Đã bao nhiêu ngày kể từ ngày 30/12/2006

1. Người xin nhận con nuôi, bao gồm:

a. Người thường trú tại nước mà nước đó cùng thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Người thuộc đối tượng này được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài [đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006 của Chính phủ] làm con nuôi, cụ thể:

- Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em mồ côi; Trẻ em khuyết tật, tàn tật; Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác; Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

- Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

- Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.

b. Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP [đã được sửa đổi bổ sung] làm con nuôi:

- Người có thời gian công tác, học tập, làm việc tại ViệtNamtừ 06 tháng trở lên. Thời gian 06 tháng được tính theo một lần nhập - xuất cảnh ViệtNam; nếu hai vợ chồng xin nhận nuôi con nuôi thì chỉ cần một người đáp ứng điều kiện này;

- Người có vợ chồng, cha, mẹ là công dân ViệtNamhoặc người gốc ViệtNam. Người gốc Việt Nam được hiểu theo quy định tại Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 05-10-2001 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Điều 1 Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg ngày 31-7-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27-10-1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài là người hiện nay hoặc trước đây đã có quốc tịnh Việt Nam; người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam;

- Người có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.

Quan hệ họ hàng được hiểu là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi [theo bên nội hoặc bên ngoại]. Trường hợp người có quan hệ họ hàng là ông, bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin nhận nhau làm con nuôi thì không giải quyết.

Quan hệ thân thích là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là chồng với con riêng của vợ hoặc vợ với con riêng của chồng.

c. Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi và cũng không thuộc các trường hợp:có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi [quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung] thì chỉ được xin nhận con nuôi là trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại gia đình hoặc các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoặc trẻ em mồ côi đang sóng tại gia đình.

d. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung] làm con nuôi, không phụ thuộc vào việc Việt Nam với nước ngoài nơi người đó định cư cùng hoặc không cùng thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi.

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi, bao gồm:

a. Trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại ViệtNam. Cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp được hiểu là cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập theo Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày31-5-2001của Chính phủ [sau đây gọi tắt là cơ sở nuôi dưỡng]. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [UBND cấp tỉnh] chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho Cục Con nuôi quốc tế danh sách các cơ sở nuôi dạy này và danh sách trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng đó có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi.

Việc giới thiệu trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi phải tuân thủ các quy định sau:

- Ưu tiên giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở trong nước; việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là biện pháp cuối cùng khi không thể tìm được mái ấm gia đình cho trẻ ở trong nước;

- Chỉ được giới thiệu trẻ em làm con nuôi sau 30 ngày, kể từ ngày trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng; đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thì chỉ được giới thiệu làm con nuôi sau 60 ngày, kể từ ngày phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi;

- Trẻ em bị bỏ rơi đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng chỉ được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cấp tỉnh trở lên mà không có thân nhân đến nhận và cũng không được người trong nước nhận làm con nuôi;

b. Trẻ em đang sống tại gia đình được cho làm con nuôi người nước ngoài nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP [đã được sửa đổi bổ sung].

Đối với trẻ em có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi thì chỉ được giải quyết cho làm con nuôi của cô, cậu, gì, chú, bác [bên nội hoặc bên ngoại] ở nước ngoài, nếu trẻ em đó bị mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị mồ côi mẹ hoặc cha, còn người kia không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó; trường hợp trẻ em còn cha, mẹ nhưng cả cha và mẹ đầu không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó thì trẻ em cũng được giải quyết cho làm con nuôi.

Trong trường hợp trẻ em tuy có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi nhưng trẻ em đó còn cả cha và mẹ, sức khoẻ của trẻ em và của cha mẹ bình thường, cha mẹ vẫn có khẳ năng lao động và có điều kiện để bảo đảm chăm sóc con mình tại Việt Nam, thì không giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài.

c. Trẻ em khuyết tật, tàn tật là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác [trước đây sống tại cơ sở nuôi dưỡng hoặc sống tại gia đình] đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài hoặc được người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết tại Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như đối với trẻ em không còn hộ khẩu thường trú trong nước.

Video liên quan

Chủ Đề