Công thức tính canxi ion theo albumin

Xét nghiệm canxi trong máu xác định tổng lượng canxi trong máu, bao gồm cả canxi ion hóa, canxi liên kết với protein và anion. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm canxi trong máu trong những trường hợp có dấu hiệu của bệnh thận, một số loại ung thư hoặc các vấn đề với tuyến cận giáp.

Canxi là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho nhiều chức năng, cơ quan trong cơ thể. Canxi có vai trò duy trì sức khỏe xương và răng, đồng thời giúp các cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường.

Xét nghiệm canxi trong máu là phương pháp đo tổng lượng canxi trong máu. Trong máu có nhiều dạng canxi khác nhau, gồm có canxi ion hóa, canxi liên kết với các khoáng chất gọi là anion và canxi liên kết với các protein như albumin. Canxi ion hóa, còn được gọi là canxi tự do, là dạng hoạt động mạnh nhất.

Khi nào cần xét nghiệm canxi ion hóa?

Xét nghiệm canxi trong máu xác định tổng lượng canxi trong máu, bao gồm cả canxi ion hóa, canxi liên kết với protein và anion. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm canxi trong máu trong những trường hợp có dấu hiệu của bệnh thận, một số loại ung thư hoặc các vấn đề với tuyến cận giáp.

Nồng độ canxi ion hóa cho biết thêm thông tin về một dạng canxi cụ thể, đó là canxi ion hóa. Biết được nồng độ canxi ion hóa là điều rất cần thiết khi có nồng độ protein bất thường trong máu, chẳng hạn như albumin hoặc immunoglobin. Nếu nồng độ canxi liên kết và canxi tự do bị mất cân bằng thì cần phải tìm ra nguyên nhân. Canxi tự do và canxi liên kết, mỗi loại thường chiếm một nửa tổng lượng canxi trong cơ thể. Sự mất cân bằng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn.

Xét nghiệm canxi ion hóa thường được thực hiện trong những trường hợp:

  • Cần phải truyền máu
  • Bị bệnh nặng và phải truyền dịch tĩnh mạch
  • Phải tiến hành một cuộc đại phẫu
  • Có nồng độ protein trong máu bất thường

Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải biết chính xác nồng độ canxi tự do.

Nồng độ canxi tự do thấp có thể khiến nhịp tim chậm lại hoặc tăng lên, gây co thắt cơ và thậm chí dẫn đến hôn mê. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm canxi ion hóa nếu bệnh nhân gặp hiện tượng tê quanh miệng hoặc ở bàn tay và bàn chân, hoặc bị co thắt cơ ở những khu vực này. Đây đều là những triệu chứng cho thấy nồng độ canxi tự do trong cơ thể đang ở mức thấp.

Xét nghiệm canxi ion hóa khó thực hiện hơn xét nghiệm canxi huyết thanh vì cần phải xử lý mẫu máu phức tạp hơn và chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định.

Cần chuẩn bị gì trước xét nghiệm?

Người bệnh sẽ cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi lấy máu để làm xét nghiệm canxi ion hóa, có nghĩa là không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước lọc trong khoảng thời gian này.

Cần thông báo tất cả các loại thuốc đang dùng với nhân viên y tế. Có thể sẽ phải tạm ngừng dùng một số loại thuốc để tránh làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Ví dụ, một vài loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ canxi ion hóa gồm có:

  • Muối canxi
  • Hydralazine
  • Lithium
  • Thyroxine
  • Thuốc lợi tiểu thiazid

Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc kê đơn thì cần hỏi bác sĩ trước về việc ngừng thuốc để làm xét nghiệm.

Xét nghiệm canxi ion hóa được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm canxi ion hóa được thực hiện trên một mẫu máu nhỏ lấy từ cánh tay hoặc bàn tay. Trước tiên, nhân viên y tế sẽ sát khuẩn vùng cần lấy máu, xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm vào rút một lượng máu nhỏ, sau đó bơm vào ống nghiệm và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Quy trình lấy máu hoàn toàn không đau đớn, vị trí lấy máu sẽ chỉ hơi có cảm giác nhói trong quá trình đâm kim qua da. Sau khi rút kim cần ấn tay lên vị trí vừa lấy máu một vài phút để ngăn chảy máu. Tránh cử động mạnh hoặc nâng đồ nặng bằng cánh tay đó trong vòng vài tiếng tiếp theo.

Rủi ro của xét nghiệm canxi ion hóa

Vị trí lấy máu trên cánh tay hoặc bàn tay có thể sẽ bị đỏ hoặc bầm tím nhẹ trong vòng vài tiếng đến vài ngày tiếp theo. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ tự hết. Ngoài ra, một số vấn đề không mong muốn có thể xảy ra sau khi lấy mẫu máu gồm có:

  • Choáng váng hoặc ngất xỉu
  • Tụ máu, gây bầm tím nhiều dưới da
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu nhiều

Tuy nhiên, những vấn đề này đều rất hiếm khi xảy ra. Chảy máu kéo dài sau khi lấy máu có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kết quả bình thường

Nồng độ canxi ion hóa bình thường ở người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau. Ở người lớn, nồng độ canxi ion hóa dao động trong khoảng 4,64 đến 5,28 miligam trên decilit [mg/dL] là bình thường. Phạm vi bình thường ở trẻ nhỏ là 4,8 đến 5,52 mg/dL.

Kết quả bất thường

Nếu nồng độ canxi ion hóa trong máu ở mức thấp hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề như:

  • Suy tuyến cận giáp, có nghĩa là tuyến cận giáp hoạt động kém
  • Kháng hormone tuyến cận giáp di truyền
  • Hấp thụ canxi kém
  • Thiếu vitamin D
  • Nhuyễn xương hoặc còi xương - tình trạng xương mềm, yếu mà đa phần là do thiếu vitamin D
  • Thiếu hụt magiê
  • Thừa phốt pho
  • Viêm tụy cấp
  • Suy thận
  • Suy dinh dưỡng
  • Nghiện rượu

Mặt khác, nồng độ canxi ion hóa trong máu cao có thể là do:

  • Cường tuyến cận giáp hay tuyến cận giáp hoạt động quá mức
  • Lối sống ít vận động
  • Hội chứng sữa - kiềm, lượng canxi trong cơ thể tăng cao do uống quá nhiều sữa, thuốc kháng axit hoặc canxi cacbonat
  • Đa u tủy xương - một bệnh ung thư phát sinh từ tương bào [một loại tế bào bạch cầu có chức năng tạo ra kháng thể]
  • Bệnh Paget - một chứng rối loạn dẫn đến biến dạng do sự hình thành và hủy xương bất thường
  • Bệnh u hạt - một bệnh lý viêm xảy ra ở mắt, da và các cơ quan khác
  • Bệnh lao - một bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra
  • Ghép thận
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid
  • Một số loại khối u
  • Bổ sung vitamin D quá liều

Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể kết quả xét nghiệm và hướng dẫn các bước tiếp theo nếu kết quả bất thường.

Tổng lượng calci trong cơ thể ước tính khoảng từ 1 đến 2 kg, trong đó có 98% nằm trong xương và răng. Phần calci còn lại trong máu có khoảng 10% gắn với các anion [phosphate, bicarbonate], 50% là calci ion hóa [dạng tự do] và 40% được gắn với các protein huyết tương, chủ yếu là albumin. Xét nghiệm calci sẽ giúp xác định được lượng calci trong máu của chúng ta.

1. Mục đích của xét nghiệm calci máu

Xét nghiệm calci máu để xác định nồng độ calci toàn phần trong huyết thanh, xét nghiệm giúp cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa calci trong cơ thể. Xét nghiệm là cơ sở để theo dõi một loạt các tình trạng bệnh lý liên quan như: rối loạn protein và vitamin D, bệnh lý xương, thận, tuyến cận giáp và bệnh lý đường tiêu hóa.

Xét nghiệm calci trong máu

Xét nghiệm được dùng để đánh giá các bệnh lý ác tính do các tế bào ung thư giải phóng calci thường gây tăng nồng độ calci máu.

Xét nghiệm calci ion hóa đặc biệt được dùng cho các trường hợp tăng hoặc giảm nồng độ calci máu song nồng độ calci toàn phần ở mức ranh giới và có biến đổi nồng độ protein huyết thanh.

2. Cách lấy bệnh phẩm calci máu

Bệnh phẩm để làm calci máu được lấy từ tĩnh mạch tay của người bệnh, sau đó được đưa vào ống có chất chống đông Heparin. Ống máu được đưa về phòng xét nghiệm, thực hiện ly tâm để tách huyết thanh hoặc huyết tương sau đó được xác định nồng độ calci.

Thông thường không yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu, tránh không cần đặt garo thì tốt.

3. Giá trị bình thường của calci máu

Giá trị bình thường của calci huyết thanh:

  • Calci toàn phần: 2.1 - 2.6 mmol/L.

  • Calci ion hóa: 1.15 - 1.3 mmol/L.

Tăng nồng độ calci máu toàn phần thường gặp trong các trường hợp sau:

  • Cường cận giáp tiên phát.

  • Tăng do nguyên nhân ung thư: ví dụ ung thư vú, phổi, thận.

  • Bệnh u tạo hạt: bệnh sarcoidose, lao, bệnh phong, bệnh u hạt do silicone, bệnh u hạt tăng bạch cầu ái toan, sốt do mèo cào.

  • Tác dụng của các thuốc: ngộ độc vitamin D và vitamin A, lạm dụng thuốc trung hòa acid dịch vị [Antacid abuse], dùng thuốc lợi tiểu quá mức thiazide.

  • Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày: bệnh Paget.

  • Sau ghép thận.

  • Nhiễm toan hô hấp.

  • Bệnh leukemia.

  • Các bệnh lý nội tiết: nhiễm độc giáp, khối u tuyến cận giáp, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận.

Tăng nồng độ calci ion hóa trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm toan hóa máu.

  • Khối u xương di căn.

  • Hội chứng nhiễm kiềm do sữa.

  • Đa u tủy xương.

  • Các khối u sản xuất giống PTH.

  • Ngộ độc vitamin D.

Cơ chế điều hòa calci trong cơ thể

Giảm nồng độ calci máu thường gặp do các nguyên nhân:

  • Giảm protein máu, nhất là khi nồng độ albumin máu thấp.

  • Giảm hấp thu calci: người bị ỉa chảy mạn, nghiện rượu.

  • Người bị suy dinh dưỡng nặng.

  • Bệnh suy thận.

  • Hội chứng thiếu vitamin D.

  • Suy cận giáp, giả suy cận giáp.

  • Viêm tụy cấp.

  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.

  • Truyền máu ồ ạt.

  • Giảm magie máu do đi kèm với giảm bài xuất hormone cận giáp.

  • Còi xương và chứng nhuyễn xương.

  • Do sử dụng các thuốc: EDTA, Calcitonin, thuốc điều trị ung thư, truyền dịch muối,…

  • Di căn u nguyên bào xương.

Giảm nồng độ calci ion hóa máu trong các trường hợp:

  • Suy cận giáp tiên phát hoặc thứ phát.

  • Kiềm hóa máu.

  • Thiếu hụt vitamin D.

  • Hội chứng sốc do độc tố.

  • Tắc mạch do mỡ.

  • Giảm hấp thu.

4. Các yếu tố làm thay đổi kết quả calci máu

Việc đặt garo tĩnh mạch quá lâu sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm calci máu.

Nồng độ calci huyết thanh sẽ bị tăng khi có:

  • Tăng albumin máu ở những bệnh nhân đa u tủy xương.

  • Mất nước nặng.

  • Hạ natri máu do làm tăng tỷ lệ calci gắn với protein và làm tăng nhẹ calci toàn phần.

Nồng độ calci huyết thanh giảm khi:

  • Giảm nồng độ magie máu khi sử dụng hóa chất chống ung thư.

  • Tăng nồng độ phosphate máu: dùng thuốc nhuận tràng, thụt tháo bằng dịch có phosphate, điều trị hóa chất chống ung thư,…

  • Hòa loãng máu.

  • Giảm nồng độ albumin máu.

Việc sử dụng sai ống chống đông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm, ví dụ nếu mẫu máu được lấy trên ống chống đông EDTA sẽ cho kết quả xét nghiệm calci sai hoàn toàn.

5. Lợi ích của xét nghiệm calci máu

Định lượng calci máu giúp xác định nồng độ calci toàn phần trong huyết thanh, cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa calci phospho của cơ thể. Vì vậy, đây là:

  • Xét nghiệm không thể thiếu trong điều chỉnh:

+ Chứng co cứng cơ, dị cảm, chuột rút.

+ Hôn mê không rõ nguồn gốc.

+ Nôn không giải thích được.

  • Xét nghiệm hữu ích để theo dõi:

+ Suy thận.

+ Tình trạng giảm hấp thu.

+ Viêm tụy cấp.

+ Các khối u di căn xương.

+ Bệnh nhân được điều trị bằng digitalis, calcitonin hay thuốc lợi tiểu.

Các thực phẩm giàu calci

Định lượng calci ion hóa là xét nghiệm không thể thiếu tại các khoa Hồi sức - Cấp cứu, đặc biệt xét nghiệm này được coi là không thể thay thế trong các tình huống như sau ghép gan và truyền máu.

6. Làm xét nghiệm calci máu ở đâu?

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập thực hiện được xét nghiệm calci máu.

Với bề dày lịch sử hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu Việt Nam cùng đội ngũ bác sĩ, các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã mang lại sự hài lòng cho hàng triệu khách hàng.

Các xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đảm bảo kết quả chính xác và thời gian trả kết quả nhanh chóng.

Ngoài ra, MEDLATEC còn liên kết thực hiện Bảo lãnh viện phí với trên 30 công ty bảo hiểm trên toàn quốc. Các khách hàng có thẻ bảo hiểm của công ty này khi đến khám chữa bệnh sẽ được hướng dẫn và sử dụng các ưu đãi trong thẻ.

Có thể kể đến một số công ty bảo hiểm mà MEDLATEC đang thực hiện liên kết như công ty bảo hiểm dầu khí PVI, bảo hiểm nhân thọ Manulife, bảo hiểm nhân thọ AIA, bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Bảo Minh,...

Liên hệ tổng đài 1900 565656 hoặc truy cập website medlatec.vn để biết thêm thông tin về các dịch vụ y tế và được tư vấn tận tình nhất.

Video liên quan

Chủ Đề