Đọc hiểu ích kỷ và biết yêu bản thân đúng cách

Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 3 năm gần đây có gì đặc biệt?

Mỗi năm đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT luôn có thay đổi để phù hợp với mục đích kỳ thi.

Năm 2018, phần Đọc hiểu ra bài thơ Đánh thức tiềm lựccủa Nguyễn Duy. Phần Làm văn yêu cầu thí sinh trìnhbày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước và ra tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ.

Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2018 được đánh giá tốt hơn về những yêu cầu phân hóa, kiểm tra được kiến thức, kỹ năng nhưng vẫn giữ được đặc trưng môn học, không sa vào giáo điều, hơn các đề thi năm trước đó.

"Đề thi Ngữ văn sáng tạo, mạnh dạn, vừa sức học sinh tốt nghiệp, lại vừa có thể phân loại được thí sinh xét tuyển đại học. Trọng tâm để hỏi đều là những vấn đề quan trọng, xứng tầm"- PGS Đoàn Lê Giang, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nhận định.

Cụ thể đề như sau:

1. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích:

Hãy thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn...

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn - đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên...

Tp. Hồ Chí Minh 1980 -1982

[Trích "Đánh thức tiềm lực", Ánh trăng - Cát trắng - Mẹ và em,

Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4: Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

II LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1[2.0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay?

Câu 2 [5.0 điểm]

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài [Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu]. Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa thành cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu [Hai đứa trẻ - Thạch Lam] để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2018

Năm 2019, phần Đọc hiểu ra tác phẩmTrước biển của Vũ Quần Phương. Phần Làm văn ra tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề thi được đánh giá tròn trịa, không máy móc nhưng với một số giáo viên Ngữ văn vẫn có sự thất vọngkhi tác phẩm "Trước biển" của Vũ Quần Phương là một văn bản thơ không dễ hiểu đối với học sinh, lại là một văn bản hoàn toàn lạ nên để hiểu và trả lời được những câu hỏi không phải là chuyện dễ dàng. Câu Nghị luận nêu vấn đề quá cũ kĩ nên không kích thích được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.

Cụ thể đề như sau:

I. ĐỌC HIỂU[3,0 điểm]

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

[Trước biển Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:


Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1[2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2 [5,0 điểm]

Trong những dòng sông đẹp ở các nư­ớc mà tôi thư­ờng nghe nói đến, hình như­ chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trư­ớc khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản tr­ường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như­ cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trư­ờng Sơn, sông Hư­ơng đã sống một nửa cuộc đời của mình như­ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Như­ng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải đ­ược về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ng­ười con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hư­ơng nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành ng­ười mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông H­ương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vư­ợt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như­ không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

[Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198]

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 3 năm gần đây có gì đặc biệt

Năm 2020, đề Ngữ văn một lần nữa được nhận xét"quen thuộc" và phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp. Học sinh cũng quen thuộc với cấu trúc này nên không bất ngờ, bỡ ngỡ.

Cũng trong năm nay do dịch Covid-19, kỳ thi được tổ chức thành 2 đợt. Sau đây là đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 và đợt 2.

Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 1
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2

Minh Anh

Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.

Cập nhật đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật nhanh và chính xác nhất.

Bộ GD-ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Hôm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 - Báo Vietnamnet cập nhật những tin tức mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT, lịch thi, đề thi, đáp án tham khảo, đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Đề số 52 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn màu nhiệm, con tốt đó trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lêm luốc giống với bạn.

Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.

[Theo Kênh24.vn]

Câu 1:Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2:Vì sao tác giả lại cho rằng: Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản?

Câu 3:Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại?

Câu 4:Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sx đổ đốn ngay lập tức?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.

Câu 2:

Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tình người qua chi tiết: Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo [Chí Phèo Nam Cao] và Mị cắt dây cởi trói thả A Phủ [Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài].

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Tác giả cho rằng Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản vì:

- Khị bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

- Khi vấp ngã, tuổi trẻ có thời gian hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc.

Câu 3:

- Có thể hiểu ý kiến đó là: Khi lớn tuổi con người ta thích sự ổn định, ngại thay đổi, không còn nhiều nhiệt tình, thời gian của họ ngày một ít dần. Bởi vậy, khi gặp những sóng gió trong cuộc sống người ta dễ dàng buông xuôi chấp nhận.

Câu 4:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Giải thích

- Tuổi trẻ là gì? Tuổi trẻ đầu tiên, đó là những người trẻ tuổi. Họ có đầy đủ cả những ưu điểm về thể chất lẫn tinh thần. Họ đang trong thời gian sung sức nhất, chưa nhiều trải nghiệm, nên họ muốn được thử, được dấn thân. Họ dám theo đuổi đam mê của mình, và nếu như họ có khả năng, có kiên trì, họ sẽ thành công.

2. Bàn luận vấn đề

- Giá trị của tuổi trẻ:

+Tuổi trẻ là tuổi dám thử, dám trải nghiệm. Đây là thời gian sung sức nhất, năng động nhất, bởi trong giai đoạn này, những người trẻ luôn sống trong bầu nhiệt huyết cháy bỏng.

+ Tuổi trẻ với đầy mơ ước hoài bão, họ có năng lực, sự sáng tạo, nếu kiên trì nhất định sẽ đạt được thành công.

+ Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, tiếp bước cha anh, đưa tổ quốc vươn ra thế giới.

- Tuổi trẻ cần làm gì?

+ Xác định đúng mục tiêu, mục đích học tập.

+ Không ngừng nỗ lực, phấn đấu.

+ Tự tin thể hiện mình để khẳng định bản thân.

- Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn

- Bàn luận:

+ Trong cuộc sống hôm nay, có nhiều bạn trẻ chìm đắm trong thế giới ảo, với những trò chơi vô bổ mà không biết rằng mình cần làm gì để những năm tháng tuổi trẻ thực sự có ý nghĩa. Họ như những người thừa trong xã hội vì lối sống vô trách nhiệm của bản thân.

+ Không chỉ vậy, có những người còn sống ích kỷ, đề cao cái tôi để rồi không có lấy một tình bạn đẹp. Đó thậm chí còn là những con người chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

* Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩmChí Phèovà chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo.

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông xoay quanh người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Ông luôn dành cho những con người mang bi kịch về cả đời sống vật chất và tinh thần đó niềm cảm thương sâu sắc.

- Chí Phèolà một trong những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của ông. Ban đầu truyện có tên làCái lò gạch cũ, khi lần đầu thành sách [1941], nhà xuất bản tự ý đổi tên thànhĐôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tậpLuống cày[1946], Nam Cao đổi tên thànhChí Phèo.

- Chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo là một chi tiết đặc sắc mang nhiều ý nghĩa.

* Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩmVợ chồng A Phủ, chi tiết Mị cởi trói giải thoát cho A Phủ.

- Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.

- Vợ chồng A Phủ[1952] là một trong những thiên truyện đặc sắc của Tô Hoài. Tác phẩm được in trong tập Truyện Tây Bắc.

- Chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ trong thiên truyện là chi tiết thấm đẫm tình người.

2. Phân tích

2.1 Phân tích chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo

* Giới thiệu chung về nhân vật Chí Phèo và Thị Nở

* Phân tích chi tiết Thị Nở đem bát cháo hành cho Chí Phèo:

- Hoàn cảnh: Chí Phèo ốm dậy sau một cơn say triền miên. Chí Phèo chỉ có một mình, không ai chăm sóc.

- Ý nghĩa chi tiết:

+ Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Thị dành cho Chí và cũng là khát khao được yêu thương của Thị Nở.

+ Đánh thức cảm giác khao khát được yêu thương, đánh thức khao khát được làm người lương thiện đánh thức nhân tính trong Chí.

+ Biểu hiện của tình yêu giữa hai con người bất hạnh trong xã hội cũ.

2.2 Phân tích chi tiết Mị cởi trói cứu A Phủ:

- Hoàn cảnh [tình huống gặp gỡ]

+ A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò, nên bị bắt tội, bị trói đứng.

+ Mị: Sau đêm tình mùa xuân, Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa [cạnh chỗ A Phủ bị trói hơ chân hơ tay].

- Ý nghĩa chi tiết:Thể hiện sự thức tỉnh của nhân vật Mị với tình người sâu sắc.

+ Mị thức tỉnh khi nhìn thấy giọt nước mắt lấp lánh của A Phủ bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Những giọt nước mắt đó đã chạm đến tâm can Mị. Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về những kí ức đau khổ, Mị thương mình và xót người.

+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu của cái chết đang đến gần, Mị càng thương A Phủ hơn, thương người lấn át cả thương mình và quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ

=> Hành dộng của Mị là hành động thấm đẫm tình người. Tình người ở đây là sự đồng cảm với nỗi đau, thấu cảm với cảm xúc và hoàn cảnh của nhau. Tình người chính là sức mạnh dẫn đến kết quả: cắt dây cởi trói A Phủ.

2.3 Vẻ đẹp tình người qua hai chi tiết:

- Tình người là tình yêu thương giữa con người với con người có thể là tình yêu, là sự đồng cảm.

- Hai chi tiết xuất hiện trong hai tác phẩm khác nhau nhưng đều cho ta thấy sức mạnh của tình người. Nó giúp đánh thức những thứ đã ngủ sâu trong con người, giúp con người mạnh mẽ và dũng cảm hơn.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Đề số 53 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 53 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 54 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 54 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 55 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 55 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 56 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 56 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 57 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 57 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tócSông Mã gầm lên khúc độc hành

    Với bút pháp tài hoa và giàu tình, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến không chỉ mang vẻ dữ dội, mãnh liệt mà còn mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng thật bi tráng.

  • Phân tích đoạn thơ sau: "Những đường Việt Bắc của ta...Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng" trong bài Việt Bắc - Tố Hữu

    Bài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc [1947 - 1954] của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng [cũng chính là nhà thơ] đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đô Hà Nội.

  • Bình giảng đoạn văn sau trong Người lái đò Sông Đà: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà... mình dây cổ điển trên dòng trên"

    Đoạn văn trên đây chỉ là một đoạn ngắn trong bài tùy bút Người lái đà Sông Đà, chỉ nói về một nét đẹp - vẻ đẹp thơ mộng - của Đà Giang ở quãng trung lưa. Tuy vậy, ta vẫn cảm thấy được cái hay, cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân. Một chất thơ tỏa rộng, man mác

  • Phân tích nét tính cách hung bạo của con sông Đà

    Đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Video liên quan

Chủ Đề