phân thành chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất sản phẩm, bao gồm công nhân trên dây chuyền lắp ráp, trong khi chi phí gián tiếp có liên quan đến lao động hỗ trợ, chẳng hạn như nhân viên bảo trì thiết bị của nhà máy.

Đặc điểm của Chi phí nhân công

Khi một nhà sản xuất tính giá bán của sản phẩm, công ty sẽ tính đến chi phí nhân công, vật liệu và chi phí hoạt động trong giá của sản phẩm. Giá bán phải bao gồm tổng chi phí phát sinh; nếu có bất kì chi phí nào nằm ngoài tính toán giá bán, số tiền lãi sẽ thấp hơn dự kiến.

Nếu nhu cầu về một sản phẩm giảm, hoặc nếu cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá, công ty phải giảm chi phí nhân công để duy trì lợi nhuận.

Để làm giảm chi phí nhân công, doanh nghiệp có thể giảm số lượng nhân viên, cắt giảm sản xuất, yêu cầu mức năng suất lao động cao hơn hoặc giảm các yếu tố khác trong chi phí sản xuất.

Sự khác biệt giữa Chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp

Giả sử rằng Công ty nội thất XYZ đang lên kế hoạch giá bán cho ghế phòng ăn. Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí có thể được truy nguyên trực tiếp vào sản xuất. Công ty XYZ, ví dụ, trả tiền cho công nhân để vận hành máy móc cắt gỗ thành các mẫu cụ thể để lắp ráp ghế và những chi phí đó là chi phí trực tiếp.

Mặt khác, công ty XYZ có một số nhân viên an ninh cho nhà máy và kho hàng và những chi phí nhân công đó là gián tiếp, bởi vì chi phí không bắt nguồn từ một hành động sản xuất cụ thể.

Ví dụ về Chi phí nhân công cố định và biến đổi

Chi phí nhân công cũng được phân loại là chi phí nhân công cố định hoặc chi phí nhân công biến đổi.

Ví dụ, chi phí nhân công để vận hành máy móc là một chi phí biến đổi, thay đổi theo mức độ sản xuất của công ty. Một công ty có thể dễ dàng tăng hoặc giảm chi phí nhân công biến đổi bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất.

Chi phí nhân công cố định có thể bao gồm tiền thù lao cho các hợp đồng dịch vụ lao động dài hạn. Một công ty có thể có hợp đồng với một nhà cung cấp bên ngoài để thực hiện sửa chữa và bảo trì thiết bị, và đó là chi phí nhân công cố định.

Vấn đề phân bổ Chi phí nhân công

 chi phí nhân công gián tiếp có thể khó phân bổ cho đúng loại sản phẩm hoặc dịch vụ một cách chính xác, công ty XYZ có thể phân bổ ít chi phí nhân công cho một sản phẩm và nhiều chi phí nhân công cho một sản phẩm khác. Điều này dẫn đến định giá thành sản phẩm không chính xác.

Giả sử, ví dụ, công ty XYZ sản xuất cả ghế phòng ăn và khung giường gỗ, và cả hai sản phẩm đều phải chịu chi phí nhân công để chạy máy móc, tổng cộng $20.000 mỗi tháng.

Nếu XYZ phân bổ quá nhiều trong số $20.000 chi phí nhân công cho khung giường gỗ, thì quá ít chi phí được phân bổ cho ghế phòng ăn. Chi phí nhân công cho cả hai sản phẩm là không chính xác và giá bán của hai hàng hóa này sẽ không phản ánh chi phí thực sự của nó.

Trên đây là Đại Nam công ty cung cấp dịch vụ cung ứng lao động chia sẻ định nghĩa chi phí nhân công để các công ty hiểu rõ hơn.

Chi phí gián tiếp là gì?

Chi phí gián tiếp là một trong 4 khoản mục chi phí trong Chi phí xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Nghiên cứu và tải về Thông tư 11/2021 tại đây: Tóm lược Thông tư 11/2021/TT-BXD

Ý nghĩa của chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp không phải là thành phần chi phí trực tiếp thực hiện công tác thi công xây dựng, tuy nhiên nếu không có thành phần chi phí này sẽ không thể có các chi phí trực tiếp. Ở góc độ quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng dự tính đây là một trong các khoản chi phí nhà thầu thi công xây dựng sẽ cần phải chi ra khi thực hiện gói thầu. Việc xác định chi phí gián tiếp và các chi phí còn lại trong dự toán chi phí xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trên lý thuyết là "đường bao" để Chủ đầu tư tính toán chi phí tối đa sẽ thanh toán cho nhà thầu thi công xây dựng.

Cách xác định chi phí gián tiếp [GT]

Theo hướng dẫn của Phụ lục III Phương pháp xác định chi phí xây dựng, Thông tư 11/2021/TT-BXD thì Chi phí gián tiếp bao gồm 3 khoản mục chi phí:

  • Chi phí chung [C]
  • Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công [LT]
  • Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế [TT]

Công thức xác định Chi phí gián tiếp: GT = C + LT + TT

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về cách xác định các khoản mục chi phí phí gián tiếp trên.

Chi phí chung [C]

Nội dung của Chi phí chung gồm:

a] Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp là chi phí quản lý của doanh nghiệp được phân bổ cho công trình, gồm các chi phí: lương cho ban điều hành; lương cho người lao động; chi trả trợ cấp mất việc; chi phí phúc lợi; chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện; chi phí tiện ích văn phòng; chi phí thông tin liên lạc và đi lại; chi phí sử dụng tiện ích điện, nước; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí quảng cáo; chi phí xã hội; chi phí tặng, biếu, từ thiện; chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở; chi phí khấu hao; khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo quy định; bảo hiểm tổn thất; chi phí bảo đảm hợp đồng; một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp.

b] Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp tại công trường, gồm các chi phí: chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường, chi phí quản lý lao động; chi phí điện nước tại công trường; chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; chi phí kiểm định an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; lương và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòng hiện trường;...

c] Chi phí người sử dụng lao động phải nộp cho người lao động theo quy định [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm khác…].

Xác định chi phí chung

1. Chi phí chung theo chi phí trực tiếp

Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm [%] nhân với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng.

Định mức tỷ lệ phần trăm [%] chi phí chung được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt hướng dẫn tại Bảng 3.1 Phụ lục III, Thông tư 11/2021/TT-BXD.

Bảng 3.1 Định mức tỷ lệ chi phí chung trên chi phí trực tiếp

Theo Bảng 3.1 ở trên, khi lập dự toán chi phí xây dựng căn cứ vào giá trị chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư [Gxd-tmdt] của dự án được duyệt, tùy vào loại công trình sẽ tham chiếu vào các mốc giá trị Gxd-tmdt để xác định Định mức tỷ lệ phần chăm chi phí chung.

Loại công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Bạn có thể nghiên cứu hoặc tải về tại đây: Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 thay thế cho Nghị định 46/2015/NĐ-CP

Ví dụ:

  • Công trình dân dụng Gxd-tmdt = 14,9 tỷ => ĐMTL % chi phí chung = 7,3%
  • Công trình công nghiệp Gxd-tmdt = 50,1 tỷ - 99,9 tỷ => ĐMTL % chi phí chung = 5,6%
  • Công trình giao thông Gxd-tmdt = 1000,1 tỷ => ĐMTL % chi phí chung = 4,6%

Xác định ĐMTL % Chi phí chung bằng cách tham chiếu trực tiếp vào các mốc quy mô giá trị CPXD trong TMĐT được duyệt là một trong các điểm thay đổi nổi bật nhất của Thông tư 11/2021/TT-BXD. Bạn có thể tham khảo thêm bải viết: 03 thay đổi nổi bật nhất của Thông tư 11/2021/TT-BXD

Một số trường hợp đặc biệt:

a] Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ [%] chi phí chung trong chi phí xây dựng được xác định theo loại công trình tương ứng với chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt.

b] Đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì định mức tỷ lệ chi phí chung trong chi phí xây dựng được xác định theo quy định tại cột [3] Bảng 3.1 tương ứng với loại công trình.

c] Khi xác định tổng mức đầu tư của dự án theo phương pháp từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở, thì chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt tại Bảng 3.1 là chi phí xây dựng trước thuế được xác định hoặc ước tính trong sơ bộ/dự kiến tổng mức đầu tư được duyệt; hoặc là giá trị sơ bộ/dự kiến tổng mức đầu tư trước thuế [đối với trường hợp không xác định được cụ thể chi phí xây dựng].

d] Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công

2. Xác định chi phí chung theo chi phí nhân công

Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm [%] trên chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của chi phí xây dựng, lắp đặt của công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.2 Phụ lục III, Thông tư 11/2021/TT-BXD.

Bảng 3.2 Định mức tỷ lệ chi phí chung trên chi phí nhân công

Trường hợp công trình thuộc các trường hợp quy định trong bảng 3.2 thì chi phí chung được xác định bằng ĐMTL% x Chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng, lắp đặt của công trình. Cách xác định ĐMTL % cũng tham chiếu trực tiếp vào các mốc quy mô chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp ứng với trường hợp tương ứng.

3. Trường hợp chi phí chung được điều chỉnh

Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại Bảng 3.1 và Bảng 3.2 được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tuỳ điều kiện cụ thể của công trình.

Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công [LT]

Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm [%] nhân với chi phí trực tiếp. Định mức tỷ lệ phần trăm [%] chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt hướng dẫn tại Bảng 3.3 Phụ lục III, Thông tư 11/2021/TT-BXD.

Tương tự như trên, ĐMTL % chi phí nhà tạm cũng được tham chiếu trực tiếp theo các mốc quy mô CPXD trước thuế trong TMĐT được duyệt với 2 loại công trình theo tuyến và công trình còn lại.

Trường hợp đặc biệt [như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quốc tế] nếu khoản mục chi phí nhà tạm tính như trên chưa phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế tổ chức xây dựng phương án nhà tạm để ở và điều hành thi công, lập và phê duyệt dự toán chi phí này.

Dự toán chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công lập theo thiết kế xây dựng được xác định như chi phí xây dựng công trình dân dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục III, Thông tư 11/2021 theo loại [không tính chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công].

Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế [TT]

Nội dung chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế:

Chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế gồm: chi phí an toàn lao động; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.

Cách xác đinh chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế

Chi phí rmột số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế được xác định bằng tỷ lệ phần trăm [%] nhân với chi phí trực tiếp trong chi phí xây dựng. Định mức tỷ lệ phần trăm [%] chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế được quy định tại Bảng 3.4 Phụ lục III, Thông tư 11/2021/TT-BXD

Bảng Excel tự động tra cứu định mức tỷ lệ các chi phí trong Chi phí gián tiếp

Học Thật Nhanh chia sẻ tới các bạn file Excel tự động tra cứu các định mức tỷ các chi phí trong Chi phí gián tiếp theo đúng quy định của Phụ lục III Thông tư 11/2021/TT-BXD.

Bấm TẢI VỀ tại cuối bài viết.

Các bạn có thể xem video sau đây để cùng Học Thật Nhanh nghiên cứu về Chi phí Gián tiếp trong dự toán chi phí xây dựng:

VIDEO

TẢI VỀ FILE EXCEL TỰ ĐỘNG TRA ĐMTL CP GIÁN TIẾP

Video liên quan

Chủ Đề