Đội ca có tên là gì năm 2024

Nhạc sĩ Phong Nhã - người sáng tác ca khúc “Cùng nhau ta đi lên” - bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đã qua đời sáng 28-3 tại Hà Nội.

Nhạc sĩ Phong Nhã

Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4-4-1924 tại một làng quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là một trong những người đầu tiên có những sáng tác ca khúc mới có giá trị cho trẻ em ca hát. Sáng tác ca khúc cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã thuộc các thể loại như: Ca khúc hành khúc, ca khúc tập thể, ca khúc trữ tình. Cả đời ông gắn bó với hoạt động thiếu niên nhi đồng, được coi là "nhạc sĩ của tuổi thơ" vì đã sáng tác 250 bài hát cho trẻ em từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám.

Đó là những ca khúc viết với giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu đều đặn tạo sự êm ái, thể hiện sắc thái mềm mại, thấm nhuần tình yêu nước, lòng nhớ ơn các anh hùng thiếu nhi dũng cảm và tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi được nhạc sĩ miêu tả lại bằng ngôn ngữ âm nhạc hết sức tài tình. Tiêu biểu là các ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng [1946], Cùng nhau ta đi lên [1950], Bác sống đời đời [1969], Cảm ơn bầu bạn bốn phương [1975], Vì đàn em thân yêu [1976], Thăm trường cũ [1978]...

Nhạc sĩ Phong Nhã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác. Nhạc sĩ Phong Nhã cũng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thiếu Niên Tiền Phong từ khi báo mới ra đời [năm 1954] đến năm 1978.

MC Bạch Dương, cháu ruột của nhạc sĩ Phong Nhã cho biết, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên gia đình cũng đang bàn bạc tổ chức tang lễ cho nhạc sĩ Phong Nhã nên chưa có thông tin cụ thể.

Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4-4-1924, quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là người gắn bó với các hoạt động dành cho tuổi thơ. Ông được biết đến với nhiều ca khúc dành cho thiếu nhi.

Từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám ông đã sáng tác khoảng 250 bài hát thiếu nhi. Được biết đến nhiều nhất trong số đó là “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Kim Đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Đi ta đi lên” hay “Cùng nhau ta đi lên”. Một số bài hát của ông đã trở thành những bài hát truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu tiên năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001. Ngoài ra ông còn được trao các huân, huy chương cao quý như Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác.

Ngoài sáng tác âm nhạc, ông còn là Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thiếu Niên Tiền Phong từ khi báo mới ra đời năm 1954 đến năm 1978.

Cùng nhau ta đi lên [còn gọi là Đội ca] là một bài hát dành cho thiếu nhi được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Phong Nhã vào năm 1950.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, nhạc sĩ Phong Nhã đã sáng tác bài "Cùng nhau ta đi lên" và do có giai điệu và lời ca phù hợp nên đã được chọn làm bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Lời bài hát Đội ca được sáng tác để phù hợp với yêu cầu của Trung ương Đoàn.

Năm 1950, nhạc sĩ Phong Nhã đã được cử tới đơn vị thiếu sinh quân ở Bắc Kạn. Khi ấy, đơn vị này đang được phụ trách bởi Đỗ Nhuận và Đinh Ngọc Liên.

Nhạc sĩ Phong Nhã đã gặp cả đội văn nghệ thiếu nhi của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Lời bài hát Đội ca tức bài Cùng nhau ta đi lên lúc ấy đã được tác giả sáng tác trong quá trình dạy thêm cho các em thiếu nhi ở đó.

Sau khi nghe giai điệu và lời bài hát Đội ca tức bài Cùng nhau ta đi lên lúc ấy đã được ban thanh vận trung ương đã duyệt và quyết định chọn bài hát này làm bài Đội ca.

Cũng chính vì giai điệu và lời bài hát Đội ca hoàn toàn phù hợp nên đến năm 1968 bài hát Đội ca – "Cùng nhau ta đi lên" vẫn được tiếp tục chọn làm bài Đội ca chính thức của thiếu niên Việt Nam.

Đội ca của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Theo Điều lệ Đội, Đội ca là 01 trong 05 biểu trưng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [bên cạnh Cờ Đội, Huy hiệu Đội, Khăn quàng và Khẩu hiệu Đội].

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nêu: "Đội ca: Là bài hát "Cùng nhau ta đi lên", nhạc và lời của nhạc sĩ Phong Nhã."

Chủ Đề