Công bố tiêu chuẩn cơ sở là gì

Công bố tiêu chuẩn cơ sở [TCCS] sẽ giúp doanh nghiệp không những nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường.

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn cho khách hàng về thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ sở, Công ty Việt Luật xin gửi tới quý khách những thông tin cần thiết giúp khách hàng hoàn thiện các thủ tục trên hiệu quả và nhanh nhất.

Công bố tiêu chuẩn sản phẩm dưới hình thức nào?

Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa [05/2007/QH12] quy định: “Điều 23. Công bố tiêu chuẩn áp dụng Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện sau đây:

  • Bao bì hàng hoá;
  • Nhãn hàng hoá;
  • Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.

Việt Luật cung cấp dịch vụ công bố TCCS cho các Doanh nghiệp với trình tự thực hiện gồm bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận các thông tin về sản phẩm: tên, nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, kết quả thử nghiệm…;

Bước 2: Tra cứu các văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế có liên quan đến sản phẩm;

Bước 3: Lên thông tin thử nghiệm, lựa chọn phòng thử nghiệm phù hợp để gửi mẫu thử nghiệm. Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm chưa có kết quả thử nghiệm hoặc chưa thử nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu;

Bước 4: Biên soạn dự thảo TCCS;

Bước 5: Gửi bản dự thảo TCCS cho doanh nghiệp xem xét;

Bước 6: Hoàn thiện TCCS, lập quyết định công bố TCCS và gửi tất cả hồ sơ cho doanh nghiệp;

Bước 7: Doanh nghiệp in, ký đóng dấu để công bố TCCS;

Thời gian xây dựng và công bố TCCS

  • 05 ngày làm việc [không tính thời gian thử nghiệm và áp cho từ 05 TCCS trở xuống]
  • Thời gian thử nghiệm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, thông thường từ 7 – 20 ngày

Chi phí thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn cơ cở

Việt Luật sẽ đưa ra chi phí trọn gói [thử nghiệm, xây dựng và TCCS], dựa trên các thông tin:

  • Số lượng sản phẩm;
  • Thông tin về đặc tính sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dung
  • Thông tin về đơn vị sản xuất: Tên cơ sở, địa chỉ sản xuất.

Việt Luật cam kết thực hiện công bố TCCS theo đúng quy định của luật pháp, không phát sinh thêm các thủ tục khác trong quá trình thực hiện.

1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh 1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường.

Căn cứ Điều 17, Điều 19 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Điều 17. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
  1. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Áp dụng quy định để xử phạt đối với hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khi buôn bán hàng hóa trên thị trường được quy định như sau: a] Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng; áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng.

5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng đã công bố hợp chuẩn.

6. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Như vậy, các sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Tiêu chuẩn áp dụng có thể là tiêu chuẩn quốc gia [TCVN], tiêu chuẩn nước ngoài [JIS, ASTM, GB, …], tiêu chuẩn khu vực [EU,…] , tiêu chuẩn quốc tế [ISO, IEC, …], hoặc công bố tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp tự ban hành theo quy định tại Thông tư 21/2007/TT-BKHCN.

Đối với các sản phẩm hàng hóa đã có tiêu chuẩn quốc gia [TCVN], tiêu chuẩn nước ngoài [JIS, ASTM, GB, …], tiêu chuẩn khu vực [EU,…] , tiêu chuẩn quốc tế [ISO, IEC, …] thì ưu tiên công bố hợp chuẩn [công bố phù hợp tiêu chuẩn].

Đối với các SPHH chưa có tiêu chuẩn liên quan, DN phải tự xây dựng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 21/2007/TT-BKHCN.

2. Quy trình công bố tiêu chuẩn cơ sở tại ISOQ

Bước 1: Tiếp nhận thông tin sản phẩm

ISOQ xác nhận nhu cầu của khách hàng, trao đổi với khách hàng các thông tin ban đầu của sản phẩm [như Tên, đặc tính kỹ thuật, kết quả thử nghiệm, ….nếu có];

Xem xét các yêu cầu pháp lý liên quan đối với sản phẩm của khách hàng. Trao đổi với khách các yêu cầu, thống nhất và tiến hành biên soạn dự thảo TCCS

ISOQ cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không vẽ vời thêm các thủ tục để tăng chi phí thực hiện;

Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS:

Căn cứ các thông tin khách hàng cung cấp và yêu cầu luật định liên quan đến sản phẩm [văn bản pháp quy, QCVN, TCVN và các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, … ], ISOQ tiến hành xây dựng dự thảo TCCS;

Trao đổi, thống nhất với khách hàng về dự thảo TCCS.

Bước 3: Lên phương án thử nghiệm

Căn cứ dự thảo TCCS, ISOQ tiến hành lấy mẫu và lên phương án thử nghiệm;

Kiểm tra năng lực phòng thử nghiệm:

+ Khách hàng có thể đề xuất phòng thử nghiệm để ISOQ xem xét năng lực; hoặc

+ Lựa chọn các phòng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu về năng lực do ISOQ đề xuất.

Tiến hành gửi mẫu và chờ kết quả.

Bước 4: Hoàn thiện TCCS và công bố

ISOQ kiểm tra kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn cơ sở và đưa ra các góp ý sửa đổi [nếu cần];

Doanh nghiệp in ấn TCCS và công bố tại đơn vị.

Hỗ trợ khách hàng điều chỉnh nhãn sản phẩm theo các yêu cầu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và TCCS mới ban hành.

3. Thời gian và chi phí xây dựng và Công bố Tiêu chuẩn cơ sở

Thời gian hoàn thiện TCCS: 07 ngày làm việc

Chi phí: ISOQ sẽ trao đổi chi phí cụ thể khi tiếp nhận thông tin sản phẩm và các trao đổi với khách hàng.

4.Doanh nghiệp có thể tự công bố tiêu chuẩn cơ sở

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự công bố tiêu chuẩn áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở theo các căn cứ dưới đây

Tham khảo mẫu tiêu chuẩn cơ sở

5. Căn cứ xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở

Căn cứ Khoản 1.2 mục IV Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 V/v Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

1.2 Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.

6. Phương thức xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở

Căn cứ Khoản 2.2 mục IV Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 V/v Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

2.2 Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:

– Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;

– Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;

– Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.

7. Công bố tiêu chuẩn cơ sở - tiêu chuẩn áp dụng dưới hình thức nào

Căn cứ điều 23 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

Điều 23. Công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây:

  1. Bao bì hàng hóa;
  1. Nhãn hàng hóa;
  1. Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

8.Các lỗi doanh nghiệp thường gặp khi tự công bố tiêu chuẩn cơ sở

Không nắm hết các yêu cầu luật định dẫn đến việc xác nhận các yêu cầu đối với sản phẩm không chính xác;

Lên thông tin thử nghiệm thiếu chỉ tiêu;

Lựa chọn phòng thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu luật định;

Tại thời điểm đọc các hướng dẫn trên web, có thể văn bản liên quan đã không còn hiệu lực, để đảm bảo về tính pháp lý, vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn miễn phí.

Tiêu chuẩn cơ sở nghĩa là gì?

Tiêu chuẩn cơ sở [ký hiệu TCCS] là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đứng đầu Cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

TCCS và TCVN khác nhau như thế nào?

TCVN: Các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng dự thảo TCVN cho lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách được phân công quản lý, trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm xét để công bố áp dụng. TCCS: Các tổ chức sản xuất, kinh doanh tổ chức xây dựng, công bố để áp dụng trong phạm vi tổ chức mình.

Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở là gì?

Tiêu chuẩn cơ sở là gì? Theo thông tư 21/2007/TT-BKHCN: Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.

Tiêu chuẩn cơ sở của thuốc là gì?

Một tiêu chuẩn về thuốc [có thể là thuốc nguyên liệu hay thuốc thành phẩm] thường có các nội dung chính bao gồm: chỉ tiêu, yêu cầu kĩ thuật, phương pháp thử nghiệm, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc.

Chủ Đề