Cho con bú có uống thuốc kháng sinh được không

Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều an toàn trong thời gian cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc kháng sinh có an toàn? 

Sự an toàn phụ thuộc và loại thuốc kháng sinh và số lượng thuốc mà bạn uống. Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều an toàn trong thời gian cho con bú, không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của em bé. 

Tất cả các loại thuốc kháng sinh sẽ tiết ra sữa mẹ? 

Tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh có khả năng tiết ra sữa mẹ vì tuyến sữa nhận được chất dinh dưỡng từ máu. Hàm lượng kháng sinh có trong sữa phụ thuộc vào liều lượng và nồng độ của các hợp chất kháng sinh. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thuốc kháng sinh làm giảm lượng sữa của mẹ. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. 

Các yếu tố quyết định đến ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến trẻ 

Phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc kháng sinh

Mỗi loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ theo cách khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quyết định quan trọng: 

1. Độ tuổi và sức khỏe của trẻ 

Trẻ dưới 2 tháng tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh có trong sữa mẹ nhiều hơn so với những trẻ trên 6 tháng tuổi. Thận và gan của em bé vẫn đang phát triển và không thể loại bỏ các hợp chất kháng sinh có trong sữa mẹ. 

Những vấn đề sức khỏe của trẻ như trào ngược acid dạ dày, đường tiêu hóa ngắn và dị ứng với các hợp chất cũng có thể tác động đến ảnh hưởng của thuốc kháng sinh. 

2. Thành phần sữa mẹ và độ acid 

Một số phân tử kháng sinh có khuynh hướng hòa tan trong sữa có hàm lượng protein lớn hơn máu. Vấn đề trở nên phức tạp ở phụ nữ sinh non vì sữa có hàm lượng đạm cao hơn so với những người sinh con đủ tháng. Do đó, phụ nữ sinh non cần phải thận trọng hơn khi dùng thuốc kháng sinh. 

Các hợp chất có trong thuốc kháng sinh liên kết với các phân tử sữa có tính acid. Độ acid của sữa mẹ tăng lên khi trẻ lớn lên, nhưng khả năng xử lý các hợp chất kháng sinh của bé cũng cải thiện.

3. Thành phần hoạt tính trong thuốc 

Một số thành phần kháng sinh như erythromycin, lincomycin và metronidazol có xu hướng gắn kết với protein sữa cao hơn so với các hợp chất như sulphonamide và penicillin. Một số hợp chất có tiềm năng ion hóa lớn hơn so với các hợp chất khác, khiến chúng có khuynh hướng chuyển từ máu sang sữa mẹ. Các mô vú có thể chuyển hóa một số hợp chất kháng sinh, chẳng hạn như sulphonamide, bằng cách chia chúng thành các phân tử vô hại không gây nguy hiểm cho em bé.

Một số thuốc kháng sinh sử dụng chất phóng xạ và được gọi là dược phẩm phóng xạ. Những hợp chất này có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Phụ nữ cho con bú được yêu cầu ngừng cho con bú tạm thời khi đang dùng thuốc kháng sinh có phóng xạ. 

Thuốc kháng sinh kháng virus có tỷ lệ hấp thu kém qua đường miệng ở trẻ sơ sinh, nên phụ nữ cho con bú dùng loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến bé.

4. Kháng sinh kết hợp với các thuốc khác

Một loại thuốc kháng sinh được coi là an toàn nhưng khi dùng chung với các loại thuốc khác có thể hình thành các hợp chất có thể gây hại cho em bé. Ví dụ, kháng sinh erythromycin có thể có phản ứng chéo với các thuốc khác như cyclosporin, carbimazol, digoxin, theophylline, triazolam và một số thuốc chống đông máu.

5. Đặc tính hóa học của kháng sinh 

Các yếu tố hóa học như chu kỳ bán rã, trọng lượng phân tử và độ hòa tan lipid của một hợp chất kháng sinh có thể xác định khả năng tồn tại trong sữa mẹ. Chu kỳ bán rã dài hơn có nghĩa là kháng sinh sẽ mất nhiều thời gian để phân hủy. Nếu một kháng sinh liên kết với chất béo/lipid một cách nhanh chóng, sau đó sẽ truyền nhanh hơn từ máu vào sữa. Nồng độ của các hợp chất kháng sinh trong máu của người mẹ xác định mức độ của nó trong sữa mẹ.   

Vân Anh H+ [Theo momjunction]

Uống kháng sinh khi cho con bú sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng sữa mẹ và sức khỏe trẻ sơ sinh? Thuốc nào an toàn, thuốc nào không? Bài viết sau sẽ giúp mẹ trả lời cặn kẽ những thắc mắc này

Bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thời gian cho con bú cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, hầu hết các mẹ sẽ cố gắng hạn chế không uống kháng sinh khi cho con bú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có thể tác động đến sữa mẹ, nhưng không phải tất cả các thuốc đều được bé hấp thu.

MarryBaby điểm danh một số loại thuốc kháng sinh thường dùng và những ảnh hưởng của các loại thuốc này đến việc cho con bú, mẹ tham khảo thử nhé!

Không phải tất cả các loại thuốc kháng sinh đều ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ

1. Uống kháng sinh khi cho con bú: Thuốc nào an toàn?

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Với những loại thuốc kháng sinh sau, mẹ có thể an tâm sử dụng, bởi dù chúng bài tiết rất ít qua sữa mẹ.

– Fluconazole: Kháng nấm

– Miconazole: Điều trị nhiễm trùng nấm men

– Clotrimazole: Điều trị nhiễm trùng do nấm men và nhiễm nấm

– Penicillins: Trị nhiễm trùng do vi khuẩn

– Cephalosporin: Điều trị nhiễm trùng phổi, tai, da, đường tiểu, họng và xương

– Acyclovir và valacyclovir: Điều trị nhiễm trùng do herpes

– Erythromycin: Điều trị nhiễm trùng ở da và đường hô hấp

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bú mẹ có sử dụng kháng sinh như penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides thường có sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột, dẫn đến trẻ đi phân lỏng và tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo bởi chỉ ảnh hưởng tạm thời.

– Tetracycline được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, nếu dùng để điều trị lâu dài, chẳng hạn như trị mụn sẽ không an toàn.

– Metronidazole [biệt dược Flagyl] được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm ảnh hưởng đến vị sữa, màu sữa. Ngoài ra, trẻ bú mẹ đang sử dụng thuốc này có thể bị tiêu chảy.

– Nitrofurantoin [Furadantin, Macrodantin] tuy chỉ bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ nhưng có thể gây thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD ở trẻ sơ sinh. Thuốc cũng có thể thay đổi màu nước tiểu, nước mắt và sữa của mẹ.

– Vancomycin và teicoplanin được sử dụng điều trị bệnh nhiễm trùng đề kháng MRSA. Tác dụng phụ của những thuốc này có khả năng trở nặng, do vậy cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Việc điều trị MRSA thường sử dụng dạng thuốc tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

– Chloramphenicol ít được kê toa và chỉ định trong thời gian cho con bú, bởi thuốc có thể gây hóa cốt khung xương và gây “hội chứng xám trên trẻ sơ sinh”, một rối loạn nặng ảnh hưởng đến các enzyme chức năng gan, dẫn đến trẻ bị hạ huyết áp, thiếu oxy, thậm chó có thể gây tử vong.

– Kháng sinh doxycycline hoặc minocycline: Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh này vì thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, có thể gây ngộ độc, nhuộm màu răng, giảm sự phát triển xương. Do đó, uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không thì một số loại là có nhé mẹ.

Ngoài lo lắng về ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe trẻ sơ sinh, những mẹ uống kháng sinh khi cho con bú còn có một nỗi lo khác: Nỗi lo mất sữa. Khác với nỗi lo của các mẹ sau sinh, theo các chuyên gia, nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe cần điều trị bằng kháng sinh, bạn vẫn nên sử dụng thuốc để nhanh khỏi bệnh. Tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại kháng sinh vẫn được chỉ định cho mẹ cho con bú.

Vậy uống kháng sinh có mất sữa không, uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? Theo các chuyên gia, uống kháng sinh có thể làm mẹ ít sữa hơn, nhưng không gây mất sữa hoàn toàn. Bạn chỉ cần cho trẻ bú đều đặn, kích thích quá trình tiết sữa, đồng thời cố gắng ăn uống đủ chất, uống nhiều nước.

Kinh nghiệm của một mẹ từng uống kháng sinh suốt 4 tháng sau sinh con cho biết: Với câu hỏi “Uống kháng sinh có mất sữa không” thì với tôi là không. Ngay sau sinh tôi bị viêm phổi, ho triền miên nên phải uống đủ loại kháng sinh cho hết bệnh. Song bệnh không hề hết. Mỗi ngày tôi đều uống kháng sinh nhưng vẫn cho con bú bình thường. Có điều sữa tôi không tràn trề như các bà mẹ khác. Con tôi vẫn phải bú mẹ song song với bú bình. Sau bốn tháng tôi đi làm thì tự dưng hết ho, có lẽ do đi làm đầu óc thoải mái, ăn được nhiều hơn nên khỏe hơn. Và tôi cho con bú đến tận 17 tháng. Ngày đi làm, tối và đêm con bú mẹ.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề