Nuôi 10 con heo xuất chuồng lợi bao nhiêu

Nhiều người chăn nuôi thua lỗ nặng do giá heo xuống thấp hơn giá thành từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/100kg - Ảnh: A LỘC

Heo quá lứa lên đến 130 - 140kg/con vẫn không bán được, dù giá đã xuống mức khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá thành.

Với giá heo hơi xuất chuồng thấp hơn giá thành chăn nuôi 1,5 - 2 triệu đồng/con/100kg, nhiều người chăn nuôi heo đang thua lỗ nặng, phải treo chuồng. Theo Cục Chăn nuôi VN, nếu không nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khâu tiêu thụ, nguy cơ thiếu thịt heo cục bộ trong quý 4-2021 và Tết Nguyên đán năm nay rất cao.

Bán dưới giá thành vẫn khó tiêu thụ

Vừa bán xong lứa heo hơn 80 con với giá 43.000 đồng/kg vào tuần trước, ông Nguyễn Văn Tấn [huyện Thống Nhất, Đồng Nai] cho biết sẽ không nuôi tiếp mà chỉ tập trung chăm sóc hơn 100 con heo choai trong chuồng với hy vọng 2 tháng tới giá sẽ tăng lên để gỡ vốn. "Lứa heo này lỗ nặng, mỗi con heo bán ra tôi lỗ tiền triệu chứ không ít" - ông Tấn than thở.

Cách đây gần 4 tháng, thấy giá heo hơi vẫn ở mức khoảng 60.000 đồng/kg, ông Tấn đã mua heo con với giá 3,2 triệu/con về nuôi với hy vọng kiếm được vài đồng lời. Nhưng mọi chuyện không như kỳ vọng. Giá giống cộng với tiền thức ăn chăn nuôi và công chăm sóc, giá thành nuôi lứa vừa rồi lên tới xấp xỉ 50.000 đồng/kg, trong khi giá heo xuất chuồng ngày một giảm.

Giám đốc một công ty chăn nuôi tại Đồng Nai cho hay tình hình chăn nuôi từ nay đến cuối năm rất xấu. Ngày 14-10, heo hơi loại đẹp đang được bán với giá 38.000 - 39.000 đồng/kg, giảm khoảng 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tuần trước. Nhưng rất nhiều heo quá lứa [trên 130kg/con] chỉ có giá 31.000 - 32.000 đồng/kg, cá biệt có trang trại phải bán giá 25.000 - 27.000 đồng/kg. 

t"Tiêu thụ chính thịt heo, thịt gà là công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp nhưng nhiều nhà máy vẫn đóng cửa, hàng trăm ngàn công nhân đã bỏ về quê nên tiêu thụ thịt cũng giảm sút. Nguồn cung dư thừa, giá heo và giá gà thời gian tới sẽ còn giảm nữa" - vị giám đốc này cho biết.

Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho biết lượng heo hơi mới chỉ tiêu thụ được khoảng 20 - 30%. Thời điểm trước tháng 6-2021, TP.HCM tiêu thụ bình quân khoảng 6.000 - 7.000 con heo/ngày. Nhưng những tháng giãn cách, con số tiêu thụ chỉ còn khoảng 1.200 con/ngày. Trong ba tháng qua, lượng heo tồn trong trại rất nhiều với hơn 300.000 con.

Nông dân bỏ đàn, công ty giảm công suất

Ông Lê Xuân Huy, phó tổng giám đốc Công ty chăn nuôi CP Việt Nam, thừa nhận lượng heo tồn trong chuồng trại đến ngày xuất bán còn rất lớn nhưng chưa tiêu thụ được. Ngay cả với việc các địa phương hết giãn cách và nhu cầu tăng lên bằng khoảng 80% so với trước khi giãn cách thì cũng phải ít nhất 2 tháng nữa mới tiêu thụ hết lượng heo còn tồn trong các chuồng trại.

"Đó là chưa kể trong thời gian đó, heo con và heo choai trong chuồng cũng lớn lên đủ trọng lượng cung cấp ra thị trường, chưa kể dịch bệnh phức tạp thì nguy cơ ế ẩm rất lớn" - ông Huy nhận định. Do giá heo xuống quá thấp, nhiều nông dân và doanh nghiệp đã giảm đàn để cắt lỗ. Giá heo giống từ mức cao điểm 3,1 - 3,2 triệu đồng/con xuống chỉ còn 1 - 1,1 triệu đồng/con nhưng rất ít người mua.

Ông Đinh Văn Đức, người nuôi heo tại Trảng Bom [Đồng Nai], nói: "Theo kế hoạch năm nay, tôi sẽ đưa tổng đàn về mức gần 1.000 con như hồi trước dịch tả heo châu Phi. Nhưng với tình hình hiện tại, tôi chỉ duy trì tổng đàn gần 400 con cả heo nái và heo con vì dự báo sắp tới giá sẽ còn xuống nữa".

Theo ông Nguyễn Văn Trọng - phó cục trưởng Cục Chăn nuôi [Bộ NN&PTNT], nhiều hộ chăn nuôi và trang trại nhỏ vẫn đang phải nuôi cầm cự heo quá lứa, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng phi mã với hơn 40%. Điều này khiến các hộ chăn nuôi rơi vào tình trạng cạn vốn. "Nếu không nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khâu tiêu thụ, nguy cơ thiếu thịt heo cục bộ trong quý 4-2021 và Tết Nguyên đán năm nay rất cao" - ông Trọng khuyến cáo.

Dù giá heo xuất chuồng giảm mạnh, giá thịt heo tại các điểm bán lẻ chưa giảm tương ứng, gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ heo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phải hỗ trợ người chăn nuôi

Theo ông Lê Thanh Phương - giám đốc Công ty TNHH Emivest VN, số liệu được Bộ NN&PTNT công bố cho biết tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cả nước tương đương khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. 

Nếu chia theo cơ cấu các sản phẩm chăn nuôi và với giá bán như thời gian qua, nông dân và các công ty chăn nuôi VN đã bị thua lỗ không dưới 80.000 tỉ đồng trong năm 2021. "Ngành chăn nuôi thua lỗ chủ yếu là do lưu thông hàng hóa bị gián đoạn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy... khi các địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch" - ông Phương nói.

Theo GS.TS Lã Văn Kính - nguyên phó viện trưởng Viện Chăn nuôi VN [Bộ NN&PTNT], khi nguồn cung bị giảm mạnh và giá thịt heo tăng cao vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công thương đã có nhiều biện pháp để hạ nhiệt giá heo, kể cả biện pháp phi thị trường như "yêu cầu" các công ty chăn nuôi lớn phải giảm giá heo hơi. 

Đặc biệt, lần đầu tiên VN cho nhập khẩu heo sống [từ Thái Lan] về giết thịt, chưa kể mở toang cửa cho thịt heo đông lạnh tràn vào VN nhằm kéo giá heo xuống.

Như vậy, khi giá heo tăng nóng, chủ yếu là do nguồn cung sụt giảm mạnh bởi dịch bệnh, người nông dân không được hưởng trọn vẹn lợi nhuận lẽ ra được hưởng khi đã chấp nhận rủi ro [dịch tả heo châu Phi] để đầu tư nuôi heo. 

Thế nhưng khi giá heo xuống thấp và người chăn nuôi đang lỗ 1,5 - 2 triệu đồng/con như hiện nay, thậm chí trắng tay chỉ sau 3 tháng vừa qua và khó có khả năng tái đàn, người chăn nuôi hầu như không nhận được chính sách hỗ trợ nào.

Theo ông Lã Văn Kính, VN có khoảng 2 triệu hộ dân còn chăn nuôi, tương đương với 8 triệu người gắn với chăn nuôi heo, đang bị ảnh hưởng nặng vì giá heo giảm quá sâu. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách để hỗ trợ người chăn nuôi như một hình thức hỗ trợ tác động bởi COVID-19. 

"Giá heo xuống quá thấp hiện nay không phải lỗi của người chăn nuôi mà là do dịch bệnh COVID-19, cùng với đó là những biện pháp phòng chống dịch cực đoan, không thống nhất dẫn đến lưu thông đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm" - ông Kính nói.

GS.TS Lã Văn Kính [nguyên phó viện trưởng Viện Chăn nuôi VN]:

Cần hàng rào kỹ thuật, thuế quan để bảo vệ chăn nuôi

Ngoài việc sử dụng hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu thịt heo đông lạnh, qua đó hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước, tôi cho rằng Bộ Công thương cũng cần vào cuộc để giúp kéo giảm giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vì giá heo tại trại bán ra giảm sâu nhưng giá thịt heo bán tại chợ giảm chưa tương xứng.

Cùng với thu nhập của người dân giảm sút vì dịch bệnh, chỉ có giảm giá thịt heo bán lẻ mới tăng nhu cầu tiêu dùng, giúp giá heo hơi hồi phục. Việc cần có hệ thống kho trữ lạnh để thu gom trữ heo giá rẻ cũng cần xúc tiến ngay, sau nhiều lần được đưa ra bàn bạc mà chưa thấy triển khai.

Phải tăng thuế nhập khẩu thịt heo, thịt gia cầm

Trong văn bản vừa được gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Hội Chăn nuôi VN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm.

Chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh tăng hoặc giữ mức thuế nhập khẩu với mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm; giảm thuế nhập khẩu với ngô, đậu tương và điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu một số nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, cần có gói chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất ngành chăn nuôi, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất cho người chăn nuôi vay vốn tái đàn.

TRẦN MẠNH

Có rất nhiều bạn hỏi về kỹ thuật nuôi heo để heo nhanh lớn và ít bị bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Kỹ thuật nuôi heo nhanh lớn 

Phương pháp nuôi heo theo kiểu truyền thống vừa tốn nhiều thời gian chăm sóc mà hiệu quả mang lại không cao. Để nuôi heo cho chất lượng cao chúng ta cần phải có các kỹ thuật nuôi heo. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Phương pháp chọn giống

Chất lượng heo cũng như thịt heo sau này phụ thuộc nhiều vào giống heo bạn chọn để nuôi. Các bạn nên chọn giống heo ở những trang trại nuôi heo lớn.

Một số đặc điểm mà các bạn nên tham khảo để lựa chọn heo giống chất lượng tốt. Điển hình như: thân dài, mông nở, bụng thon. Nên chọn những con nhanh nhẹn để tránh chọn phải con heo mang bệnh.

Những con heo giống khi mới mua về cần phải được cách ly so với những con khác để tránh bị lây nhiễm. Đồng thời bạn cũng cần chăm sóc chúng một cách kỹ càng hơn để heo có thể quen với nơi sống mới.

Bạn nên vận chuyển heo giống vào thời điểm sáng sớm hoặc những ngày mát để lợn không bị nắng nóng làm mệt. Ngay sau khi về đến chuồng nên cho heo uống nước điện giải để giúp heo hồi phục lại trạng thái.

Làm chuồng cho heo

Chuồng heo là một trong những yếu tố quan trọng giúp heo có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Chuồng heo phải có nền cao ráo, xa chỗ ở của con người, hệ thống thoát phân, thoát nước tốt để thuận tiện cho rửa chuồng.

Dưới nền chuồng heo có thể xây bể khí Biogas để tận dụng khí biogas từ phân heo cho mục đích khác. 

Chuồng heo nên xây theo hướng Đông tây, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa và khí lạnh vào mùa đông. Thường xuyên vệ sinh chuồng heo không để bẩn  mang lại nhiều dịch bệnh khó có thể tránh khỏi.

Trong quá trình nuôi heo cần có nhiều loại chuồng khác nhau để đảm bảo heo được nuôi ở điều kiện tốt nhất. 

Chuồng heo nái

Chuồng heo nái được xây theo từng ô. Mỗi ô có diện tích khoảng 6 m2 và chứa được khoảng 4 con lợn nái. Những con lợn nái này được chờ để phối giống. Bạn nên đặt chuồng heo nái cạnh chuồng heo đực để kích thích sự sản sinh tinh dịch của heo đực.

Chuồng heo đực giống

Đặc điểm của heo đực giống là chúng rất hay bị kích thích thần kinh do hưng phấn. Chính vì vậy các bạn cần cố định chắc chắn chuồng bằng các thanh sắt. Nhiệt độ tốt nhất để nuôi lợn đực giống khoảng 20 độ C.

Chuồng heo nái sau khi đẻ con

Đối với chuồng của heo nái đẻ con các bạn cần chia thành 2 ô khác nhau. Một ô dành cho heo nái mẹ và một ô dành cho lợn con. Ô dành cho heo mẹ có chiều dài tối thiểu là 2m, chiều rộng khoảng gần 1m. Ở ô của heo con các bạn cần lắp thêm những thiết bị sưởi ấm như đèn điện hoặc máy sưởi cho chúng.

Nên xem:   Kỹ thuật thiến heo để heo nhanh lớn

Chuồng lợn đẻ

Đối với chuồng lợn đẻ cần đặc biệt lưu ý. Bởi khi đẻ lợn rất nhạy cảm, nếu không thiết kế thận trọng có thể làm chết lợn con. Chuồng lợn đẻ cần đặt ở những nơi kín gió, ánh sáng vừa phải. Trong chuồng cần lót thêm các chất làm khô như rơm, rạ, lá khô để làm ấm cho lợn. 

Kỹ thuật nuôi heo thịt

Kỹ thuật nuôi heo thịt gồm 2 giai đoạn:

  • Nuôi heo con từ 2-4 tháng tuổi: heo có trọng lượng trung bình từ 20-60kg. Thức ăn của heo trong giai đoạn này gồm 20% Protein thô, khẩu phần ăn khoảng hơn 3000 Kcal mỗi con.
  • Nuôi heo thịt từ 4 tháng đến 5.5 tháng tuổi: trọng lượng heo từ 60-100kg, thức ăn của heo trong giai đoạn này gồm 15% Protein thô và khẩu phần ăn của mỗi con chứa 3000 Kcal

Chia lô, chia đàn heo

Trong quá trình nuôi heo, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà chúng ta cần phải tách đàn heo ra để nuôi ở những nơi khác nhau. Thông thường người ta sẽ phân đàn theo những cách sau:

  • Phân đàn theo giới tính, nuôi con đực và con cái riêng biệt.
  • Phân đàn theo thể lực, tình trạng sức khoẻ của mỗi con lợn.
  • Phân đàn cho lợn nái, lợn chửa, lợn giống và lợn con mới đẻ.

Lợi ích của việc phân đàn

Việc phân đàn không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự hiểu biết của người chăn nuôi. Kỹ thuật phân đàn mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Ngăn ngừa được hiện tượng đánh nhau trong đàn.
  • Phòng tránh sự lây lan bệnh tật từ con này sang con khác.

Cách chăm sóc lợn nái khi mang thai

Trong quá trình nuôi lợn các bạn cũng cần chú ý đến việc đỡ đẻ và chăm sóc lợn lúc mang thai, trong và sau khi đẻ. 

Đảm bảo nhiệt độ ổn định

Thời gian mang thai là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất của lợn nái. Nếu sống trong nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn. Thậm chí có thể gây chết thai. Nhiệt độ phù hợp đối với lợn nái đang mang thai là từ 17 độ đến 21 độ C. 

Nếu vào mùa đông các bạn cần sử dụng các thiết bị sưởi ấm, đèn sưởi để giúp lợn nái giữ ấm. Vào mùa hè nên tắm thường xuyên, tạo môi trường thoát mát, rộng rãi cho lợn.

Trong khi mang thai lợn cũng cần được nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên để lợn gặp những kích thích mạnh. Đặc biệt lợn nái mang thai rất nhạy cảm với tiếng ồn.

Khẩu phần ăn

Trong khẩu phần ăn của lợn nái cần đạt các mức quy định như sau: khoảng 14% protein, tỷ lệ canxi là 0.9%, tỷ lệ photpho là 0.45%. Trong thức ăn của lợn không được có bã rượu hoặc thức ăn có men. Những loại này có thể gây sảy thai cho lợn. 

Khoáng chất là một trong những hoạt chất cần thiết nhất trong giai đoạn này. Chúng giúp lợn con có thể phát triển xương và răng hoàn thiện. Một số lợn mẹ không nạp đủ chất này khiến lợn con sinh ra bị bại liệt.

Xử lý khi lợn quá ngày chưa đẻ

Thông thường thời gian mang thai của lợn nái khoảng 102 – 128 ngày. Nếu qua số ngày trên mà lợn vẫn chưa đẻ thì được coi là quá ngày. Trong trường hợp này các bạn cần sử dụng các biện pháp can thiệp bên ngoài. Ép lợn vào góc chuồng, dùng dây buộc mõm và sử dụng ống dẫn nước xà phòng vào tử cung. 

Sau đó các bạn cần theo dõi thêm. Nếu lợn có các dấu hiệu chuẩn bị sinh thì đỡ đẻ cho lợn. Dấu hiệu chuẩn bị đẻ của lợn cũng tương tự như ở bò. Nếu lợn chưa có dấu hiệu đẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nên xem:   Các giống lợn ở việt nam, giống heo nào cho thịt thơm ngon nhất?

Kỹ thuật chăm sóc heo

Trong kỹ thuật nuôi heo chúng ta cũng cần nắm chắc được những phương pháp chăm sóc cho heo mau lớn. Đảm bảo heo không bị mắc bệnh và có sức đề kháng tốt.

Thức ăn cho heo

Cách cho heo ăn

Cho ăn theo khẩu phần đã quy định ở trên, số lượng máng ăn phải đủ cho số heo trong cùng lô, không phải chen lấn nhau khi ăn. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau. Cho heo ăn từng đợt, tránh cho ăn nhiều cùng 1  lúc khiến thức ăn thừa vương vãi ra chuồng.

Tiêu chuẩn ăn cần thay đổi theo tuần. không pha loãng thức ăn với nước quá tỉ lệ 1/1. Cho heo ăn đúng giờ giấc, nước uống đủ.

Thức ăn cho heo

Để heo có thể sinh trưởng và phát triển tốt các bạn có thể cho heo ăn một số loại thức ăn sau: thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn ủ men vi sinh. Thông thường hiện nay người ta thường cho heo ăn thức ăn ủ men vi sinh. Loại thức ăn này đem đến chất lượng thịt heo cao hơn, thịt sạch và tiết kiệm chi phí chăn nuôi hơn rất nhiều.

Thức ăn có ủ men vi sinh cũng giúp bà con không cần phải mua men tiêu hoá cho lợn. Loại thức ăn này giúp đường ruột của lợn được bổ sung thêm lợi khuẩn và tiêu hoá tốt hơn.

Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại tốt giúp heo có một không gian sống thoáng mát, sạch sẽ. Việc làm này giống phòng chống bệnh tật cho heo một cách tốt hơn. Đồng thời cũng làm giảm ô nhiễm môi trường. 

Mỗi ngày nên dùng vòi xịt nước, chổi cọ rửa sạch sẽ nền đất trong chuồng heo. Các bạn nên chuyển heo sang chuồng khô khác, đợi dọn dẹp xong mới cho heo trở về chuồng cũ. Rắc bột khử khuẩn xuống để ngăn ngừa mầm bệnh trong chuồng heo.

Máng ăn, máng uống của lợn cũng cần được rửa sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn xem lợn có ăn hết không. Nếu không ăn hết cần dọn ngay tránh để lợn ăn lại thức ăn ôi, thiu. 

Chất thải của lợn sau khi thải ra cần phải được xử lý ở các hố chứa nước thải, có nắp đậy chặt và có hệ thống xử lý. 

Tắm cho heo

Việc tắm cho heo là điều vô cùng cần thiết. Trong những ngày nóng bức, nhiệt độ tăng cao khiến heo trở nên khó chịu. Thậm chí mắc nhiều bệnh hơn. Để hạ nhiệt và giúp heo dễ chịu thì chúng ta cần tắm cho heo thường xuyên. Việc tắm rửa còn giúp heo sạch sẽ hơn, ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn, virus.

Phòng bệnh trong chăn nuôi heo

Để phòng bệnh cho heo, trước tiên chúng ta cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ theo các yêu cầu bên trên. Sau khi tiêm vacxin lợn sẽ không phát huy được tác dụng của thuốc ngay mà khoảng nửa tháng sau mới có khả năng miễn dịch. 

Đối với lợn mẹ đang mang thai

Các bạn cần tiêm phòng theo đúng lịch vắc xin cho heo. Trước khi lợn được sinh ra 1 tháng các bạn nên tiêm vacxin E Coli cho lợn. Vacxin này giúp lợn tránh được bệnh tiêu chảy. Nếu sau 25 ngày kể từ lúc tiêm mà lợn vẫn chưa đẻ thì tiêm nhắc lại 1 mũi nữa. 

Sau khi lợn con đã cai sữa thì lợn mẹ có thể tiêm phòng vacxin các loại bệnh như tai xanh. Sau khi tiêm khoảng 21 ngày thì các bạn có thể tiêm cho lợn những loại vacxin phòng bệnh tả, thương hàn,….

Đối với lợn con 

Lợn con khi mới đẻ ra chưa nên tiêm vacxin ngay. Bạn nên cho lợn uống men tiêu hoá để tăng sức khoẻ cho đường ruột của lợn. Sang ngày thứ 2 có thể cho lợn con sử dụng kháng thể KTE. Các bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia hoặc sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nên xem:   Biểu hiện heo lên giống như thế nào? Dấu hiệu lợn nái có thai?

Kinh nghiệm nuôi heo siêu nạc

Việc sử dụng các chất kháng sinh, hoocmon, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi từ lâu nay khá phổ biến. Nhất là chăn nuôi heo, tuy nhiên, có một số chất khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Đặc biệt là các chất thuộc nhóm Tetanic. Nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên các chất đó bị cấm trong chăn nuôi trên toàn thế giới. 

Trên thực tế, do nhiều nguyên tác động. Thời gian qua vẫn có một số hộ nuôi trồng sử dụng các chất này. Nhằm tạo nạc cho heo, thu hút người tiêu dùng. Khi bị các cơ quan chức năng phát hiện gây ra tâm lý e ngại cho người tiêu dùng. Làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong nhiều năm.

Theo kinh nghiệm nuôi lợn nhiều năng của các trang trại, các bạn cần cho lợn ăn đủ bữa. Đặc biệt cần cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất để lợn có thể phát triển một cách toàn diện. Tiêm phòng đầy đủ cũng là một cách để giúp lợn tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và mau lớn hơn.

Giải pháp để nuôi heo nạc không cần sử dụng chất cấm

Người chăn nuôi hoàn toàn có thể sản xuất ra heo siêu nạc mà không cần sử dụng chất cấm. Bằng cách thực hiện tổng hợp các giải pháp về con giống. Về thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật nuôi heo, chuồng trại nuôi heo. Cách nuôi heo thịt siêu nạc, đảm bảo kinh tế cho bà con.

Trong đó, ngoài con giống thì nước ta đã nghiên cứu thành công. Cho ra giống heo siêu nạc. Người nông dân cần phải chú ý đến nguồn thức ăn nuôi heo. Đảm bảo đầy đủ chất tinh bột. Bổ sung thêm chất béo đồng thời các axit amin một cách cân bằng.

Rút ngắn thời gian chăn nuôi, đảm bảo số cân nặng

Để có một đàn lợn khỏe mạnh, bà con cần phải kiếm được con giống tốt. Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất heo giống. Bà con nên chọn lựa nguồn mua heo con uy tín, chất lượng.

Đối với tiềm năng của các con giống cao sản. Khi nuôi đến 70 ngày có thể đạt đến 38 – 40 kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều trại nuôi chỉ đạt 25 – 57 kg. Vậy nên, chỉ giống tốt là chưa  đủ. Khi bắt được giống tốt, cần kết hợp với chế độ nuôi hợp lý. Mới có thể đạt được năng suất cao trong thời gian ngắn.

Tiêm đầy đủ vacxin theo như cục thú y khuyến cáo. Cho ăn thức ăn chất lượng tốt nhất để giúp heo nái phát dục tốt hơn. Sau khi heo nái được 7 đến 7 tháng rưỡi. Tiến hành phối giống cho heo. Để cho ra thế hệ heo siêu nạc mới từ heo nái giống.

Khi rút ngắn được thời gian nuôi. Bà con giảm được chi phí nuôi dưỡng, công lao động, điện nước. Giúp khả năng luân chuyển đàn trong trại nhanh hơn. Giảm áp lực cho chuồng heo trong trại.

Những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi heo thịt 

  • Với mỗi đàn heo, mỗi con heo lại có thể lực và tình trạng khác nhau. Chính vì vậy các bạn cần chú ý chăm sóc kỹ càng để áp dụng các kỹ thuật một cách linh hoạt.
  • Không nên cho heo ăn dồn dập, ăn quá nhiều thứ khác nhau khiến heo bị tiêu chảy.
  • Sử dụng các chất kích thích một cách hợp lý, trong yêu cầu cho phép của nhà sản xuất.

Trên đây là cách nuôi heo thịt nhanh lớn mà chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn. Nếu bạn đang trong quá trình nuôi lợn hoặc chuẩn bị nuôi thì hãy tham khảo bài viết nhé! Chúc các bạn thành công. 

Theo: Nguyễn Hiền

Video liên quan

Chủ Đề