Guid partition table (gpt) là gì?

Chắc hẳn khi phân vùng ổ đĩa trên máy tính, các bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn MBR hay GPT. Bạn thắc mắc không hiểu rõ MBR và GPT là gì, chúng khác nhau ở điểm nào để lựa chọn cho phù hợp. Vậy các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về MBR và GPT nhé.

Bài viết dưới đây trình bày về khái niệm của MBR và GPT, so sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT khi phân vùng ổ đĩa máy tính và cách để xác định ổ cứng là MBR hay GPT.

1. Khái niệm về MBR và GPT

MBR tên đầy đủ là Master Boot Record, GPT tên là GUID Partition Table, đây là hai chuẩn định dạng ổ cứng khác nhau. Các bạn có thể hiểu đây là hai chuẩn của ổ cứng để quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, phân vùng và sắp xếp ổ đĩa.

MBR ra đời từ năm 1983 trên các PC DOS 2.0, nên có thể xem đây là chuẩn cũ. Còn chuẩn GPT mới ra đời những năm gần đây, có nhiều ưu điểm hơn và dần thay thế chuẩn cũ MBR, nhưng MBR vẫn tương thích nhiều nhất và vẫn cần thiết trong một số trường hợp. Để thấy rõ hơn sự khác nhau giữa hai chuẩn MBR và GPT các bạn cùng xem bảng so sánh dưới đây.

2. So sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT khi phân vùng ổ đĩa

Bảng so sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT

MBR

GPT

Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2TB [2000GB]

Hỗ trợ ổ cứng tới 1ZB[1 tỷ TB]

Hỗ trợ tối đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa

Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa

Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH Windows

Chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit

Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI

Chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI

Chỉ có 1 thông tin lưu trữ phân vùng

Có 2 thông tin lưu trữ phân vùng

Các bạn có thể thấy được chuẩn GPT có rất nhiều ưu điểm so với chuẩn MBR. Vì GPT có 2 thông tin lưu trữ phân vùng nên sử dụng chuẩn GPT sẽ an toàn hơn so với MBR.

Tổ chức bảng phân vùng của MBR và GPT

Như vậy việc tổ chức bảng phân vùng trong MBR giới hạn dung lượng lưu trữ tối đa của một đĩa lên đến 2TB và nó chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính hoặc 3 phân vùng chính và 1 phân vùng mở rộng. Còn với GPT hỗ trợ dung lượng tối đa lên đến 1ZB [1 tỷ TB] và có tới 128 phân vùng chính. GPT có thể cùng tồn tại với một MBR để cung cấp một số dạng tương thích ngược hạn chế cho các hệ thống cũ.

3. Cách kiểm tra ổ cứng máy tính ở chuẩn MBR hay GPT.

Nếu máy tính bạn đang chạy Windows 32bit thì chắc chắn ổ cứng của bạn sử dụng chuẩn MBR vì GPT chỉ hỗ trợ Windows 64bit.

Nếu không cũng có rất nhiều cách để các bạn có thể kiểm tra cho ô cứng và ở dưới đây là hai cách kiểm tra.

Cách 1: Sử dụng công cụ Disk Management Tool

Bước 1: Để mở Windows Disk Management, nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run. Nhập diskmgmt.msc và chọn OK.

Bước 2: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa 0 -> Properties.

Bước 3: Chọn thẻ Volumes, trong phần Partition style nếu là GUID Partition Table [GPT] thì ổ cứng của bạn theo chuẩn GPT, nếu là Master Boot Record[MBR] thì ổ cứng của bạn theo chuẩn MBR.

Cách 2:  Sử dụng công cụ DiskPart

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập lệnh diskpart và nhấn OK để mở cửa sổ diskpart.exe

Bước 2: Trong cửa sổ diskpart.exe các bạn nhập lệnh list disk và nhấn Enter. Một bảng sẽ hiển thị tất cả các ổ cứng và các ổ cứng lưu trữ được kết nối với máy tính của bạn. Trong cột Gpt, nếu ổ cứng sử dụng chuẩn Gpt thì sẽ có dấu *, nếu ổ cứng theo chuẩn MBR thì sẽ trống.

Như vậy các bạn đã có thể hiểu được MBR, GPT là gì và sự khác nhau của hai chuẩn định dạng ổ cứng để có thể dựa vào đó lựa chọn chuẩn để sử dụng cho phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Skip to content

GPT là viết tắt của GUID Partition Table, có nghĩa là Bảng phân vùng GUID trên các thiết bị ổ cứng.

Theo Wikipedia, GPT là một bố cục tiêu chuẩn của các bảng phân vùng của thiết bị lưu trữ máy tính vật lý, chẳng hạn như ổ đĩa cứng hoặc ổ đĩa thể rắn SSD.

GPT tạo thành một phần của tiêu chuẩn UEFI, nó cũng được sử dụng cho một số hệ thống BIOS vì những hạn chế của bảng phân vùng bản ghi khởi động chính [MBR].

Hình ảnh minh họa là một lược đồ bảng phân vùng GUID truyền thống. Bạn có thể nhận ra rằng đĩa GPT chứa bảng phân vùng GPT chính, các phân vùng bình thường và bảng phân vùng GPT phụ.

Từ bố cục đĩa, bạn có thể thấy rằng đĩa GPT chứa 3 phần:

Bảng phân vùng chính: Nó chứa MBR bảo vệ, tiêu đề GPT, bảng phân vùng mà hệ thống cần để tải thông tin và truy cập dữ liệu phân vùng hiện có.

Phân vùng dữ liệu thông thường: Đó là vị trí vật lý nơi dữ liệu và tệp cá nhân của bạn được lưu.

Bảng phân vùng dự phòng: Đây là một khu vực cho đĩa GPT để lưu giữ thông tin sao lưu cho tiêu đề GPT và bảng phân vùng trong trường hợp mất hoặc hỏng Bảng phân vùng chính.

GPT là một sơ đồ phân vùng đĩa cứng do Intel đề xuất như một phần của Giao diện phần mềm mở rộng UEFI. Nó được sử dụng bởi máy tính Windows cũng như máy tính Macintosh chạy hệ điều hành Intel.

GPT sử dụng GUID để xác định các phân vùng khác nhau trên ổ cứng. Một số ví dụ bao gồm phân vùng khởi động,phân vùng hệ thống tệp và phân vùng dữ liệu. Mỗi hệ điều hành hỗ trợ lược đồ phân vùng GPT sử dụng các GUID cụ thể để gắn nhãn cho từng phân vùng.

So với MBR, GPT cung cấp cơ chế phân vùng đĩa linh hoạt và vượt trội hơn.

GPT sử dụng UEFI thay thế BIOS cũ kỹ [với hệ thống phân vùng MBR].

Mỗi phân vùng GPT đều có số nhận dạng duy nhất của riêng nó.

GPT phá vỡ giới hạn của MBR.

Đĩa GPT có dung lượng lưu trữ lớn hơn nhiều so với đĩa MBR, cho phép người dùng tạo không giới hạn số lượng phân vùng. Lưu ý rằng nếu đó là đĩa hệ thống GPT, bạn được phép tạo tối đa 128 phân vùng.

Khôi phục dữ liệu từ đĩa GPT dễ dàng hơn.

Đĩa MBR lưu trữ dữ liệu phân vùng và khởi động ở một nơi, tuy nhiên, GPT lưu trữ nhiều bản sao của dữ liệu này trên đĩa, điều này giúp khôi phục dễ dàng hơn nhiều khi dữ liệu bị hỏng trên GPT.

GPT có thể kiểm tra xem dữ liệu của nó có còn nguyên vẹn hay không.

Đĩa GPT lưu trữ các giá trị CRC [kiểm tra dự phòng theo chu kỳ] để kiểm tra xem dữ liệu của nó có còn nguyên vẹn hay không. Khi dữ liệu bị hỏng, GPT có thể nhận thấy sự cố và cố gắng khôi phục dữ liệu bị hỏng từ vị trí khác trên đĩa cho bạn.

Theo các tính năng trên, bạn có thể thấy rằng đĩa GPT thực sự rất tốt trong việc bảo vệ dữ liệu và vượt trội so với đĩa MBR trong quản lý phân vùng.

Hỗ trợ tìm kiếm: GPT là gì, so sánh gpt với mbr, gpt và mbr cái nào tốt hơn, GUID Partition Table là gì

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Tác giả, biên tập viên tại wikimaytinh.com

Video liên quan

Chủ Đề