Chích ngừa viêm gan b mũi thứ 3 bao lâu

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chích ngừa viêm gan B là một mũi tiêm rất quan trọng cho trẻ em mới sinh. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng trong diện cần tiêm phòng viêm gan B cũng phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe của mình. Vậy tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu? Cần phải tiêm bao nhiêu mũi chống viêm gan B là đủ? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tiêm phòng viêm gan B có thể có tác dụng từ 10 đến 30 năm hoặc lâu hơn nữa. Tiêm vacxin chống viêm gan B tức là tạo cho cơ thể một dấu hiệu nhận biết. Khi có sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ tự động mở hàng rào chắn mà trước đó đã được chuẩn bị sẵn. Như vậy, có thể hiểu, đưa vacxin vào người chính là lập nên tín hiệu của cơ thể, giúp cơ thể hình thành một hàng rào bảo vệ luôn túc trực trước virus viêm gan B.

Một đợt tiêm phòng viêm gan B có hiệu quả rất lâu dài

Trí nhớ miễn dịch trên cơ thể con người có thể kéo dài ít nhất 30 năm. Dù vậy, hầu hết mọi người quan tâm đều đi kiểm tra khả năng miễn dịch sau từ 10 đến 15 năm tiêm phòng. Việc làm này sẽ giúp phát hiện cơ thể còn khả năng chống lại bệnh hay không. Đối với vacxin viêm gan B, sau khoảng thời gian trên, lượng anti – HBs đã giảm. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là hàng rào bảo vệ miễn dịch đã bị mất.

Bất cứ khi nào có có nguy cơ phơi nhiễm với virus gây bệnh viêm gan B, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt lại. Lúc này, một lượng lớn anti – HBs sẽ được sinh ra. Chúng chống lại kháng nguyên bề mặt, ngăn chặn bệnh viêm gan B hình thành. Nguy cơ mắc bệnh không còn đe dọa con người.

Mặc dù trên lý thuyết, chích ngừa viêm gan B sẽ loại bỏ hoàn toàn được mọi nguy hiểm từ virus tấn công. Hệ thống phòng ngự cơ thể có khả năng ghi nhớ ít nhất đến 30 năm. Thế nhưng, cũng có những trường hợp đặc biệt, đã tiêm phòng nhưng vẫn bị mắc bệnh. Đặc biệt là khi không tuân thủ đúng về liều lượng của đợt tiêm phòng.

Cần tiêm phòng viêm gan B đúng thời gian, đủ liều lượng

Để kéo dài thời gian kháng thể hoạt động, cần thực hiện như sau:

  • Tham khảo bác sĩ để biết được thời gian cần tiêm vacxin.
  • Theo dõi lịch tiêm để thực hiện đúng với yêu cầu chuyên khoa.
  • Tham gia đầy đủ các mũi chích ngừa viêm gan B.

Nếu như cảm thấy không an tâm hoặc chưa thực hiện đủ những tiêu chí trên, cần đến cơ sở Y tế để kiểm tra. Trường hợp cơ thể không đáp ứng đủ khả năng chống chọi với virus, bác sĩ sẽ có những hướng hỗ trợ kịp thời.

Hệ quả từ việc không tiêm phòng viêm gan B là rất lớn. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao, bởi căn bệnh này có khả năng lây lan qua nhiều hình thức. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng, mọi chức năng đều trì trệ. Việc điều trị, kéo dài thời gian sống cho người bệnh không chỉ tốn kém về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của mũi tiêm chích ngừa viêm gan B, chúng ta nên tuân thủ tiêm đúng lịch trình và tiêm đủ mũi. Vậy, tiêm phòng viêm gan B bao nhiêu mũi là đủ? Câu trả lời còn phụ thuộc vào từng đối tượng cần tiêm phòng.

Thời điểm trẻ em tiêm phòng viêm gan B thường là giai đoạn sơ sinh. Khoảng 24 tiếng sau khi bé lọt lòng, bé sẽ được bác sĩ tiến hành tiêm một mũi chống viêm gan B đầu tiên. Trước khi làm thủ tục sinh con, các mẹ cũng nhân tư vấn rất kỹ lưỡng từ bác sĩ về mũi tiêm này.

Tiếp theo, đợi đến lúc trẻ được 1 tháng tuổi, ba mẹ bắt buộc phải đưa trẻ đi tiêm mũi phòng bệnh thứ 2. Mũi thứ 3 sẽ tiến hành vào thời điểm bé được 2 tháng tuổi. Thời gian đầu, các mũi tiêm khá dồn dập nên phụ huynh phải chú ý để không bỏ sót.

Khoảng 1 năm sau khi tiêm mũi thứ 3, các bé cần chích ngừa viêm gan B mũi thứ tư. Và cuối cùng là mũi thứ 5 ở giai đoạn bé được 8 tuổi. Tất cả các mũi tiêm đều có vai trò quan trọng như nhau. Tiêm đủ và đúng thời điểm mới giúp hình thành bộ máy miễn dịch trọn vẹn trong cơ thể của trẻ.

Với người lớn, quy trình chích ngừa viêm gan B có phần dễ quản lý hơn. Bởi số lượng mũi tiêm ít và thưa. Tổng cộng, cần tiêm 3 mũi. Mũi đầu tiên vào tháng thứ nhất, hai tháng sau tiến hành thêm mũi tiêm thứ 2, và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm đầu 3 tháng. Tức là, cứ cách một tháng phải tiêm một mũi đến khi đủ 3 mũi tiêm quy định.

Người lớn vẫn phải tiêm phòng đủ 3 mũi vacxin khi cần thiết

Như vậy, đáp án cho câu hỏi tiêm phòng viêm gan B mấy mũi đã đủ và rõ ràng. Với trẻ em, cần trải qua đủ 5 mũi tiêm và người lớn là 3 mũi. Hãy tuân thủ tuyệt đối về thời gian cũng như liều lượng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Mặc dù chích ngừa viêm gan B cấp và mãn tính là việc làm hết sức quan trọng. Đây là một trong những mũi tiêm cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa rõ mình có thuộc đối tượng cần tiêm phòng viêm gan B hay không. Dưới đây là danh sách các đối tượng nên chích ngừa căn bệnh nguy hiểm này:

Trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng bắt buộc phải thực hiện các mũi tiêm chống bệnh viêm gan B. Trẻ em sau khi sinh ra sẽ được bác sĩ tiêm cho mũi đầu lúc 24h sau khi lọt lòng. Các mũi tiêm thứ 2 đến thứ 5 do bác sĩ chỉ định thời gian tiêm. Lịch tiêm của trẻ cần được ghi chép cẩn thận, đặt lịch nhắc nhở để không bị quên. Chỉ cần bỏ lỡ một mũi tiêm, ở bất cứ giai đoạn nào cũng khiến tác dụng phòng bệnh giảm sút.

Những người dưới 19 tuổi nhưng chưa từng tiêm phòng viêm gan B cũng thuộc nhóm phải tiêm bổ sung. Đừng nhầm lẫn về chuyện không tiêm vacxin lúc nhỏ thì khi lớn tiêm cũng không có tác dụng. Thuốc vẫn có hiệu quả với trẻ em tuổi vị thành niên trong trường hợp này.

Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm qua máu, đặc biệt là đường tình dục. Quan hệ không an toàn với người mang mầm bệnh viêm gan B thì nguy cơ mắc bệnh từ người đó cũng rất cao.

Nghi ngờ phơi nhiễm viêm gan B cần đến cơ sở Y tế để kiểm tra, tiêm phòng

Cụ thể những trường hợp cần tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt là:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau.
  • Một trong hai người bị bệnh viêm gan B. Hoặc nghi ngờ bạn tình có quan hệ tình dục với người viêm gan B.
  • Nam giới quan hệ đồng tính vẫn có thể lây nhiễm viêm gan B.
  • Quan hệ tình dục với người có người nhà bị bệnh viêm gan B.

Một trong những con đường lây lan viêm gan B nhanh chóng đó chính là các mạch máu. Người lớn chưa từng chích ngừa viêm gan B mà thuộc trường hợp dưới đây cần chú ý tiêm phòng:

  • Dùng chung kim tiêm, kim truyền với người bệnh khác.
  • Đánh răng chung bàn chải với người bị viêm gan B.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết thương của người viêm gan B hoặc người bị nghi viêm gan B.
  • Chung sống với người có bệnh viêm gan B hoặc gia đình, người thân của người đó có bệnh.
  • Người thực hiện thủ thuật dao kéo ở thẩm mỹ viện, phẫu thuật tại bệnh viện,…

Như vậy, có thể thấy rằng chích ngừa viêm gan B là một việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, tìm hiểu rõ tiêm phòng viêm gan B có hiệu quả bao lâu, cần tiêm mấy mũi sẽ giúp bạn có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động này.

Trả lời:

  • Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do vi rút viêm gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng hơn 2 tỷ người [30% dân số] bị nhiễm vi rút viêm gan B và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính. Hàng năm, ít nhất có khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do xơ gan và ung thư gan.
  • Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao [khoảng 10-20%] đặc biệt tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6%.
  • Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Câu hỏi 2: Vi rút viêm gan B lây truyền như thế nào?

Trả lời:

Vi rút viêm gan B có thể lây truyền qua các đường sau:

  • Lây từ mẹ qua con [chu sinh]: Trẻ sơ sinh là nguồn nhiễm vi rút viêm gan B chủ yếu ở nhiều nước trên thế giới. Lây truyền vi rút từ mẹ sang trẻ trong lúc sinh rất dễ dàng.
  • Lây truyền từ trẻ qua trẻ: Lây truyền thường xảy ra ở nhà, bệnh viện nhi, trường học và nhà trẻ. Cơ chế lây truyền từ trẻ qua trẻ có thể liên quan đến sự tiếp xúc các vết thương, vết trầy xước nhỏ ở da, niêm mạc có chảy máu, hay dịch tiết của vết thương. Vi rút viêm gan B cũng có thể lây truyền bằng cách tiếp xúc với nước bọt thông qua vết cắn, vết trầy xước khác ở da và cũng như qua sự nhai thức ăn trước cho trẻ.
  • Lây truyền qua sự tiêm chích và truyền máu: Tiêm không an toàn là đường lây truyền chủ yếu của vi rút viêm gan B và những bệnh khác [viêm gan C, HIV] trên nhiều quốc gia.
  • Lây truyền trong khi quan hệ tình dục: Khi có trầy xước, tiếp xúc với máu hoặc các dịch khác của cơ thể.

Câu hỏi 3: Làm thế nào trẻ sơ sinh có thể tiếp xúc với vi rút viêm gan B?

Trả lời:

Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền từ mẹ sang con, không quá 2%. Vi rút viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu vào thời gian sinh đẻ. Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con [bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau] hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này. Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Vi rút có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc.

Câu hỏi 4: Tại sao phải tiêm vắc xin trong 24 giờ sau sinh?

Trả lời:

  • Đây là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan.
  • Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
  • Tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh SỚM được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu.
  • Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi rút ngay khi sinh, đây là một sự cạnh tranh giữa sự nhân lên của vi rút và vắc xin tạo ra kháng thể kịp thời trung hòa vi rút đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ.

Câu hỏi 5: Việc tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh ở Việt Nam có phải là chủ trương của Bộ Y tế? Những quốc gia nào áp dụng lịch tiêm chủng này?

Trả lời:

  • Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và là chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia trong phòng chống bệnh viêm gan B.
  • Thống kê của WHO năm 2006, trong 193 quốc gia có 163 [84%] nước triển khai tiêm vắc xin viêm gan B trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trong đó 81 [42%] quốc gia thực hiện tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh, kể cả các nước đã phát triển như Mỹ, Canada...

Câu hỏi 6: Nếu không tiêm vắc xin viêm gan B được trong vòng 24 giờ sau khi sinh thì có thể tiêm sau đó được không?

Trả lời:

  • Tiêm vắc xin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể [tiêm trong vòng 7 ngày sau sinh].
  • Vắc xin viêm gan B có thể tiêm cùng 1 ngày với các vắc xin khác mà không ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch của vắc xin.

Câu hỏi 7: Tiêm vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh có sớm quá không?

Trả lời:

  • Tiêm vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh không phải là can thiệp đầu tiên đối với trẻ sơ sinh. Tại các cơ sở y tế trẻ vẫn được tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau khi sinh. Vắc xin BCG phòng lao cũng được khuyến cáo nên tiêm sớm sau sinh.
  • Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Bộ Y tế, vắc xin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Tuy nhiên trẻ mới sinh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, sự ổn định nhịp thở, da hồng, bú tốt là những dấu hiệu chứng tỏ một trẻ khỏe mạnh, khi đó có thể tiêm vắc xin mà vẫn đảm bảo trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Câu hỏi 8: Bà mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính có nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ không?

Trả lời:

  • Ở một số quốc gia đã phát triển, lưu hành viêm gan ở mức thấp, đường lây truyền từ mẹ sang con không phải là chủ yếu, nhưng cũng tiêm vắc xin viêm gan B từ rất sớm, thậm chí thực hiện tiêm trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Trường hợp mẹ có xét nghiệm HBsAg âm tính, trên lý thuyết là không mắc viêm gan B, tuy nhiên vẫn tiêm vắc xin ngay sau sinh vì một số lý do sau:

                - Xét nghiệm âm tính giả trong khi mẹ vẫn đang nhiễm vi rút viêm gan B; chưa kể chất lượng xét nghiệm, ghi chép nhầm, báo cáo nhầm.

                - Mẹ đang nhiễm ở thời kỳ cửa sổ [30 - 60 ngày] nên không phát hiện được qua xét nghiệm.

                - Một số trường hợp chủng đột biến vi rút viêm gan B nên có thể lẩn tránh hệ thống miễn dịch và không phát hiện được qua xét nghiệm máu.

                 - Mẹ xét nghiệm HBsAg âm tính nhưng đứa trẻ có thể bị phơi nhiễm viêm gan B trong phòng sinh từ một sản phụ khác hoặc nhân viên y tế, từ người thân khác đang mắc viêm gan B.

  • Đặc biệt, Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành ở mức cao do đó việc tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ không chỉ phòng lây truyền từ mẹ sang con mà còn lây ngang từ môi trường xung quanh, người thân, người chăm sóc trẻ.

Câu hỏi 9: Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?

Trả lời:

  • Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
  • Đối với những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, đẻ khó, mẹ bị sốt trước và sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật ... cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên.

Câu hỏi 10: Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh có thể gặp những phản ứng gì ?

Trả lời:

  • Vắc xin viêm gan B rất an toàn và đã được tiêm ở nhiều nước trên thế giới.
  • Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm là 3 – 9%, sốt trên 37,7 độ C là 0,4 đến 8%.
  • Sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600.000 đến 1.000.000 liều vắc xin.

Câu hỏi 11: Làm thế nào để phát hiện sớm phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B?

Trả lời:

  • Các bà mẹ cần biết con mình đã được tiêm vắc xin viêm gan B.
  • Sau tiêm trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày [24 giờ] sau khi tiêm.
  • Sau tiêm trẻ có thể quấy khóc hơn, các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú.
  • Sau tiêm trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v. Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ.
  • Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú...

       Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Trên thế giới ước tính có khoảng 350 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương ước tính mặc dù khu vực này chiếm 28% dân số thế giới nhưng gánh nặng bệnh tật gây ra do vi rút viêm gan B lên tới gần một nửa tổng số các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính trên toàn thế giới. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan B là lây truyền từ mẹ sang con.

       Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng để có thể giảm tỷ lệ mắc viêm gan B ở trẻ 5 tuổi xuống thấp hơn 1%, tiến tới loại trừ bệnh viêm gan B thì cùng với việc duy trì tỷ lệ tiêm 3 mũi vắc xin viêm gan B đạt trên 90%, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B trong 34 giờ đầu sau sinh phải đạt trên 65%.

       Tài liệu "Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B" được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin về bệnh viêm gan B, vắc xin viêm gan B, đặc biệt các kiến thức liên quan tới việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh. Các nội dung trong cuốn sách đã được trích dẫn từ các tài liệu của Chương trình Tiêm chủng mở rộng cập nhật theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy ở trong nước và quốc tế. Hy vọng đây sẽ là cuốn sách tham khảo thiết thực và bổ ích cho các cán bộ y tế cũng như các bậc cha mẹ. 

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề