Dđóng chế độ duyệt web riêng tư gmail

Việc đảm bảo an toàn cho bạn trong môi trường mạng nghĩa là bảo vệ thông tin của bạn và tôn trọng quyền riêng tư của bạn. Đó là lý do trong mỗi sản phẩm Google tạo ra, chúng tôi tập trung vào việc bảo mật thông tin của bạn, xử lý thông tin một cách có trách nhiệm và giúp bạn nắm quyền kiểm soát. Đội ngũ của chúng tôi nỗ lực từng ngày để đảm bảo các sản phẩm của Google luôn an toàn bất kể bạn đang làm gì – duyệt web, quản lý hộp thư đến hay xem đường đi.

Sử dụng dữ liệu để giúp các sản phẩm và dịch vụ của Google trở nên hữu ích hơn

Dữ liệu hoạt động giúp các sản phẩm và dịch vụ hữu ích hơn

Dữ liệu cũng giúp chúng tôi:

  • Đảm bảo dịch vụ hoạt động như dự kiến.
  • Theo dõi tình trạng ngừng hoạt động hoặc khắc phục những sự cố mà bạn báo cáo cho chúng tôi.
  • Cải thiện dịch vụ. Ví dụ: nếu biết những cụm từ tìm kiếm thường bị viết sai chính tả, chúng tôi có thể cải thiện tính năng kiểm tra lỗi chính tả được dùng trên các dịch vụ của mình.

Google không bán thông tin cá nhân của bạn

Chúng tôi không bán thông tin cá nhân của bạn cho bất cứ ai. Quảng cáo giúp chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm của mình mà không tính phí và giúp những trang web cũng như ứng dụng hợp tác với chúng tôi trang trải chi phí cho nội dung của họ. Chúng tôi không bán thông tin cá nhân của bạn. Chúng tôi bảo mật dữ liệu của bạn trong mọi quá trình hiển thị quảng cáo cho bạn. Tìm hiểu thêm về cách hoạt động của quảng cáo.

Cách kiểm soát chế độ cài đặt quyền riêng tư của bạn

Nắm quyền kiểm soát thông tin cá nhân bằng các chế độ cài đặt dễ sử dụng

Bạn có thể tìm thấy tất cả thông tin quan trọng, các chế độ cài đặt về quyền riêng tư và bảo mật trong Tài khoản Google của mình. Chúng tôi đã tạo các công cụ như Trang tổng quan và trang Hoạt động của tôi để giúp bạn dễ dàng xem dữ liệu được lưu trong Tài khoản Google của mình. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các chế độ cài đặt quyền riêng tư mạnh mẽ như chế độ Kiểm soát hoạt động, cho phép bạn chọn dữ liệu hoạt động được lưu trong Tài khoản Google của bạn.

Hãy truy cập trang Kiểm tra quyền riêng tư để chọn những chế độ cài đặt quyền riêng tư phù hợp với bạn.

Tăng cường bảo mật cho tài khoản của bạn bằng các đề xuất phù hợp với bạn

Kiểm soát dữ liệu và hoạt động có thể được dùng để cá nhân hoá quảng cáo

Khi sử dụng các ứng dụng của Google, bạn có thể kiểm soát loại dữ liệu và hoạt động có thể được dùng để cá nhân hoá quảng cáo hoặc bạn có thể tắt hoàn toàn chế độ cá nhân hoá quảng cáo. Chúng tôi giúp bạn dễ dàng kiểm soát dữ liệu dùng để cá nhân hoá quảng cáo cho bạn trong phần Cài đặt quảng cáo. Dữ liệu này bao gồm dữ liệu mà chúng tôi phỏng đoán về mối quan tâm của bạn dựa trên hoạt động của bạn và hoạt động tương tác của bạn với những nhà quảng cáo khác hợp tác với chúng tôi để hiển thị quảng cáo, cũng như thông tin bạn thêm vào Tài khoản Google của mình.

Khi bạn đăng nhập vào Tài khoản Google, hãy quản lý cách quảng cáo của bạn được cá nhân hoá hoặc tắt hoàn toàn các quảng cáo được cá nhân hoá trong phần Cài đặt quảng cáo.

Kể từ khi có bản cập nhật iOS 14, Google không còn sử dụng Mã nhận dạng cho quảng cáo (IDFA) hoặc các thông tin khác trong phạm vi chính sách Minh bạch về việc theo dõi ứng dụng của Apple trên iOS đối với quảng cáo được cá nhân hoá và thông tin đo lường liên quan đến quảng cáo nữa.

Kiểm soát nhật ký tìm kiếm của bạn trên Google Tìm kiếm

Tuỳ thuộc vào chế độ cài đặt của bạn, các dữ liệu như cụm từ bạn tìm kiếm và đường liên kết bạn tương tác có thể được lưu trữ trong Tài khoản Google của bạn. Dữ liệu này giúp cải thiện trải nghiệm của bạn. Ví dụ: hoạt động gần đây của bạn có thể giúp bạn tiếp tục xem từ nơi bạn dừng lại trên Google Tìm kiếm. Google cũng có thể dự đoán từ khoá khi bạn nhập và cho phép bạn truy cập nhanh vào các nội dung tìm kiếm gần đây ngay cả trước khi bạn nhập.

Trong phần cài đặt Google Tìm kiếm, bạn có thể xem lại và xoá nhật ký tìm kiếm trên Google Tìm kiếm khỏi Tài khoản Google của mình, truy cập nhanh vào các chế độ kiểm soát quyền riêng tư có liên quan và tìm hiểu thêm về cách hoạt động của Google Tìm kiếm tại trang Dữ liệu của bạn trong Google Tìm kiếm. Bạn có thể thiết lập để nhật ký tìm kiếm tự động và liên tục bị xoá sau mỗi 3, 18 hoặc 36 tháng trong phần Hoạt động trên web và ứng dụng.

Kiểm soát Nhật ký vị trí của bạn

Nhật ký vị trí là một chế độ cài đặt cấp Tài khoản Google giúp bạn lưu những nơi bạn đến, có mang theo thiết bị di động và:

  • Bạn đã đăng nhập vào Tài khoản Google của mình,
  • Bạn đã bật tính năng Nhật ký vị trí, và
  • Tính năng Báo cáo vị trí đã được bật trên thiết bị.

Khi bật tính năng Nhật ký vị trí, bạn có thể được hưởng một số lợi ích trên các sản phẩm và dịch vụ của Google. Những lợi ích này bao gồm bản đồ dành riêng cho bạn, nội dung đề xuất dựa trên những địa điểm bạn đã ghé thăm, tính năng tìm điện thoại, thông tin giao thông theo thời gian thực trên tuyến đường bạn đi làm và quảng cáo hữu ích hơn.

  • Tính năng Nhật ký vị trí trên Tài khoản Google của bạn bị tắt theo mặc định và chỉ được bật lên nếu bạn chọn sử dụng.
  • Bạn có thể tạm dừng tính năng Nhật ký vị trí bất kỳ lúc nào trong mục Kiểm soát hoạt động của Tài khoản Google.
  • Bạn kiểm soát nội dung được lưu trong Nhật ký vị trí của mình. Bạn có thể xem những địa điểm mà bạn đã đến trong Dòng thời gian trên Google Maps. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa hoặc xoá Nhật ký vị trí của mình.

Tìm hiểu thêm về cách xoá Nhật ký vị trí. Bạn cũng có thể chọn để Nhật ký vị trí đã tồn tại quá 3 tháng, 18 tháng hoặc 36 tháng sẽ bị tự động xoá.

Kiểm soát dữ liệu khác về vị trí trong các ứng dụng của bạn

Điện thoại có thể gửi thông tin vị trí đến các ứng dụng và trang web nếu thiết bị của bạn bật chế độ cài đặt vị trí và trình duyệt cũng như ứng dụng bạn đang dùng có quyền truy cập thông tin vị trí. Bạn có thể kiểm soát việc có cung cấp thông tin vị trí cho bất kỳ ứng dụng hoặc trang web, bao gồm cả google.com, hay không bằng cách quản lý chế độ cài đặt vị trí trên thiết bị bạn đang dùng. Ngoài ra, một số ứng dụng của Google sử dụng địa chỉ IP, thông tin này xác định vị trí địa lý khái quát của bạn, để thực hiện những việc như hiển thị cho bạn kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.

Lưu ý quan trọng: Bạn không thể ngăn các ứng dụng hoặc trang web mà bạn truy cập (bao gồm cả Google) có được địa chỉ IP của thiết bị vì Internet không thể hoạt động nếu không có địa chỉ này. Điều đó có nghĩa là tất cả ứng dụng và trang web mà bạn truy cập thường có thể suy đoán một số thông tin về vị trí của bạn.

Xoá hoạt động của bạn

Lưu ý quan trọng: Trang Hoạt động của tôi không lưu trữ nội dung hay các tệp như tài liệu, email hoặc ảnh. Bạn có thể quản lý nội dung hoặc các tệp ngay trong các sản phẩm như Drive, Gmail hoặc Photos.

Xoá hoạt động theo cách thủ công

  1. Truy cập vào trang myactivity.google.com.
  2. Di chuyển xuống phần hoạt động của bạn.
  3. Chọn biểu tượng Xoá
    Dđóng chế độ duyệt web riêng tư gmail
    .
  4. Bên dưới mục "Xoá hoạt động", hãy chọn một khoảng thời gian. Để xoá tất cả hoạt động, hãy chọn Từ trước đến nay.
  5. Chọn dịch vụ mà bạn muốn xoá hoạt động.
  6. Chọn Tiếp theo Xoá.

Tự động xoá hoạt động

  1. Truy cập vào trang myactivity.google.com.
  2. Trong phần "Hoạt động của tôi trên Google", hãy chọn một chế độ Kiểm soát hoạt động:
    • Hoạt động trên web và ứng dụng
    • Nhật ký vị trí
    • Nhật ký hoạt động trên YouTube
  3. Chọn Xoá tự động.
  4. Chọn nút tương ứng với thời gian bạn muốn lưu giữ hoạt động của mình rồi nhấn vào Tiếp theo Xác nhận để lưu lựa chọn của bạn.

Một số hoạt động có thể hết hạn sớm hơn khung thời gian bạn chọn.

Xoá hoạt động trên trình duyệt

Hoạt động bạn đã thực hiện có thể được lưu trong trình duyệt của bạn, ngay cả khi bạn xoá khỏi trang Hoạt động của tôi.

  • Tìm hiểu cách xoá nhật ký duyệt web và dữ liệu duyệt web khác khỏi Chrome.
  • Nếu bạn sử dụng một trình duyệt khác, hãy xem hướng dẫn của trình duyệt đó để biết cách xoá thông tin này.

Xoá hoạt động khác

  1. Truy cập vào trang myactivity.google.com.
  2. Trên thanh tìm kiếm ở phía trên hoạt động của bạn, hãy chọn biểu tượng Thêm Hoạt động khác trên Google.
  3. Tại đây, bạn có thể:
    • Xoá hoạt động nhất định: Bên dưới hoạt động muốn xoá, hãy chọn Xoá.
    • Chuyển đến đúng vị trí cần xoá hoạt động: Bên dưới hoạt động, hãy chọn Truy cập, Xem hoặc Quản lý.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?