Củ ngưu bàng bán ở đâu

Mô tả: Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có khía và phân nhánh, cao 1-2m. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân; phiến lá to rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới. Hoa đỏ hay tím nhạt họp thành đầu to 3-4cm; các lá của bao chung kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bế, màu xám nâu điểm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng vàng.

Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9 của năm thứ hai.

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Arctii, thường gọi là Ngưu bàng tử. Ở Âu châu, người ta thường dùng rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây của Âu châu, Tây Á, Sibêri, Himalaya, Nhật Bản, Angiêri. Ta nhập trồng từ năm 1959 làm thuốc ở vùng núi cao Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, chỉ thấy cây trồng trong vườn của đồng bào miền núi. Trồng bằng hạt. Sang năm thứ hai, khi cây có quả, thu hái cụm quả chín, phơi khô rồi lấy quả [thường gọi là hạt] dùng sống hoặc sao qua đến thơm và nổ lép bép là được. Giã nát dùng vào thuốc thang. Rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, dùng tươi hay phơi khô ở nhiệt độ 70o, sau khi đã chẻ dọc rễ.

Thành phần hoá học: Quả và lá chứa một chất đắng là arctiosid [arctiin] khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin; còn có lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin [45%], rễ tươi chứa tinh dầu; còn có tanin, acid stearic, một carbur hydrogen và một phytosterol. Không có glucosid, alcaloid và hoạt chất đắng trong rễ.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu [loại được acid uric], khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.

Công dụng: Cây Ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Trong Bản thảo Nam dược, cụ Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá Ngưu bàng non gọi là rau Cẩm Bình nấu canh ăn rất tốt, hạt [quả] chữa phong lở, mày đay, bụng sình.

Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn cũng làm cho chóng mọc. Ngày dùng 6-10g, dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Rễ thường được dùng trị mụn nhọt, cụm nhọt, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, loét, mất trương lực, viêm hạch, vết thương có mủ. Thường dùng dưới dạng nước sắc 40g/lít. Dùng ngoài lấy rễ tươi nấu nước rửa. Bên ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài và các chứng đau khác.

Mua Ngưu Bàng Tử 

Các bài thuốc Nam từ NGƯU BÀNG TỬ

Các món ăn nấu bằng NGƯU BÀNG TỬ

[Nam An Market tổng hợp và biên soạn]

Know your foods with Nam An - You don't have to eat less, just have to eat right

-----------------

21 Thảo Điền, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP HCM _ ĐT: 028 3519164
303 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 01, Quận Tân Bình, TP HCM _ ĐT: 028 38421275
Hotline: 0903.166.228

Củ ngưu bàng được sử dụng để nấu canh dưỡng sinh mà rất nhiều người ăn chay ngày nay thường sử dụng

Ngưu bàng, tên khoa học là ArctumLappa thuộc họ thực vật Asteraceae, đây là một loại rau, vị thuốc được dùng rộng rãi ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên. Rễ cây ngưu bàng có mùi vị đặc trưng đi từ nhạt sang ngọt và hơi hăng tuỳ thuộc và tuổi và chất lượng của rễ; trong củ ngưu bàng còn một vị hơi đắng rất khó nhận ra. Người ta cho rằng mùi vị ngon nhất nằm ngay bên dưới lớp vỏ. Rễ mềm nhất khi còn non tươi; dễ gãy khi bị uốn cong, củ ngưu bàng mềm hơn củ cà rốt. Rễ được xử lý khéo sẽ có mầu sắc tươi giòn. Rễ già mỏng hơi khô và hơi hoá gỗ, có mùi như mùi đất. Rễ là phần bổ dưỡng nhất chứa nhiều inulin, vitamin B và các khoáng chất khác.

Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hoạt tính sinh học của ngưu bàng là: Lợi tiểu, hạ nhiệt, hạ đường huyết, kháng sinh, chống u bướu. Ngoài ra củ ngưu bàng còn có chất chống oxy hoá[antioxidant] nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa được chứng ung bướu, hạ thấp cholesterol trong máu. Mới đây một số nghiên cứu đã ghi nhận ngưu bàng có tác dụng làm tan sỏi thận và có tác dụng chống ung bướu. Trong sách của Đỗ Tất Lợi cũng đã nêu tác dụng của ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng phát tán phong nhiệt, Trung Quốc còn sử dụng ngưu bàng giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi khả năng sau khi bị tai biến mạch máu não,

Ngưu bàng là một trong những loại món ăn quan trọng của phương pháp Thực dưỡng vì nó tạo KIỀM DƯƠNG - một thứ năng lượng rất quí cho người bệnh và người dư a xít...

Cách sử dụng và các món ăn từ củ ngưu bàng

Những cọng rễ rất non được rửa sạch và ăn sống, vỏ của củ ngưu bàng rất mềm dễ chầy sước, nhưng chúng thường được ăn dưới dạng chín. Rễ cây ngưu bàng được bảo quản tốt nhất khi đất còn bám đầy cho đến tận khi gần đem đi nấu. Người ta rửa hoặc chùi sạch rễ và làm sao để không động đến lớp thịt thơm tho nằm ngay dưới vỏ.

Tuỳ theo cách nấu, rễ thường được cắt thành từng khúc dài 2,5 cho đến 5 cm, thái vát hoặc chẻ nhỏ như cọng tăm; sau đó ngâm trong nước khoảng 15 phút cho chất đắng tạo bởi inulin được nhả ra nếu bạn muốn làm như vậy; nếu thấy không cần thiết thì thôi. Nước ngâm lúc này ngả sang mầu xanh lục, bỏ thêm ít muối và chanh để ngưu bàng không bị ngả mầu. Hầu hết cách sử dụng đều vớt ra để ráo khoảng nửa tiếng, sau đó xấy khô hoặc làm áp chảo v.v… thường thì người ta hay đập giập rễ cho mềm sau đó cắt thành khúc nhỏ.

Ngưu bàng thường được nấu theo nhiều cách: luộc, xào, nấu chúng với một vài loại rau củ khác dùng làm canh. Nó cũng được chiên ròn như khoai tây và dùng với tamari

Củ ngưu bàng  là nguyên liệu chính cùng với  nấm đông cô; cà rốt; củ cải trắng  trong món canh dưỡng sinh được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng có tác dụng tốt cho sức khỏe con người và có tác dụng hỗ trợ để điều trị một số bệnh mãn tính như đường huyết, cao huyết áp, tăng mỡ máu, thoái hoá xương khớp, suy giảm chức năng não, lão suy, đục thủy tinh thể...

Canh dưỡng sinh là món ăn được nhiều người Nhật sử dụng vì nó mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, giúp phòng ngừa ung bướu và kéo dài tuổi thọ. Có lẽ nhờ vậy mà Nhật Bản luôn là đất nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. 

Nguồn gốc canh dưỡng sinh Nhật Bản

Người phát minh ra món canh dưỡng sinh này là ông Lập Thạch Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y Hóa phòng ngừa Nhật Bản. Ông làm ra món canh này với hy vọng nó sẽ trở thành phương thuốc hổ trợ điều trị căn bệnh ung bướu, giúp cứu sống con người ở những phút “thập tử nhất sinh”.

Nhiều người Nhật đã sử dụng món canh dưỡng sinh này để chữa bệnh. Một số người mắc bệnh ung bướu vào thời kỳ cuối không còn hy vọng sống sót, nhờ uống nước canh dưỡng sinh mà đã kéo dài được sự sống

Những bệnh nhân bị bệnh đường huyết và viêm gan C cũng đã khỏi bệnh nhờ uống canh dưỡng sinh thường xuyên.

Canh dưỡng sinh ngưu bàng có tác dụng gì?

Món canh này được làm từ 5 nguyên liệu khác nhau bao gồm: củ cải trắng, lá củ cải trắng, cà rốt, nấm đông cô và củ ngưu bàng.

Theo ông Lập Thạch Hòa, món canh này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng giúp phục hồi tế bào, bổ sung chất đạm cho cơ thể, tốt cho xương cốt, giúp cơ thể tự sản sinh hơn 30 chất có hoạt tính kháng sinh.

Đặc biệt, canh dưỡng sinh còn chứa amityrosine, đây là chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung bướu. Với những gì đã nghiên cứu, người bệnh ung bướu sau 3 ngày sử dụng, các tế bào ung bướu sẽ bị khống chế, ngừng phát triển.

Canh dưỡng sinh còn giúp lọc sạch máu, kích thích sự tăng trưởng của tế bào lành, gia tăng bạch cầu và hồng cầu nhanh gấp 3 lần bình thường. Chính vì vậy mà cơ thể người có sức đề kháng cao chống lại nhiều bệnh tật.

Cách làm món canh dưỡng sinh

Nguyên liệu: ¼ củ cải trắng; 5 – 6 lá củ cải trắng; 1 nấm đông cô; Nửa củ cà rốt; Nửa củ Ngưu Bàng [ củ ngưu bàng khô ][hình dáng giống củ cà rốt nhưng dài gấp 3 lần, vỏ màu nâu vàng]

Cách làm:

Gọt vỏ và rửa sạch củ cải trắng, cà rốt và củ ngưu bàng. Sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn, không nên thái quá nhỏ. Lá củ cải trắng và nấm đông cô cũng đem rửa sạch, thái miếng nhỏ.

Dùng nồi thủy tinh lớn để nấu canh [không được dùng nồi từ chất liệu khác]. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi rồi thêm nước sao cho phần nước ngập gấp 3 lần phần nguyên liệu là được. Đun canh đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, ninh thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ thì tắt bếp.

Sử dụng nước canh dưỡng sinh này thay thế nước trà để uống hàng ngày, phần xác dùng để ăn. Trong thời gian dùng canh dưỡng sinh để điều trị bệnh, bạn cần kiêng không ăn thịt cá, thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật. Như vậy thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Địa chỉ bán ngưu bàng, nơi bán ngưu bàng uy tín

Ngưu bàng được đào sau đó phiến nhỏ để phơi khô, ngưu bàng được dùng nhiều trong bài thuốc, canh dưỡng sinh được nhiều người sử dụng

Quý khách mua ngưu bàng được giao miễn phí tại thành phố hồ chí minh, ngưu bàng tại búpxanh được làm khô đạt chất lượng cao sử dụng chữa bệnh.

Tại Búpxanh có bán nấm đông cô và củ ngưu bàng khô hãy liên hệ với chúng tôi

Video liên quan

Chủ Đề