Cơ sở vật chất hạ tầng là gì

Cơ sở hạ tầng là gì? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi nghe đến khái niệm đặc biệt này. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, bất động sản đầu tư xin được chia sẻ những thông tin về “cơ sở hạ tầng” để bạn đọc tham khảo và có cái nhìn tổng quát nhất.

Định nghĩa về cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… được trang bị bằng các yếu tố vật chất nhằm phục vụ đời sống con người và phát triển đời sống kinh tế – văn hoá – xã hội. Mặt khác, có thể hiểu cơ sở hạ tầng vừa bao gồm yếu tố vật chất vừa sở hữu yếu tố phi vật chất. Đây chính là sản phẩm đầu tư mang nền tảng phát triển toàn xã hội.

Phân loại theo tính chất

Cơ sở hạ tầng vật chất: có thể dễ dàng nhận thấy, nhìn thấy được trong cuộc sống như hệ thống trường học, bệnh viện, siêu thị, các công trình giao thông, công trình điện, cơ sở quốc phòng an ninh…

Hệ thống cơ sở hạ tầng với mạng lưới giao thông được đầu tư nâng cấp toàn diện

Cơ sở hạ tầng phi vật chất bao gồm các điều kiện, môi trường phục vụ các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội, có thể hiểu như bao gồm toàn bộ các thiết chế xã hội, thủ tục hành chính, cơ chế hoạt động kỹ thuật, an ninh trật tự…

** CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Quy Hoạch 1/500 Là Gì?

Đất liền kề là gì? Mua đất liền kề cần lưu ý những gì?

Phân loại theo lĩnh vực kinh tế, xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: hệ thống giao thông đường xá, bến cảng, hệ thống cấp thoát nước, sân bay…
  • Cơ sở hạ tầng xã hội: là bộ phận thuộc các lĩnh vực phát triển đời sống con người như y tế, giáo dục, văn hoá, công trình công cộng…
  • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng: hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị bảo quản bảo dưỡng vũ khí, khí tài…
  • Cơ sở hạ tầng môi trường: các công trình phòng chống thiên tai lũ lụt, các công trình bảo vệ đất, biển, rừng hoặc hệ thống xử lý chất thải ô nhiễm môi trường.
  • Cơ sở hạ tầng xã hội: là bộ phận đảm bảo các điều kiện chung cho các lĩnh vực phát triển đời sống con người như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội…

Phân loại theo các ngành

  • Cơ sở hạ tầng ngành y tế
  • Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục
  • Cơ sở hạ tầng ngành xây dựng
  • Cơ sở hạ tầng ngàng giao thông vận tải
  • Và nhiều ngành khác trong cuộc sống

Phân loại theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư

  • Cơ sở hạ tầng nông thôn
  • Cơ sở hạ tầng đô thị
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế biển
  • Cơ sở hạ tầng đồng bằng

Phân loại theo cấp quản lý

Cơ sở hạ tầng cấp trung ương quản lý: đường sắt, đường quốc lộ, bến cảng, sân bay…

Cơ sở hạ tầng cấp địa phương quản lý: đường xá, kênh rạch, các cơ sở giáo dục, y tế…

Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Và yếu tố cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.

  • Cơ sở hạ tầng sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng, kiến trúc thượng tầng nhất định phải phản ánh một cơ sở hạ tầng cụ thể.
  • Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về mặt tính chất, nội dung và kết cấu.
  • Khi cơ sở hạ tầng có những biến đối căn bản thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì và phân loại “cơ sở hạ tầng” theo các tiêu chí khác nhau mà diaoc5sao đã tổng hợp, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc!

Hiểu được cơ sở hạ tầng là gì chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư bất động sản. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề cơ sở hạ tầng. Hãy cùng VRO Group tìm hiểu nhé!

Trước hết cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ được dùng để chỉ những bộ phận, kết cấu, nền tảng cho việc phát triển kinh tế. Trong triết học, thuật ngữ này dùng để chỉ cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trong đời sống xã hội như: đường, cống, điện, trường, trạm,…

Khi xét trên phương diện đầu tư thì thuật ngữ này là các sản phẩm, kết quả của quá trình đầu tư được gom góp qua nhiều thế hệ. Nó được xem là bộ phận có vai trò to lớn, giúp tiết kiệm cho quốc gia, đáp ứng mọi yêu cầu cũng như mục tiêu phát triển trên tất cả mọi mặt của đất nước.

Trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng được coi là một loại hàng hóa công cộng có mục đích phục vụ cho các lợi ích trên toàn xã hội.

Tóm lại cơ sở hạ tầng chính là những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội. Chúng đều được trang bị với mục đích phục vụ các hoạt động sản xuất, đời sống con người. Cơ sở vật chất này có cả yếu tố phi vật chất và và vật chất, sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nên nền tảng cho sự phát triển của xã hội.

Kết cấu cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của một xã hội được chia thành 3 loại hình quan hệ sản xuất khác nhau để phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của cả lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.

Toàn bộ kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Ngược lại nếu như hệ thống n kém phát triển sẽ là sự cản trở lớn đối với sự phát triển. Đối với nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã khiến cho sự luân chuyển các nguồn lực ứ đọng, khó hấp thụ vốn đầu tư, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế.

Phân loại cơ sở hạ tầng

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm cơ sở hạ tầng là gì, chúng ta hãy cùng đi giải đáp thắc mắc thuật ngữ này gồm những gì?

Theo lĩnh vực kinh tế – xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: Được hiểu là những cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc sản xuất phục vụ cho lưu thông. Nó sẽ bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, thủy lợi, truyền tải điện.
  • Cơ sở hạ tầng xã hội: Đây là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho các hoạt động như văn hóa, xã hội, đời sống và giáo dục. Ví dụ tiêu biểu cho cơ sở hạ tầng xã hội chính là công trình công cộng, nhà ở, bệnh viện, nhà hát,…
  • Cơ sở hạ tầng môi trường: Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho công tác bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, các công trình phòng chống và bảo vệ rừng, biển.
  • Cơ sở hạ tầng quốc phòng: Đây là các cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đó là hệ thống cơ sở sản xuất, sữa chữa và bảo dưỡng vũ khí, khí tài cho quốc gia.

Theo vùng lãnh thổ, dân cư

Theo vùng lãnh thổ, dân cư, cơ sở hạ tầng được chia thành 4 loại đó là:

  • Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm ở vùng đô thị phát triển.
  • Cơ sở hạ tầng nông thôn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm ở vùng nông thôn.
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Cơ sở vật chất kỹ thuật trên biển nhằm phát triển kinh tế biển.
  • Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi: Cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh miền núi.

Theo cấp quản lý

Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô lớn như hệ thống sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, các cơ sở quốc phòng an ninh.

Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật các tỉnh, thành phổ, phường, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý như: Hệ thống cầu- đường, kênh mương nội đồng, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

Vai trò của cơ sở hạ tầng

Vai trò của cơ sở hạ tầng sẽ được đặt trong mối quan hệ với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng được hiểu là những định kiến tư tưởng và chuẩn mực xã hội. Những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

  • Đầu tiên nó được thể hiện ở điểm nó là những quan hệ vật chất khách quan có khả năng quy định mọi quan hệ khác gồm chính trị, tinh thần và tư tưởng của xã hội. Điều này có nghĩa là kiến trúc thượng tầng nhất định phải phản ánh một cơ sở hạ tầng cụ thể.
  • Có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về mặt tính chất, nội dung và kết cấu. Từ đối kháng hay không đối kháng trong tính chất, nghèo nàn hay đa dạng trong nội dung, gọn nhẹ hay phức tạp trong hình thức thể hiện, tất cả đều do cơ sở hạ tầng quyết định.
  • Và khi cơ sở hạ tầng có những biến đổi căn bản thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo.

Vậy nên có thể nhận thấy vai trò quyết định sâu sắc của cơ sở hạ tầng. Do đó nếu như có sự thay đổi, cải tạo kiến trúc thượng tầng trong xã hội cần phải suy xét từ cơ sở hạ tầng, bởi đó là gốc của vấn đề và là nền tảng cho mọi sự thay đổi.

Những chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng

Hiện nay chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện, hoàn thiện và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Đặc biệt các cơ sở hạ tầng giao thông được xác định rõ mục tiêu đột phá phát triển bao gồm:

Cần xây dựng nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặt mục tiêu trọng tâm là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

Phát triển nhanh về các khoản nhân lực, nhất là nguồn lực chất lượng cao. Đặc biệt cần tập trung vào việc thay đổi và phát triển nền giáo dục quốc dân. Có sự gắn kết chặt chẽ giữa nguồn nhân lực chất lượng cao và sự phát triển các ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại nhằm thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Như vậy qua bài viết chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng liên quan đến cơ sở hạ tầng là gì. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề trên. Mọi thắc mắc hay đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với VRO Group để được hỗ trợ.

Cơ sở hạ tầng trong triết học là gì?

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai khái niệm cơ bản trong triết học liên quan đến việc giải thích cấu trúc của xã hội. - Cơ sở hạ tầng là các yếu tố kinh tế và vật chất cơ bản của xã hội, bao gồm các công nghệ, sản xuất, vật liệu, công cụ, cơ sở hạ tầng giao thông và các yếu tố kinh tế khác.

Cơ sở hạ tầng thông tin gồm những gì?

Cơ sở hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, thành phần mạng, hệ điều hành, kho lưu trữ dữ liệu và phần mềm khác nhau được tổ chức sử dụng để cung cấp dịch vụ CNTT và điều hành giải pháp phần mềm nội bộ.

Cơ sở hạ tầng y tế là gì?

Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thị pháp luật về xây dựng công trình y tế và thiết bị y tế thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là gì?

- Cơ sở hạ tầng nông thôn: Bao gồm mọi thứ ở vùng nông thôn như hệ thống kênh mương rạch, tưới tiêu, đường xá, cầu cống,... - Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Bao gồm mọi thứ về hoạt động kinh tế biển như tàu thuyền, lưới đánh bắt cá, cảng biển, …

Chủ Đề