Đang cho con bú có được an thịt chó không

Thịt chó là một món ăn dân giã của người Việt Nam, chứa rất nhiều chất đạm, canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mặc dù, chứa các dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng do thói quen ăn uống nên có một số bà mẹ không thể ăn được món này nên gây ảnh hưởng đến tâm lý của rất nhiều bà mẹ khác. Chính điều này, khiến cho nhiều chị em đặt câu hỏi bà đẻ có ăn được thịt chó không?

Bà đẻ có ăn được thịt chó không?

Đang cho con bú có được an thịt chó không
Thịt chó có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh internet

Theo quan điểm từ dân gian, thịt chó có tác dụng thông mạch, tiêu viêm, tốt cho những người suy nhược sau sinh. Cũng theo y học cổ truyền thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, không độc, có tác dụng bổ tỳ thận, trừ hàn, trợ dương, là vị thuốc cường tráng, nhẹ người, ích khí.

Theo y học hiện đại, thịt chó chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. Cứ 100g thịt chó sẽ cung cấp 348 calo, vừa là thực phẩm ngon, vừa là “vị thuốc” cực kỳ tốt cho những người có máu hàn. Chính vì vậy, món ăn này sẽ rất tốt cho những phụ nữ sau sinh. Đặc biệt là món cháo thịt chó mang lại hiệu quả cao trong việc làm mát sữa, hỗ trợ điều trị thận dương hư, chính khí suy yếu… Hơn nữa, khi món cháo thịt chó được hầm chung với lá đinh lăng sẽ tạo ra một “vị thuốc” bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh, có tác dụng bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa, giải độc, tiêu sưng viêm, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống huyết hôi sau sinh ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu mẹ hoặc trẻ bị dị ứng thì không nên ăn món này. Chính vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về thực phẩm này trước khi dùng nhé!

Cách nấu cháo thịt chó tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

Nguyên liệu:

  • Chân chó: 2-4 cái.
  • Lá đinh lăng: 1 nắm.
  • Gạo nếp: 1 nắm.

Đang cho con bú có được an thịt chó không
Cháo thịt chó tốt cho mẹ và lợi sữa cho bé. Ảnh internet

Cách thực hiện:

- Chân chó làm sạch và đem thui vàng, thui sạch cả phần kẽ chân.

- Lá đinh lăng và gạo nếp rửa thật sạch. Gạo cần ngâm 1 lúc để cho nở ra.

- Sau đó lấy lá đinh lăng cho vào nồi nước cùng nửa lít nước đun sôi rồi vặn nhỏ lửa riu riu khoảng 10 phút. Tiếp theo vớt sạch lá, để lại phần nước trong.

- Cho gạo và chân chó vào hầm đến nhừ, nếm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức.

Các lưu ý khi bà để ăn thịt chó

Sau đây là một số lưu ý, phụ nữ sau sinh cần chú ý để tận dụng hết được các dưỡng chất của loại thực phẩm này:

Đang cho con bú có được an thịt chó không
Trừ những trường hợp bị dị ứng, còn lại mẹ nên ăn thịt chó để mát sữa cho con. Ảnh internet

  • Những người chịu nóng kém, dễ bị táo bón và khó ngủ thì không nên ăn thịt chó. Những người cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này. Vì chúng có thể làm cho tình hình bệnh nặng hơn.
  • Nếu bị cảm lạnh, thích ăn uống nóng, dễ đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen, liệt dương, bị bệnh đái dầm thì có thể ăn món này, tốt cho sức khỏe.
  • Các chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh không nên ăn thịt chó cùng với các loại thực phẩm sau: chè, tỏi, thịt dê, lòng trâu, thịt gà... vì sẽ gây ra hiện tượng đau âm ỉ, dễ sinh đầy hơi.
  • Bạn nên ăn thịt chó vào buổi chiều, hạn chế ăn quá khuya. Do buổi chiều tối thời tiết mát mẻ, ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Hoặc có thể ăn vào ngày nào mát trời.

Với những thông tin bài viết cung cấp, hy vọng đã cung cấp được thật nhiều kiến thức cho các chị em hiểu rõ hơn về vấn đề bà đẻ có nên ăn thịt chó không, để có thể tận dụng hết được công dụng của loại thực phẩm này. 

Bà đẻ có ăn được thịt chó không?

Đang cho con bú có được an thịt chó không

Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Được, thịt chó bổ máu, giúp lợi sữa

Thịt chó chứa nhiều đạm, chất béo, khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt. Theo Đông y, thịt chó có có tác dụng bổ tỳ thận, trừ hàn lạnh, trợ dương, ích khí, thông mạch, tiêu viêm, bổ máu, tốt để bồi bổ cho người suy nhược. Đối với phụ nữ sau sinh, thịt chó còn giúp lợi sữa, kích thích tử cung tống xuất dịch ứ đọng ra ngoài.

Do đó, phụ nữ sau sinh có thể ăn thịt chó, nhưng cần lưu ý:

- Những mẹ cơ địa nóng (hay nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn, dễ táo bón) thì không nên ăn thịt chó vì thịt chó có tính nóng. 

- Những mẹ có huyết áp cao hoặc hay bị mẩn ngứa không nên ăn thịt chó.

- Không nên ăn thịt chó cùng với chè (trà), tỏi, thịt dê, lòng trâu, thịt gà... vì sẽ gây đau bụng âm ỉ, đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.

- Không ăn quá nhiều thịt chó mà cần ăn chế độ ăn hợp lý, cân bằng các chất. Tránh ăn vào tối khuya.

Món ngon lợi sữa từ thịt chó cho mẹ sau sinh: Cháo thịt chó lá đinh lăng

Đang cho con bú có được an thịt chó không

Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Món ngon lợi sữa: Cháo thịt chó lá đinh lăng

Nguyên liệu: Chân chó: 2-4 cái, lá đinh lăng: 1 nắm, gạo nếp: 1 nắm.

Cách làm:

- Chân chó làm sạch, thui vàng, thui sạch cả phần kẽ chân.

- Lá đinh lăng và gạo nếp rửa sạch. Ngâm gạo 30 phút.

- Lấy lá đinh lăng cho vào nồi nước cùng nửa lít nước đun sôi, vặn nhỏ lửa riu riu khoảng 10 phút rồi vớt lá ra, để lại phần nước trong.

- Cho gạo và chân chó vào hầm đến khi mềm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Dược sĩ Thảo Nguyên -

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

Đang cho con bú có được an thịt chó không

Đang cho con bú có được an thịt chó không

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044

Câu hỏi:

Xin chào bác sĩ, Tôi muốn hỏi là sau khi sinh con có được ăn thịt chó và thịt trâu không

Trả lời:

Đang cho con bú có được an thịt chó không

Được trả lời bởi

Tôn Thất Thanh Long

8 năm kinh nghiệm4.0

Chào bạn BS đã đọc câu hỏi của bạn và tư vấn như sau: Sau sinh có nên ăn thịt chó? Với nhiều người thì thịt chó là món ăn được ưa chuộng ở Việt Nam, theo y học cổ truyền thịt chó có vị mặn, chua, không độc, tính nóng có tác dụng ôn bổ tùy thận, trừ hàn, trợ dương, là vị thuốc cường tráng yên ngũ tạng, ích khí, nhẹ người. Bên cạnh đó, thịt chó chứa nhiều lipid, protid, P, Fe, Ca. Cứ mỗi 100g thịt sẽ cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng carbonat, phosphat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người máu hàn. Món cháo chân chó đối với phụ nữ sau sinh đặc biệt có hiệu quả cao trong việc thông mạch, tiêu viêm, lợi sữa càng tốt hơn cho những người bị suy nhược cơ thể, thận dương hư, chính khí suy yếu… Ngoài nấu với gạo thì món cháo chân chó còn được hầm chung với lá đinh lăng. Cả ba thứ này cộng lại vừa có tác dụng bổ tì vị, thông mạch, chống hư tổn, lợi sữa, vừ giúp tiêu sưng viêm, giải độc, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống đẩy huyết hôi sau khi sinh. Lưu ý khi ăn thịt chó sau khi sinh Những sản phụ kém chịu nóng, bị táo bón, mất ngủ thì thịt chó không phải là món ăn thích hợp. Bên cạnh đó, những người cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này. Những người bị bệnh ung thư, tim mạch cũng không nên ăn. Những người thường cảm thấy lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, hay ăn uống nóng, thường bị đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen do lạnh, tỳ thận lưỡng hư hoặc liệt dương thì thịt chó là món ăn tốt cho cơ thể. Trẻ con bị bệnh đái dầm cũng nên ăn món này. Như vậy sau sinh có nên ăn thịt chó không? Thực tế thì sau khi sinh, trong thời gian cho con bú không cần phải kiêng hoàn toàn thịt chó nhưng nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho sản phụ và bé. Còn đối với thịt trâu thì sao? Về góc độ dinh duỡng, thịt bò hay thịt trâu đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên về mặt sức khoẻ, thịt trâu lại tốt hơn thịt bò. Theo phân tích của các nhà dinh dưỡng, thịt trâu còn có ưu điểm ít mỡ hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 - 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 - 22%. Hơn nữa, lượng sắt có trong thịt trâu lại hơn hẳn thịt bò. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ phân tích thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn với 85g thịt trâu, có 160calori, 26g protein, 5g tổng chất béo , 2g chất béo bảo hòa,49mg Cholestrerol. Cũng với 85g thịt bò các thành phần nói trên tương đương nhau, nhưng Cholestreol ở thịt bò là 76mg cao hơn so với thịt trâu (49mg). Thịt trâu có màu hồng tái, mỡ trắng, thớ to, mùi tanh, không thơm như thịt bò. Dí ngón tay vào không thấy rít. Theo Đông y, thịt trâu có vị ngọt, tính hơi hàn (lạnh), không độc. Tác dụng trị liệu là trị được chứng phong thấp sưng tê, đau lưng, phù chân, bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt. Thịt trâu có thể dùng để chữa huyết hư, nóng trong xương, mồ hôi trộm. Cách làm như sau: thịt trâu hoặc xương tủy xương hầm làm món ăn hằng ngày với các loại khoai sắn, củ cải, ngó sen, củ súng cùng các loại rau thơm. Với những phụ nữ bị tắc tia sữa, hãy lấy thịt mũi trâu, phần láng bóng quanh 2 lỗ mũi để nấu canh với mướp khía và hành hoa cả củ và lá tươi. Có thể nấu với đu đủ, mít non, hành. Thịt trâu còn có nhiều món ăn bổ dưỡng khác: Nầm trâu xào cà rốt để sáng mắt, thịt mũi trâu (phía trước) chữa tiêu khát. Dân gian nói thịt trâu mát không tốt cho thai phụ nhưng chưa hề có chứng cứ khoa học nào khẳng định điều này. Thân ái chào bạn.

Tags: