Chuyên ngành kế toán kiểm toán là gì năm 2024

Kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, kiểm toán viên là người góp phần tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh và chất lượng. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Kiểm toán phải đảm nhiệm những công việc nào? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác liên quan đến việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.

Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

2. Có những loại kiểm toán nào?

Hiện nay, có khá nhiều cách để phân loại kiểm toán, nhưng nếu xét về hình thức kiểm toán thì có 3 loại kiểm toán phổ biến là:

Thứ nhất: Kiểm toán Nhà nước

Đây là loại kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán sẽ là những doanh nghiệp nhà nước.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán nhà nước trong bài viết xem thêm.

Thứ hai: Kiểm toán độc lập

Được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán độc lập trong bài viết xem thêm.

Thứ ba: Kiểm toán nội bộ

Do các kiểm toán viên trong nội bộ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán nội bộ trong bài viết xem thêm.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Kế toán, Kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Hiểu một cách đơn giản nhất: Kế toán là thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Ở mức độ rộng hơn, bộ phận Kiểm toán - Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ và đặc thù công việc của 2 ngành này lại khác nhau. Bạn cần phân biệt rõ ràng để lựa chọn ngành nghề và công việc phù hợp.

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán chính là hoạt động nghiên cứu, kiểm tra thường niên của một tổ chức. Hoạt động này được thực hiện bởi một cá nhân độc lập mà cá nhân đó có đầy đủ danh nghĩa thực thi. Họ sẽ được gọi là Kiểm toán viên, làm nhiệm vụ kiểm tra đi đến khẳng định các tài khoản của một tổ chức, đơn vị nào đó kê khai đã phản ánh đúng thực trạng tài chính thực tế hay chưa. Người làm kiểm toán cần làm việc đảm bảo sự minh bạch, không che giấu cho các biểu hiện, hành vi gian lận và khi xác thực tài chính sẽ trình bày vào những văn bản mẫu có sẵn theo quy định của nhà nước.

Trong ngành Kiểm toán có rất nhiều loại kiểm toán khác nhau, Rightpath.edu.vn sẽ giúp bạn hình dung 4 phân loại kiểm toán và hiểu rõ về từng loại kiểm toán như sau:

  • Kiểm toán nhà nước: Là người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính đúng đắn và hợp pháp của các số liệu đưa đến từ kế toán và xác nhận chúng. Đồng thời, họ thực hiện việc quyết toán đối với các đơn vị sử dụng kinh phí được cấp từ cơ quan nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: Là loại kiểm toán được thực hiện từ những kiểm toán viên tại các công ty hay văn phòng chuyên phụ trách về mảng kiểm toán chuyên nghiệp. Hoạt động này khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều đất nước có nền kinh tế phát triển, do đó những hoạt động kiểm toán nói chung sẽ được gọi với cái tên kiểm toán độc lập.
  • Kiểm toán hoạt động: Là loại kiểm toán được thực hiện tại những chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn đất nước Việt Nam.
  • Kiểm toán báo cáo tài chính: Là hoạt động của kiểm toán viên độc lập tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán đối với những báo cáo tài chính được kiểm toán, qua đó kiểm tra, đánh giá về mức độ trung thực và chính xác của bản báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.

Việc phân loại kiểm toán này giúp bạn hiểu được những công việc kiểm toán hay nơi làm việc mong muốn phù hợp với chính mình trong tương lai.

Những đòi hỏi khi làm nghề Kiểm toán

Kiểm toán là một công việc thật sự khó, để làm được chúng ta cần vững vàng kiến thức chuyên môn. Không những vậy, ngành nghề này còn đòi hỏi bạn phải thực sự tài năng trong mọi vấn đề, bao gồm khả năng làm việc với cường độ cao, chịu áp lực tốt. Vì đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự gắn bó của kiểm toán viên với nghề.

Kiểm toán là công việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính, từ đó cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính của công ty. Ngoài tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kkiểm toán, bạn nên có kinh nghiệm 2 năm ở vị trí kế toán. Một số yêu cầu của ứng viên Kiểm toán viên:

  • Có kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán.
  • Có khả năng tư duy logic, phân tích, đánh giá, làm việc độc lập.
  • Cập nhật kiến thức về pháp luật, các quy tắc, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán.
  • Tỉ mỉ, trung thực, chịu được áp lực công việc.
  • Thành thạo nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, các công cụ tin học văn phòng.
  • Trình độ tiếng Anh tốt và có chứng chỉ kiểm toán do Bộ Tài chính cấp là lợi thế.

Ngoài bằng cử nhân Kiểm toán, để hành nghề kiểm toán còn đòi hỏi thêm một số chứng chỉ sau để phát triển năng lực nghề nghiệp:

  • Chứng chỉ CPA [Certified Public Accountants]: Có ý chỉ những người hành nghề kiểm toán được công nhận trình độ chuyên môn trên phạm vi toàn cầu, có giá trị của một tấm bằng kiểm toán quốc tế. CPA tại thị trường Việt Nam chính là loại chứng chỉ dành cho nghề kiểm toán và cũng chỉ có duy nhất người kiểm toán viên có chứng chỉ CPA được phép điều hành những hoạt động kiểm toán, ký vào các báo cáo kiểm toán.
  • Chứng chỉ CMA [Certified Management Accountant]: được cấp bởi Khóa học Kế toán quản trị của Mỹ. Chứng chỉ được cấp bởi khóa học CMA mang giá trị toàn cầu và được công nhận bởi tập đoàn đa quốc gia. Chính vì vậy sở hữu trong tay chứng chỉ của khóa học này, cơ hội nghề nghiệp của bạn trong ngành kế toán, kiểm toán sẽ rất mở rộng.

Học Kiểm toán ở đâu?

Đối với ngành Kiểm toán thì dường như còn khá ít trường đào tạo so với ngành Kế toán. Rightpath.edu.vn gợi ý cho bạn những trường đại học có thể theo học ngành Kiểm toán như: Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại…

Bạn nên tìm hiểu kỹ các chương trình đào tạo ngành Kiểm toán trước khi lựa chọn ngôi trường bạn theo học, những trường có chương trình xây dựng trên nền tảng quốc tế và các môn học dựa trên chứng chỉ CPA, CMA sẽ là môi trường giúp bạn làm quen với các chứng chỉ quốc tế để đạt được sau này.

Ngành kế toán và kiểm toán khác nhau như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản nhất: Kế toán là thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Chuyên ngành kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, đưa ra các ý kiến về các bằng chứng về một thông tin liên quan đến kinh tế, tài chính. Sau đó lập thành báo cáo và các báo cáo đó phải phù hợp với các thông tin đã được xác minh khi so sánh với những chuẩn mực theo quy định pháp luật.

Chuyên ngành kế toán kiểm toán tiếng Anh là gì?

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Kế toán – Kiểm toán trong tiếng Anh được gọi là Accounting – Auditing.

Ngành kiểm toán học môn gì?

Kiến thức chuyên môn: Kiểm toán là một ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, bao gồm kiến thức về kế toán, tài chính, kinh tế, luật,… Kiểm toán viên cần có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các thông tin, dữ liệu tài chính để đưa ra các kết luận chính xác.

Chủ Đề