Đào móng sập nhà bên cạnh có phải đến không

Mới đây, vụ sập nhà 3 tầng ở Lào Cai do hàng xóm đào móng thi công đang được nhiều người quan tâm. Trước đó, ở Lào Cai cũng xảy ra sự việc tương tự. Khi đó, chủ nhà từng có ý định bán với giá 6 tỷ đồng. 

Ngôi nhà 3 tầng bất ngờ đổ sập

Ngày 14/12, vụ việc một ngôi nhà 3 tầng [2 tầng 1 tum] ở TP Lào Cai đổ sập khiến nhiều người bàng hoàng. Căn nhà nằm trên đường Phan Chu Trinh [phường Cốc Lếu, TP Lào Cai]. 

Khoảng 16h chiều 14/12, người dân xung quanh bất ngờ trước tiếng nổ lớn. Sau đó, căn nhà 3 tầng đổ sập. Vài phút sau đó, hiện trường chỉ còn lại là một đống đổ nát. 

Hiện trường vụ sập nhà 3 tầng chiều 14/12

Theo một nhân chứng, khi nhà bên cạnh đào móng, nền và tường nhà số 16 có dấu hiệu sụt lún. Chỉ trong tích tắc, sập nhà bụi bay tứ tung khiến mọi người hoảng hốt. Vụ sập nhà còn khiến một phần tường số nhà 14 nứt vỡ. Rất may, người trong nhà kịp chạy ra ngoài nên không ai bị thương. 

Chủ tịch UBND TP Lào Cai Đào Đăng Khoa cũng xác nhận, sau sự cố sập nhà không có thương vong xảy ra. Nguyên nhân được xác định do nhà bên cạnh đang đào móng nhà. Căn nhà bị sập do cấu trúc yếu nên xảy ra tình trạng đáng tiếc. 

Theo thông tin mới nhất từ báo Người Lao Động, sau vụ sập nhà, các bên liên quan đã làm việc với nhau. Chủ nhân căn nhà bị đổ sập chính là bà Nguyễn Thị S. Còn chủ nhân công trình đang xây móng là ông Tống Văn Đ. 

Sau khi bàn bạc, phía nhà ông Đ. thống nhất xây lại nhà mới cho bà S. Bên cạnh đó, trong thời gian xây nhà, ông Đ. sẽ thuê nhà cho bà S. ở. 

Không phải trường hợp duy nhất

Trước đó, hồi tháng 4/2021 cũng xảy ra vụ sập nhà trong đêm ở Lào Cai. Nguyên nhân cũng do hàng xóm thi công móng nhà. 

Cụ thể, khoảng 3h sáng ngày 12/4, căn nhà 3 tầng ở số 117 đường Quy Hóa, phường Kim Tân, TP Lào Cai bất ngờ đổ sập. Nguyên nhân bước đầu được xác định là do căn nhà số 119 đang thi công móng nhà. Căn nhà mới xây từng có xin cấp phép xây dựng 4 tầng. Trong đó, căn nhà sẽ có tầng âm để gửi xe. 

Căn nhà của ông Páo bị sập hoàn toàn

Ngay sau vụ việc, chính quyền địa phương đã làm việc với 2 bên gia đình. Mọi người đều mong muốn tìm phương án khắc phục chung. Theo lãnh đạo UBND phường Kim Tân, vụ việc không gây thiệt hại về người. Căn nhà có 2 ông bà cao tuổi sinh sống, con cái đi làm xa. Thời điểm xảy ra vụ việc, cụ ông đi vắng. Cụ bà thấy dấu hiệu bất thường đã kịp thời ra ngoài.

Chủ ngôi nhà – ông Giàng Seo Páo cho biết, khi đang ở Mường Khương [Lào Cai], ông bất ngờ nhận tin sập nhà. Nghe tin, ông vội vã về nhà. Sau vụ việc, vợ ông hoảng sợ, được đưa lên nhà người thân ở Sa Pa ở tạm. Ngôi nhà ngổn ngang, mọi giấy tờ, quần áo vẫn chưa tìm được.

Theo lãnh đạo phường Kim Tân, đây là căn nhà đã cũ. Nhà được xây từ năm 1993, tài sản bên trong không có nhiều. Sau khi làm việc với chủ nhà xây mới, người này nhất trí bồi thường theo quy định. 

Phải bỏ ra 6 tỷ để “đền bù”?

Liên quan đến vụ việc cũ, Vietnamnet dẫn lại lời ông Páo cho biết: “Trong nhà tôi có để khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, toàn bộ giấy tờ của 2 vợ chồng và giấy tờ nhà giờ đã bị chôn lấp, chưa tìm được. Ngôi nhà này là của con gái để cho 2 vợ chồng tôi ở”.

Cũng theo ông Páo, chủ nhà thi công bên cạnh đã chấp nhận mọi phương án đền bù. Trước đó, khi ngôi nhà bên cạnh thi công đã có cam kết với gia đình ông. Họ nhấn mạnh, nếu xảy ra sự cố sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Theo Điều 174 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng

“Nhà họ không đào sâu thì làm sao sập nhà tôi được. Họ đào sâu xuống tận 4m thì mới sập nhà. Sau sự việc xảy ra, con tôi chắc cũng không muốn ở đây. Có thể nó sẽ bán lại cho nhà bên cạnh rồi mua chỗ khác”, ông Páo nói.

Nhiều thông tin cho rằng, gia đình ông định bán căn nhà với giá 6 tỷ đồng. Khi được hỏi, ông cho hay: “Cũng phải khoảng đó đấy”.

Theo Điều 174 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng. Phải bảo đảm an toàn. Không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định. Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Theo Điều 605 Bộ Luật dân sự 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Nhà tôi đào móng [chỉ đào trong phần đất nhà tôi, không lấn chiếm] nhưng khiến nhà bên cạnh bị lún sụt thì có phải bồi thường không ạ?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý:

Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là bao gồm có lỗi vi phạm, hành vi vi phạm, hậu quả thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi đó. Cụ thể trong trường hợp của bạn, hậu quả thiệt hại được xác định trong quá trình xây dựng [đào móng], nhà bên cạnh đã bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiệt hại về tài sản và cụ thể ở đây căn cứ theo quy định tại điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.”

Do đó, tài sản của nhà hàng xóm bạn là căn nhà bị sụt lún, có khả năng dẫn đến tình trạng cả ngôi nhà bị ảnh hưởng về chất lượng và “tuổi thọ” của nó, không đảm bảo an toàn lâu dài cho chủ sở hữu và những người sử dụng khác. Điều này có nghĩa việc xây nhà của bạn có thể đã ảnh hưởng xấu tới kết cấu nhà, nền, móng… của nhà bên cạnh

Về vấn đề xác định có hành vi vi phạm của gia đình bạn trong quá trình thi công hay không thì việc đầu tiên là phải làm rõ nguyên nhân thực sự gây nên hiện tượng trên. Mặt khác theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đào móng không lấn chiếm sang đất nhà bên cạnh, đào trong phần diện tích đất nhà mình cho nên vẫn cần xác định chính xác bởi cơ quan có thẩm quyền về việc bạn đào móng có thực sự là nguyên nhân gây sụt lún cho nhà bên cạnh.

Căn cứ theo quy định tại điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”

Đây là nghĩa vụ chung mà khi thi công công trình nhà cửa, chủ sở hữu cần phải đáp ứng các quy chuẩn xây dựng và nếu vi phạm, gây ra lỗi và để lại hậu quả thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ thiệt hại của gia đình nhà bên cạnh.

Mức bồi thường thiệt hại [nếu có] do hai bên tự thỏa thuận với nhau hoặc nếu không thỏa thuận được thì bên có tài sản là diện tích nhà bị sụt lún sẽ làm đơn khởi kiện ra Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Thực tế, việc xây nhà làm sập nhà bên cạnh không phải chuyện hiếm. Xây nhà làm sập nhà bên cạnh, phải bồi thường thế nào?

Câu hỏi: Trong quá trình đào móng xây nhà mình, ngôi nhà 3 tầng bên cạnh cũng bị sập, không có ai bị thương hay tử vong. Nhà hàng xóm đòi tôi phải xây mới toàn bộ căn nhà với thiết kế cũ cho họ. Tôi không đồng ý và có yêu cầu Ủy ban giải quyết nhưng Ủy ban nói chúng tôi về tự thỏa thuận. Tôi muốn hỏi rằng, xây nhà làm sập nhà bên cạnh, tôi phải bồi thường thế nào?

Trường hợp nào phải bồi thường nếu xây nhà mà nhà hàng xóm bị sập?

Điều 111 Luật Xây dựng 2014 quy định, khi thi công xây dựng công trình cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

- Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ...

Như vậy, khi xây nhà, bạn hoặc đơn vi thi công nhà bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận.

Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2015  cũng quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Nếu có căn cứ cho rằng, việc thi công móng nhà bạn là nguyên nhân dẫn đến việc sập đổ nhà hàng xóm thì bạn hoặc đơn vị đang thi công có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo quy định.

Tuy nhiên, để xác định chính xác trách nhiệm bồi thường của bạn cho hàng xóm, trước hết, cần xác định nguyên nhân khiến cho căn nhà sập đổ. Lý do bởi bên thi công nhà mới có lỗi hay do chính ngôi nhà đã cũ và tự sụp đổ. Nếu bên thi công có lỗi thì mới phải bồi thường.


 

Nếu xác định được bên thi công có lỗi khiến nhà hàng xóm bị sập đổ thì bên thi công phải bồi thường. 

Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Như vậy, trong trường hợp xác định được bên có lỗi thì việc bồi thường sẽ do chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa thực hiện. Nếu có lỗi của đơn vị thi công thì đơn vị này cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BXD, việc bồi thường thiệt hại do Chủ đầu tư [chủ nhà] và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Nếu Chủ đầu tư và bên hàng xóm bị sập nhà không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Trường hợp khi thi công vi phạm trật tự xây dựng mà gây sụp đổ công trình lân cận thì Chủ đầu tư phải dừng thi công xây dựng công trình và có biện pháp di dời ngay người và tài sản của công trình lân cận. Chủ đầu tư có trách nhiệm:

- Thuê và trả chi phí thuê nhà ở cho bên bị thiệt hại. Nhà được thuê phải đảm bảo các yếu tố về khoảng cách đi lại, diện tích, hạ tầng xã hội để bên bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Trường hợp không thuê được hoặc bên bị thiệt hại tự tìm chỗ ở [tương đương nơi ở bị ảnh hưởng] thì chủ đầu tư có trách nhiệm trả cho bên bị thiệt hại số tiền tương ứng với số tiền thuê nhà và chi phí di chuyển tài sản.

- Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

Trường hợp Chủ đầu tư và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại và một bên có đơn yêu cầu gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thỏa thuận lần đầu trong vòng 05 ngày.

Nếu thỏa thuận lần đầu không thành hoặc không tổ chức được thỏa thuận lần đầu do một trong các bên vắng mặt, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai trong 07 ngày.

Tại buổi thỏa thuận lần hai mà một trong các bên vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có mặt nhưng hai bên không thống nhất được mức bồi thường thiệt hại thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thuê tổ chức tư vấn, có tư cách pháp nhân để xác định mức bồi thường thiệt hại.

Chi phí thuê do Chủ đầu tư [gia đình có công trình xây dựng] chi trả.

Sau khi tổ chức tư vấn đã xác định mức bồi thường thiệt hại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành yêu cầu Chủ đầu tư chuyển tiền vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng do Ủy ban nhân dâncấp xã làm chủ tài khoản. Chủ đầu tư chỉ được tiếp tục thi công xây dựng sau khi đã chuyển đủ số tiền vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng.

Như vậy, nếu bạn vẫn chưa thể thỏa thuận được với hàng xóm về mức bồi thường và Ủy ban nhân dân cũng không giải quyết cho bạn thò bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân để yêu cầu Tòa án phán quyết mức bồi thường.

Thiệt hại về tài sản sẽ bao gồm một số khoản như tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại…

Trên đây là giải đáp xây nhà làm sập nhà bên cạnh, phải bồi thường thế nào? Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài 

 19006199 để được tư vấn kịp thời.

>> Xây nhà trái phép bị xử phạt thế nào? Có phải tháo dỡ không?

Video liên quan

Chủ Đề