Dấu hiệu lâm sàng chính của trẻ bị tim bẩm sinh

Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tim ở trẻ em

(Cập nhật: 10/4/2018)

Việc phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ rất quan trọng cho công tác điều trị. Phóng viên Báo Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, để giúp bạn đọc nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.

Dấu hiệu lâm sàng chính của trẻ bị tim bẩm sinh

Đo điện tim cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

- Xin bác sĩ cho biết trẻ bị bệnh tim thường có dấu hiệu như thế nào?

+ Trẻ bị tim bẩm sinh thường có những biểu hiện khá rõ nét, bởi vậy, nếu cha mẹ để ý có thể dễ dàng nhận thấy. Với trẻ mới sinh bình thường, nếu bị bệnh tim bẩm sinh, khi bú hay khóc, thường kèm theo biểu hiện khó thở hoặc chỉ bú được chốc lát là rời vú mẹ, thở nhanh, cánh mũi phập phồng nhanh mạnh, cằn nhằn, cáu gắt. Ngoài ra, trẻ có thể bị tím môi khi bú hoặc khóc.

Với trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ có hội chứng down, sứt môi, thiếu hoặc thừa ngón chân, đầu quá to hoặc quá nhỏ so với bình thường thì nên đưa trẻ đi kiểm tra tim mạch, bởi những trẻ này thường có nguy cơ bị các dị tật tim bẩm sinh cao hơn.

Với những trẻ tim bẩm sinh có biểu hiện muộn thì khi lớn hơn chút thường bị ho, thở khò khè lặp đi lặp lại nhiều lần; thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, kèm theo viêm phổi. Cơ thể trẻ thường còi cọc, thể chất kém, chậm lớn. Có những trẻ da xanh xao, môi, ngón chân, đầu ngón tay tím bầm và tím đậm khi trẻ khóc hoặc rặn, trẻ thường vã mồ hôi, lạnh... Trẻ bị tim bẩm sinh thường chậm phát triển hơn so với những em bé bình thường khác, như: Chậm mọc răng, chậm lên cân, chậm biết bò, chậm lật, ăn kém, bú kém…

Ngay khi mang thai, các bà mẹ nên đi siêu âm tim thai ở chuyên khoa tim mạch để phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh ở thai nhi nếu có. Từ đó có sự chuẩn bị và hướng xử trí phù hợp. Với tiến bộ của kỹ thuật siêu âm, phần lớn các ca tim bẩm sinh đều có thể được phát hiện từ lúc thai nhi mới vài tháng tuổi. 

Dấu hiệu lâm sàng chính của trẻ bị tim bẩm sinh

Các bác sĩ khoa Tim mạch Bệnh viện ĐK tỉnh tiến hành bít thông liên thất bằng dụng cụ qua da cho bệnh nhi 16 tháng tuổi bị dị tật tim bẩm sinh.

- Nguyên nhân nào gây tình trạng trẻ bị tim bẩm sinh, thưa bác sĩ?

+ Hiện nay, các dị tật tim hay gặp ở trẻ thường là thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, hẹp van động mạch phổi, không lỗ van ba lá, tứ chứng Fallot… 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, trong đó có sự sai lệch nhiễm sắc thể hoặc do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị tim bẩm sinh hoặc người mẹ bị tim bẩm sinh thì con sinh ra có nguy cơ bị tim bẩm sinh cao.

Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác, như: Trong quá trình mang thai người mẹ tiếp xúc với tia phóng xạ, tia gamma, tia X-quang...; hoặc người mẹ phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại; uống thuốc động kinh, thuốc an thần... làm rối loạn nhiễm sắc thể trong bào thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu mang thai, nếu cơ thể người mẹ bị nhiễm virut Rubella, con sinh ra dễ bị tim bẩm sinh. Hoặc trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị các bệnh như: Tiểu đường thai kỳ, bệnh lupus ban đỏ… cũng là nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh ở trẻ.

- Bệnh tim bẩm sinh điều trị có phức tạp không, thưa bác sĩ?

+ Tim bẩm sinh là bệnh nguy hiểm nhưng hiện nay, với sự phát triển của y học, nếu được can thiệp sớm hầu hết sẽ chữa khỏi hoàn toàn, trẻ có cơ hội trở lại với cuộc sống khỏe mạnh. Trẻ mắc bệnh nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 5 tuổi. Thậm chí, có những dạng tim bẩm sinh phải mổ ngay từ những tháng đầu sau sinh bởi nếu không được mổ, trẻ biến chứng viêm phổi do thừa máu hoặc suy tim vì thiếu máu dẫn đến tử vong sớm. Hiện nay, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh đều có thể can thiệp hoặc phẫu thuật sửa chữa được và bệnh có thể khỏi hoặc ổn định lâu dài. Cũng có trường hợp bệnh tim bẩm sinh phức tạp thì phẫu thuật khó khăn và chỉ ổn định được theo từng giai đoạn.

Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể hoạt động, sinh hoạt và học tập bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, như: Giữ ấm cho trẻ khi mùa đông đến; vệ sinh cơ thể sạch sẽ và cho con ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng. Không cho con làm việc nặng, chơi quá sức. Trẻ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Cho con đi khám theo định kỳ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật để các bác sĩ có thể theo dõi tiến trình phát triển của bệnh, hiệu quả điều trị cũng như quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật.

Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hiện đã tiến hành bít dù cho các trường hợp tim bẩm sinh, như: Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, nong van bằng bóng hoặc phẫu thuật vá các lỗ thông và sửa, thay van tim...

Nguồn: Baoquangninh.com.vn

Những thay đổi với hệ thống tuần hoàn này xuất hiện sau vài nhịp thở đầu tiên, dẫn đến

  • Chức năng đóng của lỗ bầu dục

Sức cản động mạch phổi giảm mạnh do giãn mạch gây ra do sự giãn nở phổi làm tăng Pao2, và giảm Paco2. Với lực đàn hồi của xương sườn và thành ngực làm giảm áp lực khoảng kẽ của phổi, làm tăng thêm lưu lượng máu qua các mao quản phổi. Tăng dòng máu trở về tĩnh mạch phổi làm tăng áp lực tâm nhĩ trái, do đó làm giảm sự chênh lệch áp giữa tâm nhĩ trái và phải; ảnh hưởng này góp phần giúp đóng chức năng của lỗ bầu dục.

Khi dòng máu qua phổi được thiết lập, máu trở về tĩnh mạch phổi tăng lên, làm tăng áp lực tâm nhĩ trái. Tăng thông khí làm tăng Pao2, làm co động mạch rốn. Lưu lượng máu rau thai giảm hoặc ngừng, làm giảm lượng máu trở về tâm nhĩ phải. Do đó, áp lực nhĩ phải giảm trong khi áp lực nhĩ trái tăng lên; kết quả là hai thành phần thời kỳ bào thai của vách ngăn giữa tâm nhĩ được đẩy lại với nhau, (vách tiên phát và vách thứ phát) làm dừng sự lưu thông máu qua lỗ bầu dục. Ở hầu hết các trường hợp, hai vách ngăn liên kết với nhau và lỗ bầu dục đóng lại.

Ngay sau khi chào đời, sức cản hệ thống trở nên cao hơn sức cản của phổi, trái ngược với thời kì bào thai. Do đó, hướng dòng máu chảy qua ống động mạch bị đảo ngược, tạo ra shunt trái sang phải (được gọi là sự tuần hoàn chuyển tiếp). Tình trạng này kéo dài từ vài phút sau khi sinh (khi dòng máu đến phổi tăng lên và đóng chức năng lỗ bầu dục) cho đến khoảng từ 24 đến 72 giờ, khi ống động mạch bị co lại. Máu qua ống động mạch từ động mạch chủ có phân áp oxy cao (Po2) kèm theo sự thay đổi chuyển hóa prostaglandin, dẫn đến co thắt và đóng ống động mạch. Một khi các ống động mạch đóng lại, tuần hoàn của trẻ giống như tuần hoàn ở người trưởng thành. Hai tâm thất lúc này bơm máu liên tục và không có shunt chệch áp giữa tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống.

Trong những ngày đầu ngay sau sinh, một trẻ sơ sinh bị căng thẳng có thể trở lại với tuần hoàn của bào thai. Trẻ sơ sinh ngạt với tình trạng thiếu oxy và tăng carbonic máu gây co thắt các động mạch phổi và giãn ống động mạch, đảo ngược các quá trình được mô tả phía trên và dẫn đến tồn tại luồng shunt từ phải sang trái, thông qua-còn ống động mạch Còn ống động mạch (PDA)

Dấu hiệu lâm sàng chính của trẻ bị tim bẩm sinh
, làm mở lại lỗ bầu dục, hoặc cả hai. Hậu quả, trẻ sơ sinh bị thiếu oxy máu nặng có thể có tình trạng tăng áp động mạch phổi dai dẳng Tăng huyết áp phổi dai dẳng của trẻ sơ sinh hoặc tồn tại tuần hoàn thai nhi (mặc dù không có tuần hoàn rốn). Mục tiêu của điều trị là loại bỏ các tình trạng gây ra sự co thắt mạch phổi.

Tim bẩm sinh – dị tật bẩm sinh phổ biến nhất luôn là một trong những vấn đề hàng đầu được quan tâm hiện nay. Ở nước ta, vẫn còn rất nhiều trường hợp tim bẩm sinh được phát hiện muộn dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị cho trẻ. Điều này để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho trẻ nhỏ trong tương lai, chính vì thế việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh qua bài viết dưới đây.

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật được hình thành do sự phát triển không hoàn thiện của tim ngay từ trong thời kỳ bào thai. Cấu trúc của tim có thể gặp khiếm khuyết ở van tim, cơ tim, buồng tim. Sau khi sinh, những dị tật này vẫn tồn tại khiến chức năng và hoạt động của tim bị ảnh hưởng, dẫn đến tuần hoàn máu bất thường.

Bệnh tim bẩm sinh là loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới chiếm tỷ lệ khoảng 1%. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chu sinh và sơ sinh do dị tật bẩm sinh, mặc dù kết quả đã được cải thiện đáng kể nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật can thiệp.

Dấu hiệu lâm sàng chính của trẻ bị tim bẩm sinh

Với những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, trẻ cần được can thiệp phẫu thuật sớm trong năm đầu đời. Tỷ lệ mắc bệnh lý nhiễm trùng và tử vong sẽ tăng lên nếu chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị. Vì thế, việc nhận biết phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tim ở trẻ là vô cùng quan trọng.

Hiện nay, nhờ kỹ thuật siêu âm thai, ta có thể phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ngay từ trong thai kỳ. Tuy nhiên ở nước ta, ý thức chăm sóc và quản lý thai kỳ vẫn còn thấp nên rất nhiều trường hợp khi trẻ chỉ được phát hiện bệnh khi đã biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng.

2. Phân loại bệnh tim bẩm sinh

Tùy vào trẻ bị dị tật ở vị trí nào, mức độ tổn thương, có phối hợp nhiều dị tật hay không mà ta có nhiều bệnh lý tim bẩm sinh khác nhau. Dựa vào hai vấn đề: "Trẻ có tím hay không tím?" và "Máu lên phổi nhiều hay ít?", ta chia tim bẩm sinh thành 4 nhóm sau:

a. Không tím + Máu lên phổi nhiều: Nhóm luồng thông trái – phải

Nhóm này gồm có bốn bệnh lý thường gặp là thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch và thông sàn nhĩ thất. Ta có thể phân biệt các bệnh lý này trên lâm sàng dựa vào vị trí và tính chất của tiếng thổi khi nghe tim.

b. Không tím + Máu lên phổi ít: Hẹp động mạch phổi

Hẹp động mạch phổi có thể xảy ra tại van, trước van hoặc sau van động mạch phổi. Trong các bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi có diễn tiến lâm sàng khá nhẹ nhàng, thậm chí có thể không biểu hiện triệu chứng ngay cả khi hẹp nặng nên . Vì vậy, đây là bệnh tim bẩm sinh thường được phát hiện ở tuổi trưởng thành.

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

c. Có tím + Máu lên phổi ít: Nhóm luồng thông phải – trái kèm hẹp động mạch phổi

Trong nhóm này gồm có các bệnh lý họ Fallot như tứ chứng Fallot, tam chứng Fallot, ngũ chứng Fallot và các bệnh tim bẩm sinh có tím phức tạp kèm hẹp động mạch phổi. Nếu triệu chứng tím xuất hiện ngay sau sinh, ta cần nghĩ tới các bệnh tim bẩm sinh có tím phức tạp kèm hẹp phổi. Nếu dấu hiệu bệnh tim này xuất hiện muộn vài tháng sau sinh, có thể hướng đến các bệnh lý họ Fallot.

d. Có tím + Máu lên phổi nhiều: Tim bẩm sinh tím phức tạp

Tim bẩm sinh tím phức tạp là tên thường gọi của nhóm luồng thông phải – trái không kèm hẹp phổi. Trong nhóm này gồm có các bệnh lý như đảo gốc động mạch, thân chung động mạch, thất phải hai đường ra, tim một thất hoặc một nhĩ,…

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Với những dị tật tim bẩm sinh, trẻ cần được can thiệp phẫu thuật sớm để ngăn chặn biến chứng suy tim. Việc chậm trễ điều trị không chỉ ảnh hưởng đến phát triển mà đôi khi còn có thể gây tử vong cho trẻ. Vì thế, việc nhận biết được các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh là vô cùng quan trọng.

a. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có triệu chứng tim bẩm sinh thường biểu hiện với sốc, tím tái, các triệu chứng hô hấp hoặc kết hợp chúng với nhau:

- Sốc: Thường xảy ra ở những bệnh tim bẩm sinh nguy kịch với tắc nghẽn nghiêm trọng ở tim trái. Trẻ bị sốc do ống động mạch đóng lại làm giảm tưới máu toàn thân.

- Tím tái: Da trẻ tím tái do thiếu oxy máu, ta có thể nhìn thấy dễ nhất khi quan sát môi trẻ.

- Triệu chứng hô hấp: Trẻ khó thở, thở gấp, rút lõm lồng ngực, khó bú. Đây là những triệu chứng bị gây ra bởi tình trạng phù phổi do sức cản mạch phổi giảm, lưu lượng máu phổi tăng nhanh.

Dấu hiệu lâm sàng chính của trẻ bị tim bẩm sinh

b. Đối với trẻ vài tháng tuổi

Một số trẻ mắc tim bẩm sinh không có triệu chứng ngay khi vừa sinh ra mà phải sau một thời gian mới có các dấu hiệu bệnh tim. Các triệu chứng thường gặp là:

- Chậm phát triển thể chất: Trẻ gầy yếu hơn so với các trẻ bình thường, có thể bị suy dinh dưỡng. Đôi khi, nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể chỉ có những giai đoạn chững phát triển lại.

- Hạn chế vận động: Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng này dễ quan sát nhất khi trẻ bú. Trẻ hay nghỉ giữa chừng khi bú mẹ và cảm thấy khó thở khi bú. Với trẻ lớn hơn, trẻ dễ mệt mỏi khi chơi đùa cùng các bạn.

- Viêm phổi tái diễn: Trẻ thường xuyên thở nhanh và có các đợt viêm phổi tái diễn hoặc viêm phổi kéo dài. Đây là triệu chứng do tình trạng máu lên phổi nhiều. Trẻ được gọi là viêm phổi tái diễn khi bị viêm phổi ≥3 lần/ năm hoặc ≥2 lần/ 6 tháng.

- Tím da, niêm mạc: Da trẻ tím tái, nhất là niêm mạc môi. Có một số trường hợp, trẻ chỉ xuất hiện các cơn tím thay vì biểu hiện liên tục. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, ở trẻ thiếu máu nặng rất khó phát hiện tím trên lâm sàng.

- Vã mồ hôi: Trẻ thường xuyên bị vã mồ hôi ngay cả khi không vận động nhiều.

Tóm lại, tim bẩm sinh là một bệnh lý nguy hiểm và không hề hiếm gặp ở nước ta, việc trang bị kiến thức về nó là vô cùng cần thiết. Trên đây là khái niệm cũng như những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh mà bạn cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với ISOFHCARE để được chúng tôi giải đáp sớm nhất nhé. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh