Coông ty liên doanh tiếng anh là gì năm 2024

Joint Venture là gì? Có những lợi ích gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm Joint Venture và đặc điểm, lợi ích của hình thức hợp tác này, hãy cùng tìm hiểu qua các phân tích trong bài viết này!

Joint Venture là gì?

Joint Venture – Liên doanh (Chiến lược liên doanh/doanh nghiệp liên doanh) là một hình thức hợp tác kinh tế ở trình độ tương đối cao, được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ưu điểm cũng như hạn chế riêng, song đều nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Liên doanh có thể được thực hiện giữa 2 doanh nghiệp độc lập với nhau, hoặc giữa một doanh nghiệp độc lập với chính phủ, hoặc với một doanh nghiệp nước ngoài dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Các bên tham gia sẽ cùng góp vốn để thành lập công ty, hoặc xây dựng dự án và cùng nhau quản lý, phát triển, chia lợi nhuận như đã bàn bạc và thống nhất.

Chiến lược liên doanh còn là phương thức hợp tác kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro cho một doanh nghiệp, hoặc khi doanh nghiệp không đủ năng lực, nguồn vốn để thực hiện đầu tư một mình. Nhờ liên doanh, doanh nghiệp có thể huy động được nguồn lực lớn, tạo điều kiện cho các bên khai thác công nghệ, thị trường và tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia liên doanh là yếu tố quyết định đến mức độ tham gia quản lý, phần trăm lợi nhuận. Bên nào góp vốn nhiều hơn đồng nghĩa với việc có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhiều hơn và được hưởng mức lợi nhuận cao hơn.

Tóm lại, có thể hiểu về liên doanh theo các ý ngắn gọn dưới đây:

· Công ty liên doanh được thành lập như một công ty độc lập;

· Là sự kết hợp, hợp tác giữa hai hoặc các công ty, tập đoàn với nhau hoặc với chính phủ, chứ không phải do từng cá nhân liên doanh với nhau;

· Việc quản lý dựa trên sự bình đẳng giữa các bên đối tác nhằm đem lại lợi ích cao nhất;

· Mức độ tham gia quản lý và % lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các bên;

· Không cho phép chủ sở hữu 100%.

“Với hình thức liên doanh, bên nào góp nhiều vốn hơn thì có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhiều hơn và hưởng lợi nhuận cao hơn.”

Những lợi ích của Joint Venture là gì?

Có thể nói, liên doanh là hướng đi nhanh và ngắn khi doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh lớn mạnh nhanh chóng, hoặc muốn đảm nhận những dự án lớn nhưng không đủ năng lực khi thực hiện một mình… Chiến lược liên doanh sẽ là mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

· Kết hợp các nguồn lực: Khi liên doanh, các bên có thể kết hợp nguồn lực của cả 2 bên để tạo ra thuận lợi cho kinh doanh: nhân lực, nguồn vốn, mối quan hệ…, giúp thực hiện dự án nhanh chóng và tiện lợi.

· Chuyên nghiệp hóa chuyên môn: Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức hoạt động riêng biệt và thế mạnh chuyên môn khác nhau. Khi liên doanh, những yếu tố chuyên môn này sẽ hội tụ lại với nhau một cách chọn lọc, tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp.

· Tiết kiệm chi phí: Việc liên doanh giúp cho doanh nghiệp tận dụng được tối đa các mối quan hệ của cả hai bên tham gia. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, như chi phí tiếp thị, bao bì, hoặc PR…

· Dễ dàng thâm nhập thị trường mới: Khi một doanh nghiệp muốn khai thác thị trường nước ngoài, việc liên doanh với công ty bản địa ở đó sẽ giúp doanh nghiệp có hiểu biết về tính chất của thị trường mới cũng như phát triển được chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ đó, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận có thể đạt được tối đa.

Ưu điểm và hạn chế của Joint Venture là gì?

Là một hình thức hợp tác kinh doanh hay, song liên doanh vẫn sẽ có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng của nó. Vậy ưu và khuyết điểm của Joint Venture là gì?

Ưu điểm:

– Liên doanh giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro hơn là sở hữu toàn bộ, vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro đối với phần góp vốn của mình.

– Là hình thức để công ty nghiên cứu, học hỏi và thâm nhập vào thị trường nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ.

– Cải thiện tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa khi họ được khuyến khích tham gia liên doanh với công ty nước ngoài, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài được chính phủ yêu cầu chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước, hay có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập liên doanh.

– Cơ hội cải thiện vốn, công nghệ và nguồn nhân lực khi thực hiện những dự án tầm cỡ quốc tế

– Cơ hội cho các doanh nghiệp lớn mở rộng thị trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh hoặc quy mô công ty.

Nhược điểm:

– Có thể xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên tham gia do không thống nhất được các khoản đầu tư hoặc phần chia lợi nhuận.

– Có thể xảu ra tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và quy mô nhỏ.

– Khả năng rủi ro lớn nếu như công ty liên doanh có trục tắc.

– Rào cản ngôn ngữ, tư duy, văn hóa giữa các bên hợp tác

– Gặp nhiều vấn đề về pháp lý khi liên doanh các dự án liên quan đến văn hóa.

Các hình thức liên doanh phổ biến

Các hình thức liên doanh được phân chia dựa vào mục đích, cách thức các bên tham gia liên doanh. Dưới đây là 4 hình thức kinh doanh phổ biến:

· Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture): là hình thức liên doanh mà trong đó các bên thỏa thuận đầu tư, hợp tác cùng nhau để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh và tung ra thị trường.

· Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): trong đó các bên tập trung đến việc sản xuất, khai thác các nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm thành phẩm. Có thể thấy các công ty sản xuất linh phụ kiện cho ô tô, máy móc, kỹ thuật, điện tử liên doanh theo hình thức này rất nhiều.

· Liên doanh mua lại (Buyback joint venture): Một liên doanh mua lại được thành lập khi doanh nghiệp sản xuất có quy mô tối thiểu nhất định nhưng lại muốn có quy mô lớn hơn và không đủ năng lực. Liên doanh sẽ là phương án tốt nhất để có thể có được quy mô lớn hơn.

· Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture): xảy ra khi một đối tác liên kết với một doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi bên. Ví dụ, một nhà sản xuất hợp tác với một đại lý bán lẻ để phân phối bán hàng tốt hơn. Hoặc một đơn vị sản xuất quần áo thời trang sẽ liên doanh với một đơn vị bán lẻ mặt hàng này để có thể nâng cao hiệu quả và cả hình ảnh/thương hiệu của mỗi bên.

Khi nào thì nên giải thể liên doanh?

Các liên doanh thường được hình thành với những mục tiêu nhất định và không nhất thiết phải hoạt động như một quan hệ đối tác lâu dài. Dưới đây là một số lý do phổ biến để giải thể liên doanh:

– Khoảng thời gian ban đầu được thành lập để liên doanh hoạt động đã hoàn thành và các bên đồng ý rằng không thu được thêm lợi ích nào khi tiếp tục liên doanh.

– Mục tiêu riêng của mỗi bên không còn phù hợp với mục tiêu chung của liên doanh.

– Các vấn đề pháp lý hoặc tài chính đã phát sinh với một hoặc cả hai bên khiến việc tiếp tục liên doanh không còn khả thi.

Liên doanh không có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể nào và người ta cho rằng không có khả năng tăng trưởng đáng kể khi tiếp tục thỏa thuận. Nói cách khác, các bên nhận thấy rằng những lợi ích mà họ hy vọng sẽ thu được từ liên doanh đã không thành hiện thực và không có khả năng đạt được ngay cả khi liên doanh được tiếp tục.

Những thay đổi trong điều kiện thị trường, chẳng hạn như các chính sách kinh tế mới hoặc sự thay đổi điều kiện chính trị, khiến các đối tác liên doanh kết luận rằng liên doanh không còn có khả năng mang lại lợi nhuận cho một trong hai bên.

Sự khác biệt giữa công ty con (Subsidiaries), Associates và Joint Venture là gì?

Công ty con (Subsidiaries)

Công ty con được định nghĩa là một đơn vị được kiểm soát bởi một đơn vị khác.

Kiểm soát có nghĩa là công ty mẹ có thể chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của các công ty con để thu được lợi ích từ hoạt động của công ty con. Quyền kiểm soát có thể đạt được nếu có được hơn 50% quyền biểu quyết. Điều này thường được thực hiện bằng cách mua hơn 50% cổ phần của công ty con. Nhà đầu tư kiểm soát khi có tất cả những điều sau đây:

(a) Có quyền đối với bên được đầu tư;

(b) Có khả năng hoặc quyền đối với các khoản lợi nhuận thay đổi từ sự tham gia của các bên được đầu tư; và

(c) Có khả năng sử dụng quyền lực của mình đối với bên được đầu tư để ảnh hưởng đến số lợi nhuận của nhà đầu tư.

Liên doanh (Joint Venture)

Liên doanh là một thỏa thuận chung, theo đó các bên tham gia có quyền kiểm soát chung đối đối với tài sản ròng của thỏa thuận.

Liên kết (Associates)

Associates là một tổ chức mà nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể.

Ảnh hưởng đáng kể có nghĩa là quyền tham gia vào các quyết định chính sách tài chính và hoạt động của bên được đầu tư nhưng không phải là quyền kiểm soát hoặc cùng kiểm soát các chính sách đó. Ảnh hưởng đáng kể thường có được bằng cách mua hơn 20% quyền biểu quyết nhưng ít hơn 50%.

Trên đây là những chia sẻ về Joint Venture là gì cùng các thông tin liên quan. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về Joint Venture, đặc điểm, lợi ích cũng như hạn chế mà nó mang lại. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh theo chiến lược liên doanh, hãy đọc thật kỹ để nắm rõ hơn về cách thức hợp tác này nhé. Chúc bạn thành công!

Joint Venture là gì tiếng Việt?

Joint venture trong tiếng Việt có nghĩa là liên doanh. Thuật ngữ này được dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều tổ chức để thực hiện một dự án kinh doanh. Sự hợp tác này có thể là hai doanh nghiệp độc lập hoặc giữa một doanh nghiệp với một chính phủ (doanh nghiệp nước ngoài).

Công ty liên kết trong tiếng Anh là gì?

Công ty liên kết tiếng Anh là Affiliated Company, được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh hai bên cùng có lợi, với hiệu quả chi phí và vốn của các bên liên kết.

Liên danh trong tiếng Anh là gì?

Liên danh (tiếng Anh: Joint name) là một khái niệm rất phổ biến trong đấu thầu.

Phương thức liên doanh là gì?

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý và cùng chia lợi nhuận. Liên doanh có thể được thực hiện giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân hoặc giữa các doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân.