Dostoievski cái đẹp cứu rỗi thế giới

Đại dịch & câu chuyện “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”

“Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” là một câu thoại trong tiểu thuyết của nhà văn Dostoyevsky. Đây cũng là đức tin của nhân vật. Còn niềm tin của bạn thì sao?


Nghệ thuật chính là biểu hiện của cái đẹp, là tiếng lòng, là những âm thanh xúc cảm. Nghệ thuật phản ánh suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng và cách ứng phó của con người đối với thời cuộc. Lịch sử loài người đã từng nhiều lần phải đối mặt với những đại dịch, cũng là từng ấy lần nghệ thuật đứng trước nguy cơ bị mai một, bị đe dọa biến mất. Song từ đống tro tàn của thiên tai và nhân họa, nghệ thuật vẫn bền bỉ vươn lên, mang vẻ đẹp duy mỹ minh chứng cho khát vọng và ý chí của con người trong từng thời đại.

Từ những bức chạm trổ đầu tiên được tìm thấy trong đại dịch Antonine những năm 165 sau Công nguyên, cho đến những tác phẩm của Edvard Munch và Egon Schiele khắc họa lại dịch cúm Tây Ban Nha ở đầu thế kỉ 20… Đó là những ví dụ cho thấy nghệ thuật luôn song hành cùng với đời sống. Trong cơn bĩ cực, những nghệ thuật gia là những con người bền bỉ neo giữ cái đẹp, thực hiện nhiệm vụ cao cả nhất của nghệ thuật: xoa dịu những mầm mống sợ hãi trong lòng một xã hội đang bất an vì đại dịch.

Thế kỉ 21 chứng kiến một dịch bệnh lớn chưa từng có trong lịch sử: Covid-19. Trong khi nền kinh tế thế giới chao đảo giữa tâm dịch, thì trách nhiệm xã hội đặt lên vai những tập đoàn, những thương hiệu – đặc biệt là những tên tuổi lớn – càng trở nên nặng nề. Đối với Robbe & Berking, điều chúng tôi trăn trở nhất không phải là những con số, mà là làm sao để bảo tồn những giá trị mà thương hiệu vẫn luôn theo đuổi: gìn giữ tinh hoa trong phong cách sống và để những nét đẹp nghệ thuật không bị lãng quên.

Như người ta vẫn thường nói, để không bị bỏ lại, không bị quên lãng, bạn phải chứng tỏ giá trị của mình. Belvedere Bar được ra đời trong những ngày tháng căng thẳng giữa đại dịch Covid, với thiết kế “đa giác”, mô phỏng lại những cột trụ trong lối kiến trúc cổ. Thiết kế này cho phép phản chiếu ánh sáng trên bề mặt, giống như niềm hy vọng và cũng là đức tin của chúng tôi: Ánh sáng sẽ luôn được tìm thấy trong những lúc người ta cần nó nhất.

Đó cũng là cách mà Robbe & Berking thực hiện một phần trách nhiệm xã hội của mình: neo giữ cái đẹp, xoa dịu những bất an và tiếp tục hướng con người đến những chân giá trị trong cuộc sống.

Hãy lắng nghe họ nói

Một đêm chung kết vô cùng đáng nhớ, khi những nhan sắc rạng ngời tự tin sải bước, phô diễn vẻ đẹp mà không cần tới phần thi trong trang phục áo tắm. Nói như bà J. Moóc-lây [Julia Morley] - Chủ tịch tổ chức Hoa hậu Thế giới [Miss World]: "Chúng tôi không quá quan tâm tới số đo ba vòng của các thí sinh. Chúng tôi lắng nghe họ nói". Và những người đẹp, sau hàng loạt phần thi bên lề [tài năng - thời trang - bãi biển - thể thao] đều có được cơ hội phô bày vẻ đẹp nội tâm tiềm ẩn, khi trình bày những dự án cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những phận người kém may mắn ngay trên chính quê hương mình. Chưa bao giờ, trong lịch sử những đêm chung kết lộng lẫy sắc mầu của đấu trường nhan sắc hàng đầu thế giới, vẻ đẹp của lòng nhân ái được tỏa sáng, được thăng hoa và được đề cao đến vậy.

Khán giả lay động, khi được đồng hành cùng Hoa hậu In-đô-nê-xi-a [Indonesia] trên hành trình xây những cây cầu cho người nghèo, được chứng kiến nụ cười hạnh phúc của Hoa hậu Kê-ni-a [Kenya] lúc biết tin một em bé bị dị tật sứt môi hở hàm ếch vừa phẫu thuật thành công. Khán phòng lặng đi, khi biết Hoa hậu Nam Phi theo đuổi mục tiêu đưa tất cả bé gái tới trường, khi nghe Hoa hậu Guy-a-na [Guyana] nghẹn ngào chia sẻ quyết tâm chống lại nạn bạo hành gia đình...

Nhờ vậy, đã có năm cái tên [Ấn Ðộ, Brazil, Guyana, Kenya, Indonesia] cùng được xướng lên trong đêm chung kết 2014, đồng nghĩa với việc nữ Chủ tịch Miss World sẽ tới cả năm quốc gia này để cùng các người đẹp hành động, biến những giấc mơ lấp lánh ánh sáng nhân văn ấy thành hiện thực.

Những "trái tim vàng"

Cũng trong đêm chung kết lung linh tình người này, hai gương mặt nổi bật đã được vinh danh: người đăng quang năm 1994 - "Hoa hậu của mọi hoa hậu" A.Rai [Aishwarta Rai] và "linh hồn" của Miss World - bà Julia Morley.

Tròn hai thập niên sau lễ đăng quang, Rai vẫn đẹp rực rỡ. Ngày ấy, cô từng khẳng định: "Tôi muốn làm điều gì đó để thế giới tốt đẹp và hòa bình hơn". Bây giờ, không chỉ là "bảo bối" và niềm tự hào của kinh đô điện ảnh Bô-ly-út [Bollywood, Ấn Ðộ], Rai còn là ngọn cờ đầu của các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Cô là một trong những người đầu tiên cam kết hiến giác mạc của chính mình cho Ngân hàng Mắt Ấn Ðộ. Ngoài một quỹ từ thiện mang tên mình được thành lập từ năm 2004, Rai còn là gương mặt đại diện của Ngày Hòa bình do Liên hợp quốc khởi xướng, đại sứ của chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS. Từ năm 2009, trong vai trò Chủ tịch Quỹ Smile Train, Rai đã mang lại cơ hội phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm trẻ em không may mang dị tật sứt môi, hở hàm ếch trên khắp thế giới mỗi năm.

Sắc đẹp không thể trở thành nhịp cầu cứu rỗi nhân loại, như cái đích mà Miss World hướng tới, nếu không có Julia Morley. Hàng trăm triệu USD đã được quyên góp từ đấu trường nhan sắc lớn nhất hành tinh này. Và cũng chính bà đã thổi tới một luồng sinh khí đầy tình người, khi mong muốn công chúng nhận ra sức quyến rũ từ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Không chỉ tuyên bố vĩnh viễn bỏ phần thi trang phục áo tắm từ năm 2015, theo đánh giá của tạp chí Elle, "Julia đang tiên phong tạo bước chuyển cho nền công nghiệp sắc đẹp, để việc đánh giá người phụ nữ không còn dựa trên vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài hay những đường cong của cơ thể". Như sự tự tin của R.Strau-xơ [R. Strauss - Miss World 2014] trong phần thi ứng xử: "Nội tâm của tôi đẹp hơn tất cả những quyến rũ hình thể bên ngoài mà các bạn đang nhìn thấy".

Hoa hậu Mai Phương Thúy trong vai trò Đại sứ thiện chí Quỹ Ngày mai tươi sáng.

Ðể cái đẹp kết nối mọi trái tim

"Trông người lại ngẫm đến ta". Sau những cuộc thi có quy mô tổ chức ngày càng hoành tráng và chuyên nghiệp, sau sự tung hô của giới truyền thông, sau ánh hào quang rực rỡ biến cô gái hôm qua còn vô danh trở thành "con cưng của showbiz" hôm nay, phần lớn những Hoa hậu, Nữ hoàng, Hoa khôi... đã làm được gì để nhan sắc có sức lan tỏa và mang lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng Việt [ngay cả khi còn là "đương kim" chứ chưa nói tới quãng thời gian dài phía sau, khi vương miện được trao lại cho người kế nhiệm]?

Hoạt động từ thiện, vốn là điều bắt buộc sau khi đăng quang, được thực hiện khá cứng nhắc, đơn điệu, không sáng tạo và đa phần mang lại cảm giác "trả bài cho xong", chứ chưa có được một đường hướng, chiến lược lâu dài, bài bản. Nhiều gương mặt được chọn làm Ðại sứ cho các quỹ từ thiện nhưng sự tham gia cũng chỉ dừng lại ở việc góp mặt đầy đủ trong các sự kiện, tạo dáng bên những phận người khốn khó cho cánh phóng viên tác nghiệp, đưa tin. Người lặng lẽ làm việc thiện, xuất phát từ cái tâm thì thường chỉ dừng lại ở mô hình cá nhân đơn lẻ, kiểu như tặng quà cho trẻ vùng cao, bệnh nhân nghèo hay người già cô đơn... Hiệu ứng xã hội rộng khắp, điều mà công chúng luôn kỳ vọng, từ chất keo kết dính của danh hiệu cùng vẻ đẹp Hoa hậu, đa phần chỉ dừng lại ở con số 0 tròn trĩnh.

Ðó là còn chưa kể những thị phi, thường song hành với hào quang, khiến dư luận bao phen dậy sóng. Từ gian dối, "thi chui" không phép đến lối sống buông thả, từ rắc rối trong những nghi án tình - tiền tới xuất hiện trong cả những đường dây bán dâm, gái gọi cao cấp... Với những "con sâu làm rầu nồi canh" ấy, nhan sắc không thể cứu rỗi cho chính họ, nói gì tới giúp đỡ ai!

"Vẻ đẹp có mục đích" mới nâng tầm vị thế và khẳng định đẳng cấp cho một cuộc thi nhan sắc. Ðẹp chẳng để làm gì, hoặc chỉ giúp cá nhân người đẹp đổi đời, cái đẹp ấy thật sự vô nghĩa!

HUYỀN NGA

Đề 7:

 Nhà văn Nga Dostoevsky cho rằng: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”. Hãy phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” để làm rõ nhận định trên.




GỢI Ý THÂN BÀI


Giải thích

Nhận định của Dostoevsky đề cập đến chức năng quan trọng của cái đẹp với thế giới. “Cứu chuộc” có thể hiểu là sự cứu rỗi tâm hồn con người khỏi cái xấu xa, độc ác; hướng con người đến cái cao thượng; tốt đẹp; hoặc cũng có thể hiểu là giúp con người vượt thoát khỏi nghịch cảnh để khẳng định những giá trị cao đẹp của tâm hồn.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Phân tích cảnh cho chữ

++ Hoàn cảnh xuất hiện cảnh cho chữ

++ Cảnh cho chữ: cảnh tượng xưa nay chưa từng có

++ Ý nghĩa cảnh cho chữ

Làm rõ nhận định

-Qua cảnh cho chữ, ta thấy rằng nhận định của Dostoevsky là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì:

++ Trong cảnh cho chữ, con chữ, cái đẹp đã “cứu chuộc thế giới” khi khẳng định sức sống và sự chiến thắng cuối cùng của cái đẹp, cái thiện, cái cao cả trước cái xấu, cái ác, cái thấp hèn.

++ Trong cảnh cho chữ, chỉ có cái đẹp, cái thiện, cái cao cả sinh thành cùng con chữ mới có thể giải cứu hai loại tù nhân trong tác phẩm: giúp quản ngục tìm lại chính mình và giúp huấn cao đi vào cõi bất tử ngay trong giây phút tử sinh.

è Tư tưởng đúng đắn, nhân văn và sâu sắc về cái Đẹp; làm nên sức sống bất diệt cho tác phẩm.

Page 2

Trang chủ Về chủ blog LỚP VĂN THẦY DUY FACEBOOK

Video liên quan

Chủ Đề