Cỏ bàng trồng ở đâu

Cây Cỏ Bàng!      

Cây cỏ bàng hay còn gọi là cây bàng, cói bàng, có tên khoa học là Lepironia articulata, thuộc chi Lepironia nằm trong họ Cói[Cyperaceae]. Là loài cây mọc hoang dại ở hầu khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long và được biết đến như một nguyên liệu trời phú để người dân ở đây phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Cây cỏ bàng có thân dưới [căn hành] cứng, to khoảng 8–10 mm, nằm ngang trong bùn. Thân cỏ bàng thẳng đứng cao khoảng 1 m, có ngấn ngang, đáy có 3-4 bẹ, bao nhau cao 15–20 cm. Gié hoa ở chót thân [tức là ngọn] cao khoảng 1,5-2,0 cm và rộng đến 1 cm. Bông quả cao 3–4 mm. Vòi nhụy chẻ hai, trổ bông quanh năm. Cỏ bàng thường mọc ở vùng đất ngập nước phèn chua, nhiễm mặn như ở Đồng Tháp, Hà Tiên.

Cây cỏ bàng khi được phơi khô thì rất dai và chắc

Cây cỏ bàng còn được biết đến như một nguồn thức ăn quan trọng cho loài Sếu đầu đỏ quý hiếm.

Trước kia, cỏ bàng được người dân đông bằng sông Cửu Long thu hoạch để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như là để đan đệm, làm nón, bao bì, làm nóp, lợp nhà tranh. Bây giờ còn được sử dụng làm ống hút thay thế loại nhựa thông thường.

 Cỏ bàng cao khoảng 2 mét, thân tròn dạng ống to như que đũa, cắt về, qua nhiều công đoạn sơ chế như giã dập bằng chày tay, phơi khô v. v.

Ứng dụng cây cỏ bàng

Đan đệm, làm nón, bao bì, làm nóp, lợp nhà tranh. Bây giờ còn được sử dụng làm ống hút thay thế loại nhựa thông thường.

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CỎ BÀNG

Giỏ bàng là loại giỏ xách được đan bằng cỏ bàng. Để ra được thành phẩm là cả một quá trình nhiều công đoạn khác nhau. Công đoạn nào cũng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận của người nghệ nhân.

Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe về giai đoạn chuẩn bị cỏ bàng trước khi đan để thấy rằng nó khó khăn cực nhọc như thế nào.

Cỏ bàng sau khi trồng từ mười đến mười hai tháng tuổi người nông dân sẽ bắt đầu thu hoạch cỏ bàng, cỏ bàng sẽ được cắt hoặc nhổ sau đó đem đi phơi 3,4 nắng trước khi đi dã.

Việc theo dõi xem cỏ bàng đến giai đoạn thu hoạch rất quan trọng vì nếu để bàng non khi dã sợi cỏ bàng sẽ bị tét, hư đan không đẹp, còn nếu để quá lâu cỏ bàng sẽ tự động héo và khô.

Giai đoạn phơi cũng không kém phần quan trọng. Nó quyết định màu xanh của bàng. Phơi với nắng đẹp thì cọng bàng sẽ đẹp, sẽ giữ được màu xanh. Còn nếu để cỏ bàng gặp sương hay mưa dù lớn hay nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến màu xanh của cỏ bàng, lúc đó bàng sẽ chuyển sang màu đen.

Giai đoạn kế tiếp là phải sử dụng cối dã, mặc dù hiện nay đã có máy ép nhưng nếu sử dụng máy ép thì bàng sẽ không đẹp, và sau khi đan giỏ sẽ không cứng cáp bằng bàng dã. Sau khi dã thì sẽ tiếp tục phơi cỏ bàng thêm một hai nắng nữa mới có thể đan.

Bạn có cảm nhận được phần nào sự khó khăn của giai đoạn chuẩn bị cỏ bàng không ạ.

Du Lịch Thám Hiểm Mekong có sử dụng nón bằng cỏ bàng để tặng cho khách khi đi tham quan. Vừa che mát vừa thân thiện với môi trường và giá thành phù hợp!

Cây cỏ Bàng!Co BằngCỏ bàng để làm gìcông dụng cây cỏ bàngGiỏ cỏ bàngnón cỏ bàngtúi cỏ bàng

Từ xa xưa, chúng ta đã sử dụng rất nhiều loại sản phẩm thủ công làm từ cây cỏ bàng như chiếu cói, các túi, xách làm bằng cói. Tuy nhiên, không phải ở địa hình nào cũng có thể trồng được loại cây này, chính vì sự phân bố không rộng rãi này mà cũng rất ít người biết cây cỏ bàng [cây cói bàng] là cây gì? Có tác dụng gì? Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài cây truyền thống này để xem có gì đặc biệt nhé.

Cây cỏ bàng [cây cói bàng] là cây gì?

Cây cỏ bàng hay còn gọi là bàng, cây cói bàng, có danh pháp là Lepironia articulate, thuộc chi Lepironia nằm trong họ cói [Cyperaceae]. Họ cói có khoảng 95 chi với tổng 3800 loài được phân bố rộng rãi ở khắp nơi, đặc biệt là những vùng ôn đới và hàn đới. Cấu tạo cây cỏ bàng gồm có hai phần chính là phần dưới mặt đất và phần trên mặt đất. Phần dưới mặt đất có rễ và thân ngầm, phần trên mặt đất gồm thân khí sinh, lá, hoa, quả và hạt.

Cây cỏ bàng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó được mở rộng ra phía Tây như I rắc, Ấn Độ; phía Bắc tới các vùng phía Nam Trung Quốc; phía Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cách đây 5 thế kỉ thì nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu từ cói. Nhưng hiện nay, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên cây cói được phát triển trồng và canh tác tại hơn 26 tỉnh, thành phố ven biển với tổng diện tích 12.859 ha. Tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay nước ta đang phát triển trồng hai loại cói là cói bông trắng và cói bông nâu.

Đặc điểm cây cỏ bàng

Cây cỏ bàng có thân dưới cứng, to khoảng 8-10 mm, nằm ngang trong bùn. Rễ cói mọc từ các đốt của thân ngầm, rễ bao gồm ba loại: Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ ăn ngang hút chất màu ở tầng mặt đất, rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Rễ cói có khả năng ăn sâu đến 1m.

Thân thẳng đứng, cao khoảng 1 m, có đốt, mỗi đốt có vảy [ vảy là hình thức thoái hóa của lá] đáy có khoảng từ 3-4 bẹ, bao nhau cao 15-20 cm. Thân có phần gốc tròn hơn phần ngọn, màu xanh và xốp. Thân lúc non có màu xanh đậm, bóng, lúc già có màu vàng nhạt. Lá có bẹ ôm lấy thân, mọc ra từ gốc, 2 mép của bẹ thường dính nhau thành ống, lá gồm lá vẩy, lá bẹ và lá mác.

Hoa cói là loại hoa lưỡng tính, cấu tạo hoa rất đơn giản, kích thước nhỏ, theo hướng thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Gié hoa ở chót thân [ngọn] cao khoảng từ 1,5 – 2,0 cm và rộng 1 cm. Bông quả cao 3-4 mm. Vòi nhụy chẻ hai, đôi khi chẻ ba, trổ bông quanh năm. Quả cói thuộc dạng quả hạch khô có một hạt, thường hình bầu dục, có khi hình trứng ngược hay thuôn, hạt cói rất bé, có nội nhũ bột bao quanh phôi, có thể gieo trồng.

Vòng đời của cây cói chỉ trong phạm vi 34 tháng, tuy nhiên tuổi thọ phần thân ngầm của cả bụi cói lá kéo dài đến hàng chục năm tùy thuộc vào điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc. Một chu kì sinh trưởng của cây cói từ nảy mầm của thân ngầm đến thu hoạch được chia thành 4 giai đoạn chính: nảy mầm của thân ngầm, đâm tiêm và đẻ nhánh, vươn cao, ra hoa và chín. Các thời kì sinh trưởng, phát triển của cây cói phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh.

Theo kinh nghiệm của những người trồng lâu năn thì cây này rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Chỉ cần nhổ cỏ, bón phân, giữ nước cho chân cây cỏ bàng ổn định, sau khoảng gần nửa năm, cây cỏ cao bằng 2/3 người lớn thì bắt đầu thu hoạch. Cỏ cắt xong cứ để gốc lại, sẽ mọc nhiều lần mà không cần trồng mới.

Cỏ này không thể thu hoạch bằng máy mà phải cắt bằng tay, phải cắt sát gốc nếu không thân sẽ không còn được nguyên vẹn, sẽ dễ bị tét thân, sau khi cắt phải giũ đi vài lần để loại bỏ các cây úa, vàng. Khi thu hoạch phải luôn đeo găng tay bảo vệ, vì thân rất bén sẽ gây tổn thương cho người thu hoạch.

Cây cỏ bàng là loài cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để đạt năng suất cao, ngoài những yếu tố đất thịt nhiều màu thì đất trồng cây cần có độ mặn từ 0,1 -0,2 % là thích hợp nhất.

Cây cỏ bàng có tác dụng gì?

– Trồng cói có tác dụng trong bảo vệ đê điều và cải tạo đất mặn.

– Trước kia, cây cỏ bàng được người dân đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch để làm các sản phẩm truyền thống, thủ công mỹ nghệ như là đan chiếu, làm nón, các loại bao bì, lợp mái nhà tranh. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng như túi xách thời trang, đồ gia dụng, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng hay bao bì được phát triển, sáng tạo nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Trước đây, cỏ khô được giã bằng những cây chày lớn, nhưng hiện nay thì đã có máy ép các bó cỏ mềm, dẻo dẹt ra đủ đọ làm nguyên liệu đan lát. Những tấm lót, chiếc giỏ ngày xưa chỉ thô sơ, phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước thì hiện nay nhờ các dự án lớn mà được phát triển, đan lát kỹ lưỡng hơn để xuất khẩu ra nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Nhật để tăng thêm thu nhập cho người dân lao động.

– Trong thời đại công nghệ hiện đại và khả năng tư duy sáng tạo nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với thời đại nhưng lại thân thiện với môi trường nên các loại ống hút từ cây cỏ bàng được ra đời và ngày càng được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các loại ống hút nhựa thông thường. Ông hút bằng cói được làm hoàn toàn bằng thủ công, thông thường một cây cói sẽ cắt được khoảng 3-4 ống, sau đó những người thợ sẽ đục các ngăn ở giữa và làm sạch ống. Ống hút bằng cây cỏ bàng có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô. Dạng tươi thì sẽ nhanh bị hư nên khi sử dụng cần bảo quản lạnh, nếu bảo quản ở nhiệt độ thường thì chỉ được tầm 5 ngày.

Bài viết Cây cỏ bàng [cây cói bàng] là cây gì? Có tác dụng gì? đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới lại phải không nào? Hiện nay người dân ở những vùng ven biển nhiễm mặn đang phát triển trồng loại cây này thay cho đồng lúa, vì thu nhập cũng ổn định mà lại không tốn nhiều công chăm sóc đấy. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới lạ để bổ sung vào “kho” kiến thức của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề