Có thể lưu hai tệp có tên giống nhau trong cùng một ổ đĩa được không

Giải Bài Tập Tin Học 10 – Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

  • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 10

Lời giải:

Tệp, tệp tin, là một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập.

Lời giải:

Cấu trúc thư mục như một cây, mỗi thư mục là một cành, mỗi tệp là một lá. Lá phải thuộc về một cành nào đó. Mỗi cành ngoài là có thể có các cành con.

Lời giải:

– Qui tắc đặt tên trong Windows, đó là:

– Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm 2 phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn được gọi là phần đuôi – Extension) và được phân cách bằng dấu chấm (.);

– Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử đúng để phân loại tệp;

– Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / :*?”< > |

– 3 tên tệp hơp lệ:

     + ABCD

     + Abcde

     + Data.in

– 3 tên tệp không hợp lệ:

     + ABC?DD ( Có chứa kí tự ? )

     + Data

     + Ngongnu??? (Có chứa kí tự ?)

Lời giải:

Không thể lưu hai tệp trên trong cùng một thư mục do hệ điều hành không phân biệt chữ hoa hay chữ thường trong 66 kí tự đầu tiên. Nếu có tình lưu hệ điều hành sẽ đánh số thứ tự tệp để phân biệt.

Lời giải:

– Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;

– Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;

– Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;

– Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;

– Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.

Lời giải:

– A, B, C, D, F hợp lệ.

– E sai do chứa kí tự *

Lời giải:

C:\Downloads\luu\happybirthday.mp3

C:\Downloads\EmHocToan.zip

Lời giải:

– Với hệ điều hành Windows sẽ có các cách ra khỏi hệ thống như sau:

     + Shutdown/ Turn off (Tắt máy): Ra khỏi hệ thống và tắt tất cả các phiên làm việc của hệ thống.

     + Sleep (Ngủ): Lưu phiên làm việc hiện tại vào bộ nhớ, máy tính vào chế độ tiết kiệm điện năng tối đa (tắt màn hình, ổ cứng… nhưng không tắt hẳn).

     + Hibernate (Ngủ đông): Nó sẽ lưu lại phiên làm việc hiện tại vào ổ cứng và tắt máy hoàn toàn. Khi bạn khởi động lại, máy sẽ tiếp tục phiên làm việc đã lưu trước đó.

     + Reset (Khởi động lại): Thoát khỏi hoàn toàn hệ thống và các phiên làm việc rồi khởi động lại hệ thống.

Lời giải:

– Cách 1. Sử dụng các lệnh (Command);

– Cách 2. Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), nút lệnh (Button), cửa sổ (Window) chứa hộp thoại (Dialog box)…

Lời giải:

– Vào ThisPc, chọn ổ đĩa mềm A.

– Đưa chuột vào khoảng trắng rồi nhấn chuột phải, chọn New → Forlder.

– Nhập tên thư mục cần tạo và nhấn phím Enter.

– Sử dụng tổ hợp phím Windows + D để ra màn hình nền, vào this Pc, chọn ổ đĩa C.

– Vào ổ đĩa C, dùng thao tác giữ phím Ctrl và nháy chuột vào hai tệp muốn chọn ở ổ đĩa C.

– Sử dụng thao tác Ctrl + C để Copy.

– Dùng tổ hợp phím at + tab để sang thư mục mới tạo ở ổ đĩa mềm A.

– Đưa chuột vào khoảng trắng và chọn Paste.

Lời giải:

– Vào ThisPc trên hình nền, chọn mục Search.

– Gõ vào kí tự cần tìm là .mp3 và nhấn Enter để thực hiện.

Lời giải:

– Vào ThisPc trên hình nền, chọn mục Search.

– Gõ vào kí tự cần tìm là BTT.DOC và nhấn Enter để thực hiện.

Lời giải:

– Chọn Start góc dưới màn hình

– Gõ tên chương trình “Disk cleanup” và chương trình sẽ hiện ra.

Có thể lưu hai tệp có tên giống nhau trong cùng một ổ đĩa được không

Với win 8 trở xuống chúng ta sẽ làm như sau:

– Chọn nút Start ở góc dưới bên trái màn hình

– Chọn Programs (hoặc All programs);

– Chọn Accessories

– Chọn System Tools

– Chọn Disk Cleanup

Giải Bài Tập Tin Học 10 – Bài 11: Tệp và quản lí tệp giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

  • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 10

1. Tệp và thư mục

Chức năng: để tổ chức thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài

a) Tệp và tên tệp

   – Khái niệm tệp: còn được gọi là tập tin, là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành 1 đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có 1 tên để truy cập.

   – Đặt tên tệp:

Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ điều hành.

Trong các hệ điều hành Windows của Microsoft:

   • Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi – Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm ″.″;

   • Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp;

   • Không được dùng các kí tự sau trong tên tệp: \ / : ∗? ″ < > |.

   • Ví dụ: Abcde; CT1.PAS; AB.CDEF; My Documents;…

Trong hệ điều hành MS DOS, tên tệp có một số quy định như:

   • Tên tệp thường gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm “.”;

   • Phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí tự;

   • Tên tệp không được chứa dấu cách.

   • Ví dụ: ABCD; DATA.IN;…

b) Thư mục

Chức năng: quản lí các tệp dễ dàng, tệp được lưu trữ trong các thư mục.

Tính chất của thư mục:

   + Thư mục có thể lưu trữ các thư mục khác( thư mục con)

   + Ngoại trừ thư mục gốc, toàn bộ thư mục phải đặt tên theo quy tắc như đặt tên tệp

   + Cấu trúc thư mục có dạng cây

Có thể lưu hai tệp có tên giống nhau trong cùng một ổ đĩa được không

– Sử dụng đường dẫn để định vị tệp. đường dẫn bao gồm tên các thư mục có chiều đi từ thư mục mẹ đến thư mục con chứa tệp phân cách nhau bởi dấu ″\″ và sau cùng là tên tệp.

– Ví dụ: C:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS.

C:\PASCAL\BTO.PAS; C:\PASCAL\BGIDEMO.PAS.

2. Hệ thống quản lí tệp

Chức năng:

   + Là một thành phần của hệ điều hành.

   + Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài

   + Cung cấp các dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc đọc/ghi thông tin trên bộ nhớ ngoài

   + Đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tệp.

Đặc trưng:

   + Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;

   + Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;

   + Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;

   + Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;

   + Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.

Một số thao tác có thể thực hiện: tạo thư mục, đối tên, xóa, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục, tìm kiếm tệp/thư mục,…đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng

A. Một thư mục và một tệp cùng tên phải ở trong các thư mục mẹ khác nhau

B. Thư mục có thể chứa tệp cùng tên với thư mục đó.

C. Hai thư mục cùng tên phải ở trong hai thư mục mẹ khác nhau.

D. Hai tệp cùng tên phải ở trong hai thư mục mẹ khác nhau.

Đáp án:

Đáp án : A

Giải thích :

Để đặt tên tệp và thư mục ta cần lưu ý: hai thư mục (hai tệp) cùng tên phải ở trong hai thư mục mẹ khác nhau. Thư mục có thể chứa tệp cùng tên với thư mục đó và trong 1 thư mục có thể đặt tên tệp và thư mục con giống nhau.

A. dấu hai chấm (:)

B. dấu chấm (.)

C. dấu sao (*)

D. dấu phẩy (,)

Đáp án:

Đáp án : B

Giải thích :

Giữa phần tên và phần mở rộng của tệp được phân cách bởi dấu chấm (.). Phần mở rộng không nhất thiết phải có.

A. Kiểu tệp.

B. Ngày/giờ thay đổi tệp.

C. Kích thước của tệp.

D. Tên thư mục chứa tệp.

Đáp án:

Đáp án : A

Giải thích :

Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện kiểu tệp như: văn bản, hình ảnh, âm thanh…

A. Một văn bản

B. Một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài

C. Một gói tin

D. Một trang web

Đáp án:

Đáp án : B

Giải thích :

Trong tin học, tệp (tập tin) là khái niệm chỉ một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có một tên để truy cập.

A. Tệp đặc biệt không có phần mở rộng

B. Tập hợp các tệp và thư mục con

C. Phần ổ đĩa chứa một tập hợp các tệp (tập tin)

Đáp án:

Đáp án : B

Giải thích :

Trong tin học, thư mục là một tập hợp các tệp và thư mục con. Thư mục chứa thu mục con được gọi là thư mục mẹ và việc đặt tên thư mục, tệp phải theo một quy tắc cụ thể.

A. Edit/ Copy/ chọn nơi chứa thư mục, tệp/Paste

B. Chọn tệp, thư mục cần sao chép/ Edit/ Copy/ Paste

C. Chọn tệp, thư mục cần sao chép/ Edit/ Copy/ chọn nơi chứa tệp, thư mục/ Edit/ Paste

D. Không có lựa chọn nào đúng

Đáp án:

Đáp án : C

Giải thích :

Để sao chép thư mục/tệp ta thực hiện: Chọn tệp, thư mục cần sao chép/ Edit/ Copy/ chọn nơi chứa tệp, thư mục/ Edit/ Paste.

A. 11 kí tự

B. 12 kí tự

C. 255 kí tự

D. 256 kí tự

Đáp án:

Đáp án :

Giải thích :

Trong hệ điều hành WINDOWS, tên của một tập tin dài tối đa 255 kí tự, không chứa các kí tự: \ / : * ? “ < > |

A. Bia giao an.doc

B. onthi?nghiep.doc

C. bai8:\pas

D. bangdiem*xls

Đáp án:

Đáp án : A

Giải thích :

Đối với hệ điều hành Windows, tên tệp phải đặt theo quy định sau:

+ Tên tệp không quá 255 kí tự

+ Tên tệp gồm 2 phần: phần tên và phần mở rộng. Trong đó phần mở rộng không nhất thiết phải có.

+ Tên tệp không chứa các kí tự: \ / : * ? “ < > |

→ Loại B, C,D

A. 11 kí tự

B. 12 kí tự

C. 255 kí tự

D. 256 kí tự

Đáp án:

Đáp án : A

Giải thích :

Trong hệ điều hành MS DOS, tên tệp được đặt theo quy tắc sau :

+ Tên tệp gồm 2 phần: phần tên và phần mở rộng. Trong đó phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng không nhất thiết phải có, nếu có thì không được quá 3 kí tự → tên tệp dài tối đa 11 kí tự.

+ Tên tệp không chứa dấu cách.

A. onthitotnghiep.doc

B. bai8pas

C. lop?cao.a

D. bangdiem.xls

Đáp án:

Đáp án : C

Giải thích :

Đối với hệ điều hành Windows, tên tệp phải đặt theo quy định sau:

+ Tên tệp không quá 255 kí tự

+ Tên tệp gồm 2 phần: phần tên và phần mở rộng. Trong đó phần mở rộng không nhất thiết phải có.

+ Tên tệp không chứa các kí tự: \ / : * ? “ < > |