Thỏa thuận paris về biến đổi khí hậu là gì

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Ngày 4/11/2016, Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu có hiệu lực. Với cam kết quốc tế sâu rộng nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon, Thỏa thuận là một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ của con người với khí hậu Trái đất.

Mục tiêu của thỏa thuận là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 20C so với mức tiền công nghiệp bằng cách giảm đáng kể lượng khí thải carbon và nhằm mục đích tăng ít hơn 1,50C .

Các quốc đảo nhỏ đặc biệt lên tiếng trong việc nhấn mạnh mục tiêu 1,50C, vì họ là những quốc gia có nguy cơ cao nhất đối với bất kỳ sự thay đổi nào của mực nước biển. Trong khi một số người cho rằng những mục tiêu này là quá cao, vì nhiệt độ toàn cầu năm 2016 đã cao hơn 1,30C so với mức tiền công nghiệp, nhiều người cho rằng Thỏa thuận này chưa đi đủ xa và việc cho phép mỗi quốc gia đặt ra mục tiêu của riêng mình khiến nó không hiệu quả.

Tuy nhiên, đây vẫn là một thỏa thuận lịch sử khi các quốc gia phát thải lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Mỹ, Khu vực Kinh tế châu Âu và Ấn Độ - đều đồng ý đặt ra các mục tiêu mới để giảm lượng khí thải. Sau khi Liên minh châu Âu phê chuẩn Hiệp ước vào ngày 5/10/2016, Hiệp định khí hậu Paris đã có đủ chữ ký để có hiệu lực vào ngày 4/11/2016.

Dư luận thế giới ca ngợi Thỏa thuận Paris là một chiến thắng chưa từng có đối với môi trường, cũng như các nhà lãnh đạo đã ký nó, trong đó có tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, ở Mỹ, 5 ngày sau khi Thỏa thuận Paris có hiệu lực, Donald Trump đã thắng cử để kế nhiệm Obama. Chưa đầy một năm sau, vào ngày 1/6/2017, Trump chính thức tuyên bố chấm dứt việc Mỹ tham gia vào Hiệp định vì cho rằng nó quá tốn kém đối với nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Joe Biden kế nhiệm Trump làm tổng thống và vào ngày 20/1/ 2021 - ngày đầu tiên nhậm chức, ông Biden đã ký một lệnh hành pháp để gia nhập lại Hiệp ước Paris và coi đây là trọng tâm của một loạt các biện pháp nhằm khôi phục vai trò của Mỹ trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu. Mỹ chính thức tham gia lại Hiệp định Khí hậu Paris vào ngày 19/2/2021.

Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu diễn ra ngày 1/11 vừa qua tại Glasgow, Scotland [Vương quốc Anh], Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc tới các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, hạn hán hay lũ lụt, ông nhấn mạnh: "Biến đổi khí hậu đang tàn phá thế giới. Nó không chỉ là giả thuyết, nó đang phá hủy cuộc sống và sinh kế của mọi người. Chúng ta có khả năng đầu tư và xây dựng một tương lai sử dụng năng lượng sạch, quá trình đó sẽ tạo ra hàng triệu việc làm và cơ hội trên thế giới. Mỗi ngày trì hoãn, cái giá vì không hành động sẽ tăng lên. Hãy để đây là thời điểm chúng ta đưa ra câu trả lời cho lịch sử, tại Glasgow này".

Hiệp định Paris [tiếng Anh: Paris Agreement / COP21] là một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của hơn 170 quốc gia, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C.

[Hình minh họa: Gouvernement]

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Khái niệm

Hiệp định Paris trong tiếng Anh là Paris Agreement.

Hiệp định Paris là một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của hơn 170 quốc gia, nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C, trên mức tiền công nghiệp vào năm 2100. Mức tăng lí tưởng nhất của Hiệp định này là giữ ở mức 1,5 độ C.

Hiệp định này còn được gọi là Hội nghị lần thứ 21 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, vì thế được gọi tắt là COP21.

Hội nghị kéo dài hai tuần này đã cho ra kết quả là Hiệp định Paris được kí vào tháng 12/2015. Tính đến tháng 11/2017, 195 thành viên UNFCCC đã kí thỏa thuận và 174 đã trở thành thành viên. Hiệp định Paris là sự thay thế cho Nghị định thư Kyoto năm 2005.

Một trong những kết quả quan trọng nhất của Hiệp định Paris 2015 là cả Mỹ và Trung Quốc ban đầu kí kết nhưng sau đó Mỹ đã xin rút. Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chịu trách nhiệm cho khoảng 44% lượng khí thải toàn cầu: 30% do Trung Quốc và 14% do Mỹ. Tất cả các bên kí kết đều đồng ý với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính do nhiệt độ tăng và các rủi ro khác ảnh hưởng đến toàn thế giới. Một thành phần quan trọng khác của hiệp định là nó bao gồm các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu từ sản xuất dầu khí.

Mỗi quốc gia tham dự Hội nghị các bên lần thứ 21 đã đồng ý cắt giảm lượng phát thải của mình theo một tỉ lệ phần trăm cụ thể dựa trên mức phát thải của một năm cơ sở. Ví dụ, Mỹ hứa sẽ cắt giảm tới 28% so với mức của năm 2005. Người ta quyết định rằng, mỗi quốc gia tham gia sẽ được phép xác định các ưu tiên và mục tiêu của riêng họ vì mỗi quốc gia có hoàn cảnh và khả năng khác nhau để thực hiện những thay đổi.

Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris

Vào ngày 1/6/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris 2015. Trump lập luận rằng, hiệp định Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế trong nước và đặt quốc gia vào thế bất lợi vĩnh viễn. Việc rút của Mỹ không thể xảy ra trước ngày 2/11/2020 theo điều 28 của Hiệp định Paris. Cho đến lúc đó, Mỹ có thể phải đáp ứng các cam kết của mình theo thỏa thuận, chẳng hạn như báo cáo lượng khí thải của mình cho Liên Hợp Quốc.

Quyết định rút khỏi của Mỹ đã gặp phải sự lên án rộng rãi từ các công dân Mỹ và trên toàn thế giới, các tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp, chính khách, nhà khoa học và nhà môi trường. Mặc dù đã rút, một số thống đốc tiểu bang Mỹ đã thành lập Liên minh khí hậu Mỹ và cam kết tiếp tục tuân thủ và thúc đẩy Hiệp định Paris.

Cấu trúc của Hiệp định Paris

Để thỏa thuận được ban hành, ít nhất 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng khí thải toàn cầu được yêu cầu tham gia. Sau khi lãnh đạo một quốc gia quyết định tham gia thỏa thuận, chính phủ trong nước chấp thuận hoặc thông qua luật trong nước là bắt buộc để quốc gia đó chính thức tham gia. Sự tham gia của những nước lớn này và Trung Quốc là chìa khóa để đạt mốc 55% [trong khi 24 nước tham gia ban đầu chỉ đóng góp 1% lượng khí thải toàn cầu]. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đặt bút kí Hiệp định Pari vào ngày 22/4/2016.

Chủ Đề