Hiến máu bao lâu mới được hiến lại

Chào Bác sĩ,

Cháu năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên, sức khỏe tốt. Trong thời gian này trường cháu có phong trào hiến máu nhân đạo. Cháu cũng muốn tham gia phong trào nhưng đang bối rối về điều kiện tham gia và những điều cần lưu ý về hiến máu nhân đạo ạ

Mong được sự tư vấn của Bác sĩ

MTĐT -  Thứ năm, 16/05/2019 11:48 [GMT+7]

Rất nhiều người thắc mắc Có thể hiến máu mấy lần trong năm? Khoảng cách giữa 2 lần hiến máu là bao lâu thì tốt cho sức khỏe Hiến máu nhân đạo có quy định về tuổi người tham gia hiến máu không?

Đối tượng có thể tham gia hiến máu

Tất cả mọi người từ 18 – 55 tuổi đối với nữ và từ 18 – 60 tuổi đối với nam đều có thể tham gia hiến máu nhân đạo.

Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể thì không có hại cho sức khỏe.

Để đảm bảo chất lượng máu hiến tốt và an toàn cho sức khỏe người hiến máu, cần có độ dãn cách giữa 2 lần hiến máu.

Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?

Mỗi người trung bình có khoảng 77ml máu/kg cân nặng đối với nam và 66ml máu/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy, người trưởng thành có khoảng từ 3,5 đến 5 lít máu [chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể].

Theo quy định của ngành y tế, mỗi lần hiến máu, mỗi người chỉ được hiến 450 ml loại tiểu cầu, còn máu thường thì 1 hoặc 2 đơn vị máu [250 ml/đơn vị]. Đối với người khỏe mạnh mỗi người hiến 250ml, 350ml hoặc 450ml tùy theo trọng lượng cơ thể, không được hiến nhiều hơn. Mỗi năm, nam giới có thể hiến máu 4 lần/năm và 3 lần/năm với nữ.

Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, người hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì không có hại cho sức khỏe và kích thích quá trình sinh tạo máu tốt cho cơ thể.

Để an toàn cho người hiến máu, thì điều kiện để được hiến máu là người hiến máu phải có:

- Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá.

- Phụ nữ đang mang thai, đang "đèn đỏ", điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú, và người mới hiến máu cách đó dưới 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ thì không được hiến máu.

- Đang/ vừa khỏi cảm cúm hoặc đang uống thuốc trị bệnh.

- Mới chích ngừa chưa được 3 tháng.

- Mới bị vết thương, vết cắt, nhổ răng dưới 1 tháng.

- Đang bị bệnh ngoài da thì phải tạm hoãn hiến máu.

Hiến máu cách nhau bao nhiêu lâu để tốt cho sức khỏe?

Về thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 84 ngày, nếu mỗi người thấy sức khỏe tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3 - 4 lần trong năm mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.

Có thể hiến máu mấy lần trong năm?

Những người có sức khỏe bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. Bình thường đời sống của các tế bào hồng cầu là 120 ngày và mỗi ngày số lượng hồng cầu bị phá hủy tự nhiên là khoảng 25-50 ml máu.

Đúng quy định, người tham gia hiến máu từ 18-60 tuổi đối với nam và 18-55 tuổi đối với nữ, hiến 3-4 lần/năm, mỗi lần hiến máu không quá 9 ml/kg cân nặng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiến máu có những tác động tích cực như thay thế một lượng hồng cầu già bằng một lượng hồng cầu mới khỏe mạnh có đời sống dài hơn bảo đảm các chức năng của máu tốt hơn. Ngoài ra, các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo hồng cầu còn tạo cho việc chuyển hóa của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.

Những điều bạn cần biết về trước, trong và sau khi hiến máu

Kiểm tra sức khỏe

Đầu tiên, bác sĩ tiến hành khám sức khỏe để đảm bảo người cho máu hoàn toàn khỏe mạnh và không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu. Một số các xét nghiệm cần làm trước hiến máu, bao gồm: kiểm tra huyết sắc tố [là thành phần quan trọng của hồng cầu, xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu đủ chất lượng theo quy định]; xét nghiệm virus viêm gan B.

Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải trong độ tuổi từ 18 - 60 đối với nam, và từ 18 - 55 đối với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời gian hành kinh hoặc đang cho con bú, và người mới hiến máu cách đó dưới 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ thì không được hiến máu.

Trước khi hiến máu

Đêm hôm trước ngày hiến máu không được thức quá khuya, tránh uống rượu bia. Trước khi đến cho máu nên ăn nhẹ, không ăn chất có nhiều đường, mỡ. Duy trì lượng sắt ổn định bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt đỏ, cá, sữa, đậu, rau chân vịt và nho, uống nhiều nước. Và đặc biệt lưu ý không sử dụng aspirin trong vòng 2 ngày trước khi hiến máu.

Trong khi hiến máu

Tư thế nằm phải hết sức thư giãn và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Thời gian lấy máu thường diễn ra trong vòng vài phút đến khoảng 10 phút với một lượng máu trung bình cho một lần hiến là 250 ml. Nếu thấy căng thẳng, lo lắng, hãy mang theo một cuốn sách để đọc hoặc nghe một bản nhạc êm dịu hoặc tán gẫu với nhân viên y tế.

Hồi phục ngay sau hiến máu

Ngay sau khi hiến máu, có thể ăn một ít đồ ăn nhẹ hoặc uống nước trái cây, nước đường để giúp mức đường huyết tăng lên và không khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Bỏ băng gạc trên tay trong vòng một tiếng sau khi hiến máu xong. Nếu vết kim tiêm bị chảy máu, giữ chặt và nâng cánh tay lên trong khoảng 5 - 10 phút hoặc đến khi máu ngừng chảy. Để tránh bị phát ban, làm sạch vùng da được quấn băng bằng nước sạch.

2 - 3 ngày sau khi hiến máu

Trong 2 - 3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực, không thức quá khuya. Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá nhiều. Nên bình tĩnh và yên tâm vì đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Bổ sung nước cho cơ thể và không uống đồ uống có cồn trong 24 tiếng kế tiếp.

Ngoài ra, nên lưu ý mỗi lần hiến máu phải cách nhau 3 - 4 tháng để cơ thể kịp tái tạo lại lượng hồng cầu đã mất.


Ai có thể tham gia hiến máu?

-      Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.

-     Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.


-      Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.


-      Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

-       Có giấy tờ tùy thân.

Ai là người không nên hiến máu?

-      Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

-      Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các vius lây qua đường truyền máu.

-      Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?

-      Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu [hệ ABO, hệ Rh], HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét.

-      Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn [miễn phí] khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

Máu gồm những thành phần và chức năng gì?

Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau:

-      Hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy;

-      Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể;

-      Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu.

-      Huyết tương: gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng...

Tại sao lại có nhiều người cần phải được truyền máu?

Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì :

-      Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá...

-      Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông...

-      Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng...

Nhu cầu máu điều trị ở nước ta hiện nay?

-      Mỗi năm nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị.

-      Máu cần cho điều trị hằng ngày, cho cấp cứu, cho dự phòng các thảm họa, tai nạn cần truyền máu với số lượng lớn.

-      Hiện tại chúng ta đã đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho điều trị.

Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có giấy CMND?

Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định,  đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?

Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế:

Cơ sở khoa học:

-      Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới.  Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.

-      Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Cơ sở thực tế:

-      Thực tế đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.

-      Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.

QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

Quyền lợi và chế độ đối với người hiến máu tình nguyện theo Thông tư số 05/2017/TT-BYT  Quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn:

-       Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí.

-       Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu [hoàn toàn bí mật]: nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét. Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được Bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe.

-       Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:

+ Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ: tương đương 30.000 đồng.

+ Hỗ trợ chi phí đi lại [bằng tiền mặt]: 50.000 đồng.

+ Nhận quà tặng [bằng hiện vật] nhằm động viên, khuyến khích đối với người hiến máu toàn phần tình nguyện:

Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

+ Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

Thông tin chi tiết, xin liên hệ theo địa chỉ:

Khoa Vận động và Tổ chức hiến máu - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương [Đường Trần Thái Tông - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội] 

Điện thoại: [04] 3 868 6008 - Website: www.nihbt.org.vn​

Administrator

Video liên quan

Chủ Đề