Em cần làm gì để gìn giữ phát huy nét đẹp truyền thống của quê hương tay ninh

Lễ hội là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có từ hàng nghìn năm lịch sử, thể hiện lòng tri ân của nhân dân đối với các bậc tiền nhân, những người có công với nước, với dân. Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh những nét đẹp văn hóa, mang tính giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, gắn kết tinh thần cộng đồng, tình yêu quê hương, đất nước. 

Hội làng Lưu Xá, xã Hồ Tùng Mậu [Ân Thi]

Cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức đi trẩy hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu mong bình an, may mắn. Theo thống kê của ngành chức năng, cả nước có hàng nghìn lễ hội, riêng trên địa bàn tỉnh có gần 500 lễ hội truyền thống, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Nhiều lễ hội có quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách thập phương  như lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung, lễ hội dân gian Phố Hiến, lễ hội đền Phù Ủng...

Đến lễ hội có mặt đông đảo các tầng lớp dân cư, mọi lứa tuổi với tâm nguyện tốt lành và hướng thiện. Đây là dịp để mọi người giao lưu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm, khát vọng cao đẹp, cũng là dịp để vui chơi, thư giãn tinh thần, thăm viếng cảnh quan di tích. Các lễ hội truyền thống, hội làng với sức sống mãnh liệt vốn có đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành nhu cầu, khát vọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. 

Trong những năm qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Các lễ hội được tổ chức đúng truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi lành mạnh tại lễ hội góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. An ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại lễ hội được bảo đảm. Thông qua lễ hội tích cực góp phần quảng bá hình ảnh về văn hóa, vùng đất, con người Hưng Yên đến với nhân dân và du khách.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực và có hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, hoạt động tổ chức một số lễ hội vẫn còn biểu hiện thương mại hóa, lợi dụng lễ hội để trục lợi. Việc kinh doanh dịch vụ tại lễ hội còn lộn xộn, phí trông giữ ô tô, xe máy có nơi chưa đúng quy định; lợi dụng các trò chơi biến tướng sang đánh bạc trá hình; việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội còn yếu kém như đốt nhiều đồ mã, vàng mã, hương nến gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường; tình trạng xả rác bừa bãi còn diễn ra trong lễ hội gây phản cảm, mất mỹ quan.

Để bảo đảm cho lễ hội mùa xuân vui tươi, lành mạnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5.2.2015 của Ban Bí thư [khóa XI] về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20.2.2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22.12.2017 của Ban Bí thư [khóa XII] về việc tổ chức Tết năm 2018. Trong đó, tập trung chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức lễ hội, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thiết thực, phù hợp với thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đối với các địa phương có những lễ hội lớn cần chủ động xây dựng các phương án, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng mọi điều kiện để lễ hội diễn ra an toàn, không để xảy ra sai sót. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân khi tham gia lễ hội, tuyên truyền ý nghĩa lịch sử của di tích, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội; biểu dương các tổ chức, cá nhân  gương mẫu thực hiện tốt các quy định về tổ chức lễ hội, kịp thời phê phán, lên án những hành vi vi phạm. Gắn việc tổ chức lễ hội với những hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian nhằm thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, "thương mại hóa" hoạt động lễ hội. Chú ý làm tốt công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại khu vực tổ chức lễ hội; không để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, chèo kéo khách, đồng thời tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ du khách. Tăng cường công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về thu, chi tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Lễ hội truyền thống ngày càng có vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, cũng như đang trở thành một động lực phát triển kinh tế-xã hội ở nhiều địa phương. Tăng cường quản lý lễ hội nhằm đưa hoạt động lễ hội vào nền nếp, giữ gìn, phát huy nét đẹp truyền thống, hạn chế hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú, gắn kết tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phạm Đức

Khu du lịch Vườn quốc gia Lò Gò. Ảnh chụp năm 2020

“Cùng với những di tích/phế tích đền tháp, có thể nói dấu tích cư dân cổ thời kỳ hậu Óc-eo ở Tây Ninh khá nhiều, cho biết mối quan hệ đa chiều với cả miền Đông và Tây Nam bộ mà con đường “giao lưu” chính là các con sông lớn.

Đặc biệt các di tích “hậu Óc-eo” ở đôi bờ Vàm Cỏ Đông như Bình Tả - Gò Xoài - Gò Đồn [Long An] và Bình Thạnh, Chót Mạt và những phế tích đền tháp khác ở Tây Ninh cần được nghiên cứu kỹ hơn, bởi các di tích khảo cổ học phân bố trên đôi bờ một dòng sông thường có mối quan hệ chặt chẽ, thậm chí là của cùng một cộng đồng dân cư”- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đánh giá.

VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH

“Tây Ninh ngày nay là một vùng đất địa linh, có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tiềm năng về du lịch với nhiều điểm tham quan lý tưởng và tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư, khai thác. Tiềm năng đầu tiên phải nói đến là tài nguyên từ di sản lịch sử - văn hoá.

Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 90 di tích được xếp hạng, gồm 3 di tích quốc gia đặc biệt đều là di tích lịch sử cách mạng, 22 di tích quốc gia và 57 di tích cấp tỉnh được phân bổ ở 9 huyện, thành phố trong tỉnh.

Tiêu biểu cho các loại hình có thể kể đến những di tích - danh thắng nổi tiếng: núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ. Hệ thống chùa ở núi Bà có: chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang. Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương [Bà Đen]”- TS. Nguyễn Thị Hậu viết.

TS. Hậu chỉ ra danh thắng Tây Ninh, như sau: tiếp giáp với ba ngọn núi gồm Bà Đen, núi Heo, núi Phụng, Ma Thiên Lãnh sở hữu một vẻ đẹp hết sức nên thơ. Đây cũng là một trong các điểm du lịch ở Tây Ninh được đông đảo “dân phượt” săn đón vì sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hàng trăm héc-ta rừng nguyên sinh, được vượt qua những đoạn đường khá cheo leo, hiểm trở nhưng vô cùng hấp dẫn.

Toà thánh Tây Ninh là công trình của đạo Cao Đài được xây dựng từ năm 1933. Đến năm 1955 công trình mới được hoàn thiện như hiện nay. Hệ thống công trình này bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ như: Toà thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp.

Công trình này được thiết kế độc đáo, các chi tiết đều được chạm trổ hết sức kỳ công và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Chùa Khedol có tên Pali là Botumkirirangsey, nghĩa là “hào quang của đoá hoa sen gần núi”.

Chùa được thành lập từ năm 1811, xưa được xây dựng bằng vật liệu tạm bợ, đến năm 2013 chùa mới được trùng tu và xây dựng mới ngôi chánh điện. Trong khuôn viên chùa, ngôi chánh điện toạ lạc tại vị trí trung tâm, bên trái là ngôi sala, bên phải là tăng xá.

Từ cổng Tam Bảo nhìn vào, ngôi chánh điện không khác gì một bông sen rực rỡ vươn lên trời xanh cao thẳm. Những tầng mái chồng đẹp như những cánh sen tươi thắm thấp thoáng dưới tàng của những cây me tây cổ thụ uy nghiêm.

Miếu Quan Đế ở Tây Ninh còn được gọi là chùa Ông. Miếu được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền thống của người Hoa. Toàn bộ công trình khép kín theo hình chữ Quốc, ở giữa có sân nắng [giếng trời- theo quan niệm của người Hoa].

Cột gỗ tròn, vách gạch, mái lợp ngói âm dương và ngói mũi hài sơn màu vàng, đỏ nhìn rất bề thế, uy nghi. Từ lâu, miếu Quan Đế đã trở thành một nơi linh thiêng để cộng đồng người Hoa và cả người Việt ở Tây Ninh đến cúng bái cứ vào ngày rằm tháng Giêng và ngày 26.4 âm lịch hằng năm.

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là một địa điểm du lịch đẹp ở Tây Ninh, có diện tích lên tới 18.765 ha với 3 khu chính đó là khu bảo tồn nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và khu hành chính dịch vụ. Hệ thống thực vật của vườn quốc gia hết sức đa dạng và quý hiếm. Một số loài động vật quý hiếm được nuôi tại đây như: voọc chà vá chân đen, cu li nhỏ.

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khu di tích này hiện được quy hoạch thành 2 khu vực bao gồm khu di tích và khu tưởng niệm, phục dựng phần nào cuộc sống của các cán bộ chiến sĩ trong thời kỳ cách mạng.

Hệ thống hơn 50 làng nghề thủ công đa dạng: nghề rèn, nghề đan lát, tráng bánh, sản xuất mây tre lá, trồng một số cây đặc sản như đậu phộng, thuốc lá... Văn hoá ẩm thực tỉnh Tây Ninh vô cùng độc đáo: bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo, bánh canh Trảng Bàng, bánh xèo Lò Gò - Xa Mát, mãng cầu trồng ở khu vực núi Bà Đen ngon ngọt dai; các món ăn từ bò tơ với thương hiệu “Năm Sánh” vị thơm ngon độc đáo...

Đặc biệt là bánh tráng trộn đang phổ biến khắp nơi, một món “ăn vặt” được chế biến ngẫu nhiên và tình cờ của người dân ở Trảng Bàng nhưng “chinh phục” được nhiều người- nhất là giới trẻ.

Nhắc đến Tây Ninh hiện nay không thể quên món “muối tôm” rất bình dân nhưng đã trở thành một đặc sản rất nổi tiếng. Muối tôm, giống như tên gọi có thành phần chính là sự kết hợp giữa tôm và muối. Người dân Tây Ninh nhập nguồn nguyên liệu này về từ các tỉnh ven biển, chế biến theo một công thức riêng để cho ra đời những hạt muối đậm đà màu gạch, thơm ngon nổi tiếng, có cả “muối tôm chay”. Sự sáng tạo này đã trở thành niềm tự hào của Tây Ninh.

Hiện nay, Tây Ninh có 6 di sản văn hoá phi vật thể là Đờn ca tài tử, Lễ hội Kỳ yên tại đình Gia Lộc [thị xã Trảng Bàng], Múa trống Chhay-dăm [thị xã Hoà Thành], Lễ vía bà Linh sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen [thành phố Tây Ninh], Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng và gần đây là nghệ thuật chế biến món ăn chay. Trong đó, Đờn ca tài tử và Lễ hội Kỳ yên là hai di sản phi vật thể phổ biến ở Nam bộ, bốn di sản còn lại thể hiện sự độc đáo riêng của Tây Ninh.

“ADN” CỦA VĂN HOÁ TÂY NINH

TS. Hậu phân tích, từ vị thế địa - văn hoá và quá trình lịch sử của Tây Ninh trong bối cảnh Đông Nam bộ [và cả Nam bộ], có thể nhận thấy Tây Ninh có ba đặc trưng [tạm gọi là các “ADN”] làm nên bản sắc văn hoá. Nếu các ADN này biến mất hay biến dạng sẽ làm bản sắc riêng mất đi, khó có thể “nhận diện” vùng đất và Tây Ninh trong sự đa dạng văn hoá của đất nước, đồng thời khó khăn trong việc tạo dựng “thương hiệu địa phương” để phát triển trong thế giới phẳng toàn cầu. Những ADN đó gồm:

Vùng biên: tính chất ngăn cách mà nối liền, sự giao thoa và biến đổi trong nhiều hiện tượng văn hoá: các di tích khảo cổ học, đạo Cao Đài, ngôn ngữ/địa danh... Cần có thêm những nghiên cứu mới về tính chất này.

Đa dạng: địa hình, tộc người, văn hoá bản địa phong phú, tín ngưỡng linh thiêng. Tây Ninh là vùng đất của văn hoá và tôn giáo với nhiều địa điểm và lễ hội tâm linh đặc sắc. Vì vậy cần hết sức cẩn trọng khi đưa những yếu tố văn hoá mới xen lẫn và có phần lấn át tín ngưỡng linh thiêng vốn có của một vùng đất, một cộng đồng.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế du lịch phải trên cơ sở tôn trọng, bảo vệ di sản, không “can thiệp” và làm sai lệch nhận thức của du khách, của các thế hệ sau về một di tích hay lễ hội, một tín ngưỡng của cộng đồng bản địa. Sự “di truyền” văn hoá bản địa sẽ góp phần làm cho bản sắc địa phương được củng cố, bền chặt.

Sáng tạo: đặc biệt ẩm thực Tây Ninh. Đây là một đặc trưng quan trọng, đang tạo nên sự khác biệt và “thương hiệu” của Tây Ninh. Để có thể nâng cao và phát triển đặc trưng này cần lưu ý đến quy trình đưa sản phẩm trở thành “tài nguyên bản địa”, tiến tới xây dựng thương hiệu cho địa phương từ di sản văn hoá.

Hiện nay, Tây Ninh chú trọng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, dựa trên thế mạnh kinh tế nông nghiệp, “kinh tế xanh”. Những nông sản của Tây Ninh đã được người tiêu dùng ghi nhận sự sáng tạo, độc đáo và mang tính truyền thống.

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, tài nguyên bản địa không thể tách rời công nghệ liên quan từ sản xuất, chế biến đến quảng bá, tiêu thụ, xuất khẩu. Nếu không có công nghệ mới hỗ trợ thì tài nguyên dù giàu có đến đâu cũng vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”, thậm chí còn làm trở ngại cho thay đổi tư duy phát triển bền vững.

Một đúc kết từ thực tế đã trở thành phương châm của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là nông sản thực phẩm: hiện nay khách hàng đến với sản phẩm là quá trình tiếp nhận các yếu tố: sự trải nghiệm về tính độc đáo của sản phẩm; giải pháp sử dụng sản phẩm và hành vi tiêu dùng sản phẩm.

Trong ba yếu tố này thì hai yếu tố đầu thể hiện giá trị văn hoá “phi vật thể” của sản phẩm. Sự trải nghiệm tính độc đáo là vì sản phẩm có xuất xứ từ một vùng miền đặc thù, chứa đựng tri thức của người sản xuất về tài nguyên bản địa và quá trình sản xuất thành hàng hoá độc đáo, khác biệt, như “đặc sản” của từng vùng miền; yếu tố “phi vật thể” làm tăng giá trị “vật thể” của sản phẩm.

Do đó, sản phẩm càng có tính riêng biệt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, mang lại nhiều cơ hội tham gia vào “quá trình” trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng thì càng phát triển sản xuất. Xây dựng “thương hiệu” thành công là một bước trong quá trình “bảo tồn tài nguyên bản địa” và “chế tạo” di sản văn hoá dưới dạng sản phẩm tiêu dùng.

Từ nhận thức đầy đủ về loại hình và giá trị tài nguyên bản địa là các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, tỉnh Tây Ninh sẽ có những chính sách và giải pháp để bảo tồn được những đặc trưng, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Qua đó, khơi gợi niềm tự hào về quê hương, tự hào về con người Tây Ninh. Phát triển kinh tế trên nền tảng tài nguyên văn hoá là bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo, đồng thời đều được hưởng thụ các giá trị văn hoá đó.

Tài nguyên văn hoá là nhân tố quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách của con người Tây Ninh, nhất là thế hệ trẻ, thông qua việc xây dựng môi trường văn hoá gia đình - nhà trường - xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Việt Đông - Đức An

Video liên quan

Chủ Đề