Đặc trưng di truyền của quần the là gì

Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở:


A.

nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. 

B.

số lượng cá thể và mật độ cá thể.

C.

tần số alen và tỉ lệ thành phần kiểu gen. 

D.

số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.

Bài 1 trang 83 sgk Sinh học 12 nâng cao: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học.

Lời giải:

- Quần thể được hiểu là một tập hợp cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định, có mối quan hệ về mặt sinh sản [quần thể giao phối]. Về mặt di truyền học, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối.

- Đặc trưng: Mỗi quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các alen, các kiểu gen, các kiểu hình. Quần thể giao phối là quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

   + Vốn gen: là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể. Vốn gen bao gồm những kiểu gen riêng biệt, được biểu hiện thành kiểu hình nhất định.

   + Tần số tương đối của các alen: được tính bằng tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen thuộc một locus trong quần thể.

   + Tần số của một kiểu gen [kiểu hình]: được tính bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.

Khái niệm quần thể:

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau. [quần thể giao phối]

Vốn gen: tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.

- Đặc điểm của vốn gen được thể hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:

+ Tần số alen: Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó tại thời điểm xác định.

Tần số tương đối của 1 alen có thể được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.

Ví dụ: P: x AA + y Aa + z aa = 1

Tần số alen A = x + y/2; Tần số alen a = z + y/2

Tần số kiểu gen:tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

Ví dụ: Một quần thể cây đậu Hà Lan có 1000 cây, trong đó 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có kiểu gen aa.

                                           Tần số kiểu gen AA = 500/1000 = 0,5

                                           Tần số kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2

                                           Tần số kiểu gen aa = 300/1000 = 0,3

1: Các đặc trưng di truyền của quần thể 

A, Định nghĩa quần thể

  • Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống

B,  Đặc trưng di truyền của quần thể

  • Vốn gen: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể
  • Tần số alen:
    • Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
  • Tần số kiểu gen của quần thể:
    • Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể

2: Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần

A, Quần thể tự thụ phấn

Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:

Tần số KG AA=[1- [12]n[12]n]/2 

Tần số KG Aa = [12]n[12]n

Tần số KG aa = [1- [12]n[12]n]/2

Kết luận: 

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp

B,  Quần thể giao phối gần

  • Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần
  • Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Một quần thể có tổng số alen A là 1200, alen a là 800. Tính tần số alen A và alen a có trong quần thể đó?

Gợi ý trả lời:

Tổng số alen A = 1200

Tổng số alen a = 800

⇒ Tổng số alen a + A= 1200+ 800= 2000

Vậy tần số alen A trong quần thể là 1200/ 2000= 0,6 %

Tần số alen a trong quần thể là 800/ 2000 = 0,4 %

Ví dụ 2: 

Một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau: 0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa [được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó]

  • Gọi p là tần số tương đối của alen A
  • Gọi q là tần số tương đối của alen a

Tính tần số tương đối của alen A và alen a?

Gợi ý trả lời:

pA = [0.6 + 0.2/2] = 0.7

qa = [0.2 + 0.2/2] = 0.3

Ví dụ 3:

Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần [trong vòng 3 đời] kết hôn với nhau?

Gợi ý trả lời:

Dựa vào hậu quả của hiện tượng giao phối gần, khi giao phối gần sẽ làm biến đổi cấu trúc di truyền theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử ⇒ Đời con mang nhiều biến đổi nguy hại.

Mọi thông tin chi tiết về ôn thi khối B cũng như du học Y Nga, vui lòng liên hệ:

TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD

Địa chỉ : Biệt thự số 31/32 đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại liên hệ : 024 665 77771 – 0966 190708 [thầy Giao] 

Website: //fmgroup.com/

Email: 

Sinh Học Lớp 12 – Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống 

  • Vốn gen: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể
  • Tần số alen: Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
  • Tần số kiểu gen của quần thể: Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể

Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:

Tần số KG AA=[1−[12]n]2

Tần số KG Aa=[12]n

Tần số KG aa=[1−[12]n]2

Kết luận:

Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.

Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì được gọi là giao phối gần

Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần sẽ biến đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử

  • Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
  • Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
  • Quá trình giao phối ngẫu nhiên là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình [đa dạng] về kiểu gen và kiểu hình
  • Các quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình

  • Các cá thể giao phối tự do với nhau
  • Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
  • Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định

Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen [thành phần kiểu gen] của quần thể tuân theo công thức sau:

p2+2pq+q2=1    

p: tần số alen trội, q: tần số alen lặn [p + q  = 1]

Định luật hacđi vanbec:

Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thê hệ. ​​Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức :

p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.

Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1

Điều kiện nghiệm đúng

  • Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều
  • Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.
  • Không có đột biến chọn lọc tự nhiên
  • Không có đột biến
  • Không có sự di- nhập gen giữ các quần thể

Tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. Vốn gen của quần thể

B. Tính trạng của quần thể

C. Kiểu hình của quần thể

D. Thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 3: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự

A. Mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối

B. Mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối

C. Ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

D. Mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

Câu 4: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec?

A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể

C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá

D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen

Câu 5: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

A. Cho quần thể sinh sản hữu tính

B. Cho quần thể tự phối

C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng

D. Cho quần thể giao phối tự do

Đáp án:

1. C

2. A

3. C

4. C

5. D

Link bài: //hochay.com/sinh-hoc-lop12/sinh-hoc-lop-12-chuong-3-bai-13-cau-truc-di-truyen-cua-quan-the-hoc-hay-816.html

#sinhhoc12 #sinhhoclop12 #lythuyetsinhhoc12 #lythuyetsinhhoclop12 #tracnghiemsinhhoc12 #sinhhocnanghoc12 #onthisinhhoc #hochay

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :]

Video liên quan

Chủ Đề