Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật Đại học Luật Hà Nội

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật cho danh nghiệp [phần chuyên sâu] - Học viện tư phápdo Ngô Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hằng chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật cho danh nghiệp [phần chuyên sâu] - Học viện tư pháp

do Ngô Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hằng chủ biên

Nhà xuất bản Tư Pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Giáo trìnhkỹ năng tư vấn pháp luật cho danh nghiệp [phần chuyên sâu] - Học viện tư pháp được tái bản dùng cho chương trình đào tạp Luật sư 12 tháng - phần đào tạo kỹ năng chuyên sâu của Luật sư. Giáo trình được xây dựng trên các nguyên tắc căn bản sau:

>> Xem thêm: Nghị định 12/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

- Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức và chuẩn đầu ra của chương trình khung đào tạo Luật sư do Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành và chương trình môn học kỹ năng tư vấn pháp luật và hợp đồng do Giám đốc học viên Tư pháp ban hành;

- Đảm bảo sự kết nối, không trùng lặp với kỹ năng cơ bản trong giảo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và hợp đồng [phần cơ bản];

- Hướng tới mục đích trang bị lý thuyết, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu của Luật sư trong tư vấn pháp luật đối với một số lĩnh vực điển hình trong hoạt động của doanh nghiệp.

Giáo trình được hoàn thành bởi tập thể tác giả là giảng viên, chuyên gia, Luật sư có uy tín, kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp. Nội dung giáo trình được triển khai dưới góc độ kết hợp nhuần nhuyện giữa kỹ năng hành nghề Luật sư với việc vận dụng các kiến thức tổng hợp về Luật Doanh nghiệp như sở hữu trí tuệ, tài chính, thuế, đất đai, lao động, đầu tư... Các chương đều tập trung giải quyết cả về nội dung chuyên sâu và cả về kỹ năng hành nghề của Luật sư nhằm giúp cho độc giả có khả năng tư duy hệ thống, biện chứng và logic để phân tích, đánh giá đúng, giải quyết thấu đáo các vấn đề pháp lý trong hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

Giáo trình này cũng là tư liệu hữu ích cho các nhà khoa học tham khảo, nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề có chiều sâu, toàn diện, tổng thể. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của Giáo trình cũng giúp cho những người làm công tác thực tiễn vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật, áp dụng kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong quá trình tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.

Trong lần tái bản năm 2020, tập thể tác giả đã cập nhật các nội dung mới cũng như văn bản pháp luật hiện hành.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1. Tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Mục 1.Các vấn đề đặc thù luật sư cần nắm vững khi tư vấn pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Các loại hình doanh nghiệp

>> Xem thêm: Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Các điều kiện thành lập doanh nghiệp

Mục 2. Kỹ năng tư vấn pháp luật về một số loại việc trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp

1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

2. Tư vấn về điều kiện thành lập doanh nghiệp

3. Tư vấn về soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

4. Tư vấn các thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp

Mục 3. Câu hỏi ôn tập, thảo luận

Chương 2. Tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp

Mục 1. Các vấn đề đăc thù luật sư cần nắm vững khi tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp

1. Khái quát chung về tư vấn pháp luật trong quản lý nội bộ doanh nghiệp

>> Xem thêm: Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nội bộ doanh nghiệp

Mục 2. Kỹ năng tư vấn pháp luật về một số loại việc đặc thù trong quản lý nội bộ doanh nghiệp

1. Tư vấn thiết kế mô hình quản trị điều hành doanh nghiệp

2. Tư vấn soạn thảo văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp

3. Tư vấn tổ chức Đại hội cổ đông/ cuộc họp Hội đồng thành viên

Mục 3. Câu hỏi ôn tập, thảo luận

Chương 3. Tư vấn pháp luật về đầu tư

Mục 1. Các vấn đề đặc thù luật sư càn nắm vững khi tư vấn pháp luật về đầu tư cho doanh nghiệp

1. Khái quát chung về môi trường đầu tư tại Việt Nam

2. Vai trò của Luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật về đầu tư

>> Xem thêm: Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam

3. Một số yêu cầu và kỹ năng cần thiết cho Luật sư trong hoạt động tư vấn đầu tư

Mục 2. Kỹ năng tư vấn pháp luật một số loại việc điển hình về đầu tư

1. Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

2. Tư vấn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

3. Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư

Mục 3. Câu hỏi ôn tập, thảo luận

Chương 4. Tư vấn pháp luật về đất đai cho doanh nghiệp

Mục 1. Các vấn đề cơ bản luật sư cần nắm vững khi tư vấn pháp luật về đất đai cho doanh nghiệp

1. Kỹ năng tư vấn pháp luật đặc thù trong lĩnh vực đất đai cho doanh nghiệp

2. Các vấn đề chuyên môn đặc thù tác động đến hoạt động tư vấn pháp luật về đất đai

>> Xem thêm: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2013 số 32/2013/QH13 mới nhất

3. Kỹ năng tra cứu, áp dụng văn bản pháp luật khi tư vấn pháp luật về đất đai cho doanh nghiệp

Mục 2. Kỹ năng tư vấn pháp luật một số loại việc điển hình trong lĩnh vực đất đai cho doanh nghiệp

1. Tư vấn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng đất trong công tác quản lý, sử dụng đất đai của doanh nghiệp

2. Tư vấn thực hiện các thủ tục xin giao đất, thuê đất

3. Tư vấn thực hiện các thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất

4. Tư vấn thực hiện chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

5. Tư vấn thực hiện góp vốn và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

6. Tư vấn thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất

Chương 5. Tư vấn pháp luật tài chính doanh nghiệp

Chương 6. Tư vấn pháp luật thuế trong doanh nghiệp

>> Xem thêm: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 số 14/2008/QH12 mới nhất

Chương 7. Tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp

Chương 8. Tư vấn pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Chương 9. Tư vấn pháp luật về tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật cho danh nghiệp [phần chuyên sâu] - Học viện tư pháp được biên soạn giới thiệu những kỹ năng chuyên sâu của Luật sư về tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, bao gồm: tư vấn thành lập doanh nghiệp, quản lý nội bộ doanh nghiệp, về đầu tư, đất đai cho doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, thuế trong doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp, tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp.

Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạyđốicủa học viên tham gia đào tạo Luật sưđồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sáchGiáo trìnhkỹ năng tư vấn pháp luật cho danh nghiệp [phần chuyên sâu] - Học viện tư pháp".

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây quy định về giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 để bạn đọc tham khảo:

Điều 207. Các trường hợp vàđiềukiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a] Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b] Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c] Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d] Bị thu hồi Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Điều 208. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a] Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b] Lý do giải thể;

c] Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

d] Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ] Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ [nếu có];

5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a] Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã kýkết;

b] Nợ thuế;

c] Các khoản nợ khác;

6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;

8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiếnvềviệc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp cần củng cố và hoàn thiện những gì ?

Video liên quan

Chủ Đề