Có nên dụng dung dịch làm tan ráy tai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 15 năm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa, từng có thời gian công tác tại Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi, hồi sức, cấp cứu nhi.

Nhiều người nhầm tưởng rằng cần loại bỏ ráy tai hàng ngày như một biện pháp vệ sinh cơ thể. Thực tế không phải như vậy, bình thường cha mẹ không cần làm vệ sinh ống tai cho bé. Trong đa số trường hợp, ống tai ngoài sẽ có khả năng tự làm sạch, ráy tai khô dần và rơi ra ngoài. Tuy nhiên, có những trường hợp ráy tai trẻ bị khô, vón cục. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để lấy ráy tai khô cho bé?

Bạn tuyệt đối không nên dùng các vật dụng sắc nhọn như móng tay hoặc tăm bông để lấy ráy tai khô cho bé vì với phương pháp này càng khiến ráy tai đi sâu vào bên trong hơn, ảnh hưởng đến màng nhĩ bên trong tai.

Để lấy ráy tai khô cho bé không đau và an toàn mẹ nên làm theo cách sau:

  • Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm, sạch và hơi ẩm để thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con;
  • Nhẹ nhàng lau sạch các góc tai ngoài, sau đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông và ra ngoài. Khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch. Như vậy sẽ tránh được việc đụng chạm quá nhiều đến ống tai, kích thích ráy tai sản sinh nhiều hơn.

Trong trường hợp ráy tai khô, cứng, vón cục lâu ngày thì cách lấy ráy tai khô cho bé là mẹ nên mua dung dịch nước muối sinh lý 0,9% rồi nhỏ vào tai cho con. Mỗi lần nhỏ từ 5 - 10 giọt, mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần. Nước muối sẽ làm cho ráy tai thấm ướt, mềm hơn và rã ra, giúp mẹ lấy ráy tai một cách dễ dàng hơn.

Trường hợp ráy tai rã ra nhiều thì cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài ngày nữa, cho tới khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn ra khỏi ống tai. Nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra và vẫn nằm trong ống tai thì cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài.

Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, ba mẹ không dùng bông ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé, nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé.

Ba mẹ không dùng bông ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé

2.1 Lấy ráy tai khô bằng dầu oliu

Chuẩn bị:

  • Một chút dầu oliu;
  • Một chiếc thìa nhỏ hay một bơm tiêm không có kim [loại bơm tiêm nhựa 1ml dùng một lần bán ở hiệu thuốc];
  • Mỗi ngày một lần, tiến hành nhỏ vài giọt dầu oliu vào bên tai cần loại bỏ ráy tai, lặp lại trong vòng 2 tuần.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho bé xem ti vi hoặc đọc truyện cho bé nghe;
  • Bước 2: Đổ vài giọt dầu ô liu vào một chiếc thìa cà phê hoặc dùng bơm tiêm nhựa không kim hút một chút dầu;
  • Bước 3: Nhẹ nhàng kéo vành tai của bé;
  • Bước 4: Đổ dầu vào ống tai của bé;
  • Bước 5: Day nhẹ gờ bình tai trong khi vẫn kéo vành tai. Lặp lại động tác này nhiều lần để dầu di chuyển sâu vào trong và làm tan ráy tai khô, vón cục. Sau khi nhỏ dầu, nên cố gắng giữ bé nằm yên ở tư thế này thêm khoảng 5 phút.

2.2 Lấy ráy tai khô bằng oxy già

Chuẩn bị:

  • Hỗn hợp làm mềm ráy tai: Hòa nước ấm với dung dung dịch oxy già 3% mua ở hiệu thuốc theo tỉ lệ 1:1;
  • Một bơm tiêm không có kim [loại bơm tiêm nhựa 5ml dùng một lần bán ở hiệu thuốc];
  • Nhỏ hỗn hợp làm mềm ráy tai mỗi ngày 1 lần, trong vòng 3-5 ngày.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, bên tai cần làm vệ sinh nằm ở phía trên. Cho bé xem ti vi hoặc đọc truyện cho bé nghe;
  • Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai đã pha chế;
  • Bước 3: Nhỏ hỗn hợp này vào tai cho tới khi ngập ống tai ngoài. Thường cần khoảng 5 -10 giọt. Nên nhỏ từ từ, từng giọt một, để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong, làm mềm ráy tai. Giữ bé nằm yên trong 5 phút. Nếu trẻ không phối hợp thì có thể chấp nhận thời gian ngắn hơn;
  • Bước 4: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài.
  • Lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày.

Sau ngày cuối cùng, bạn có thể tiến hành rửa tai cho bé. Đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa hay chậu, dùng bơm tiêm nhựa không có kim bơm nhẹ một chút nước ấm vào tai của bé. Chú ý pha nước đủ ấm, nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Lúc này, bạn có thể thể nhìn thấy những mẩu ráy tai trôi ra ngoài.

Cách vệ sinh tai cho trẻ đúng cách

  • Không sử dụng tăm bông hay các vật sắc nhọn để ngoáy tai vì cách này có thể khiến cho ráy tai của bé trôi vào sâu hơn, lâu dần sẽ hình thành những cục ráy tai khô cứng;
  • Không vệ sinh tai quá thường xuyên, thông thường bạn chỉ nên vệ sinh tai 2 - 3 lần/tháng cho bé;
  • Khi gặp bất cứ các dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.

Hiện tượng ráy tai nhiều sẽ trở nên đáng lo nếu tai của bé bị bịt kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai khiến bé luôn kéo tai hoặc khóc, chảy dịch có mùi hôi khó chịu, thính lực kém hơn thường ngày. Khi gặp trường hợp này, mẹ không nên tự ý vệ sinh tai, lấy ráy tai khô cho bé mà nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu có nhu cầu khám bệnh tại Hệ thống Y tế Vimec trên toàn quốc, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Ráy tai hình thành trong ống tai là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi ráy tai hình thành quá nhiều sẽ cản trở đến chức năng nghe của tai và là nguy cơ gây ra nhiều bệnh khác.

Việc lấy ráy tai rất dễ dàng thực hiện và thường được làm tại nhà. Hãy chọn cách lấy ráy tai an toàn, tránh nguy cơ làm thương tổn đến màng nhĩ. Việc rửa tai bằng nước muối sinh lý được xem là một trong những cách vệ sinh tai an toàn. Nhưng có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không? Những rủi ro của cách vệ sinh này là gì?

Tại sao lại có ráy tai?

Ráy tai được hình thành từ hỗn hợp của các tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở thành ống tai ngoài. Cùng với chuyển động của hàm khi nhai hoặc nói, những tuyến bã nhờn và mồ hôi sẽ được đẩy qua ống tai và dẫn đến lỗ tai. Dần dần, chúng sẽ kết hợp với bụi bẩn và một số chất khác tạo ra thành ráy tai.

Tình trạng ráy tai bám trong lỗ tai với nhiều mảnh vụn nằm lâu trong ống tai sẽ dần khô cứng lại, khiến cho chức năng nghe bị suy giảm. Có 2 loại ráy tai là ráy ướt và ráy khô. Một số người sinh ra đã có ráy tai khô, có nhiều khả năng bị vón cục hơn so với những người khác.

Có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không?

Chúng ta đã thường quen thuộc trong việc dùng tăm bông, dụng cụ kim loại để lấy ráy tai. Tuy nhiên, những cách thức trên đã được chứng minh là không lấy được triệt để mà còn đẩy ráy tai vào phía gần màng nhĩ, có thể làm cho chức năng nghe kém dần.

Việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách vệ sinh cho tai và lấy ráy tai dễ dàng và an toàn nhất. Nhưng việc vệ sinh tai không thật sự cần thiết vì ống tai có chức năng tự làm sạch. Hãy vệ sinh khi chức năng nghe có vẻ như kém đi và bên trong tai có cảm giác ngứa liên tục. Tuy nhiên, đừng tự ý vệ sinh tai mà hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý thích hợp khi gặp phải những trường hợp sau:

  • Đau hoặc cảm giác đầy tai
  • Cảm giác như tai bị bịt kín
  • Mất một phần thính giác, nặng hơn theo thời gian
  • Ù tai
  • Ngứa, chảy mủ hoặc có mùi hôi từ tai
  • Ho khan

Cách rửa tai bằng nước muối sinh lý

Việc rửa tai bằng nước muối sinh lý khi được thực hiện đúng cách rất hiệu quả. Độ mặn trong nước muối có tác dụng làm tan ráy tai và loại bỏ nó khỏi ống tai một cách dễ dàng. Nước muối sinh lý cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh cho nhiệt độ của nước muối lạnh hơn hoặc nóng hơn nhiệt độ cơ thể.

Nhúng một miếng bông gòn vào nước muối và nghiêng nhẹ đầu sang một bên. Nhẹ nhàng dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý nhỏ vào tai, dùng tay day tai để nước muối thấm đều. Sau đó, để nước muối trong vài phút để ráy tai tan. Nghiêng đầu hướng ngược lại để trút hết nước muối ra khỏi tai. Dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm hết các dung dịch còn thừa và lấy ráy tai bị bong ra. Lặp lại quy trình cho tai còn lại. Ngoài ra, bạn có thể dùng ống tiêm để nhỏ nước muối vào ống tai thay vì dùng bông gòn.

Tuyệt đối không sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh tai tại nhà nếu bạn có những tình trạng sau:

  • Ống thông khí ở tai
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Chàm gần tai
  • Bệnh tiểu đường
  • Thủng màng nhĩ

Rủi ro khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

Đừng tự ý rửa tai khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Vì có thể bạn mắc phải một trong số những tình trạng trên nhưng không biết, việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý sẽ khiến cho tình trạng trở nên tệ hơn. Ngoài ra, việc vệ sinh này có thể gặp phải một số rủi ro sau:

  • Thủng màng nhĩ: Thủng màng nhĩ xảy ra khi áp lực của nước muối ép ráy tai bị nén chặt hơn. Điều này sẽ khiến ráy tai khó bị lấy ra ngoài, đồng thời gây áp lực lên màng nhĩ. Áp lực tăng có thể gây thủng màng nhĩ.
  • Nhiễm trùng tai: Một trong những bệnh nhiễm trùng tai phổ biến là bệnh viêm tai ngoài. Tình trạng viêm xảy ra có thể do nhiễm trùng và sẽ gây ra đau đớn, khó chịu.
  • Chóng mặt: Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra tạm thời sau khi rửa tai bằng nước muối sinh lý.
  • Điếc: Điếc là tình trạng thương tổn có thể xảy ra vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Dung dịch thay thế cho nước muối sinh lý

Hãy cân nhắc một số những dung dịch thay thế cho nước muối sinh lý sau:

  • Dầu: Bạn có thể sử dụng dầu ô liu, dầu khoáng hoặc dầu em bé để thay thế cho việc rửa tai bằng nước muối sinh lý. Các bước thực hiện tương tự như nước muối sinh lý. Chất dầu sẽ làm mềm ráy tai và rất dịu nhẹ, không gây khó chịu.
  • Dung dịch oxy già, giấm hoặc dung môi IPA: Đây là những chất có tác dụng làm mềm ráy tai rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, các dung dịch này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nếu có vấn đề về màng nhĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề