Hình ảnh cô hướng dẫn không sờ vào ổ điện

DẠY TRẺ KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI BỊ ĐIỆN GIẬT Tai nạn điện vẫn thường xuyên xảy ra trong mỗi gia đình, mà đối tượng thường là trẻ nhỏ. Tuỳ vào mức độ giật điện mà có thể mang lại những hậu quả khác nhau: Ở mức độ nhẹ, khi đi vào cơ thể dòng điện gây phân tích và hủy hoại tế bào máu; làm co giật tổn thương từng phần hệ thần kinh và cơ quan nội tạng... Còn ở mức độ cao thì có thể gây tê liệt và tử vong ngay lập tức. Vì thế trang bị kiến thức cho trẻ để phòng tránh được điện giật là việc làm hết sức cần thiết. “Kĩ năng phòng tránh điện giật” là một trong những nội dung giáo dục kĩ năng sống của các bé tại Trường mầm non Sơn Ca. Trong giờ hoạt động học hôm nay, các bé lớp mẫu giáo bé C1 đã vô cùng hào hứng khi được cô giáo hướng dẫn thực hành tình huống giả định, từ đó giúp bé có những hiểu biết để tự bảo vệ an toàn phòng tránh điện giật: ✅Khi thấy người bị điện giật, cần BÌNH TĨNH, KHÔNG ĐƯỢC LAO VÀO và ÔM kéo nạn nhân. Điều đó sẽ khiến bản thân bé bị điện giật theo và gây hậu quả nguy hiểm hơn. ✅Không nên đùa nghịch với các nguồn điện, ổ cắm điện. Điều đó sẽ khiến bé bị nguy hiểm. ✅Nguồn điện và ổ cắm điện không phải là đồ dùng, đồ chơi của bé. Vậy bé phải làm gì khi thấy người bị ĐIỆN GIẬT? ✅Tuyệt đối không chạm vào họ, tri hô cúp cầu dao điện. Dùng cây nhựa hoặc gỗ để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân ✅Gọi người lớn đến giúp đỡ. ✅Nếu có thể, hãy gọi cho xe cấp cứu. [Trong thời gian chờ xe cấp cứu cần sơ cứu và kiểm tra chấn thương cho nạn nhân, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không thở hoặc thở yếu nên tiến hành hô hấp nhân tạo, nhấn tim cho đến khi nạn nhân thở lại.] Ở lứa tuổi mầm non, các bé hay tò mò, nghịch ngợm, đôi khi có thể lôi kéo dây điện, nhét những đồ vật bằng kim loại vào ổ điện hay nghịch phích cắm điện.... Do đó việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho trẻ và thường xuyên quan tâm rà soát, loại bỏ những yếu tố nguy hiểm để tạo một môi trường sống an toàn cho bé là việc làm cần thiết của mỗi chúng ta. Một số hình ảnh đáng yêu của các bé trong hoạt động thú vị ngày hôm nay:

Sự tò mò khiến trẻ lại gần ổ điện và dí tay vào đó để khám phá, gây ra các hậu quả nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Do đó, làm thế nào để trẻ không động vào ổ điện là việc rất quan trọng.

Trước hết, cần hiểu tâm lý của trẻ khi thò tay vào ổ điện. Đây là việc mà tất cả các trẻ đều làm, do chúng muốn tự khám phá thế giới. Nếu cha mẹ phạt trẻ khi thấy chúng sờ vào ổ điện, họ đã sai. Ở trường hợp này, cần dạy để trẻ hiểu vì sao không được cho tay vào ổ điện.

Với trẻ còn nhỏ [1-3 tuổi], chưa ý thức được hành vi, bạn buộc phải che/giấu ổ điện đi. Trẻ chưa thể hiểu nguy hiểm là gì, do đó, khi thấy trẻ chuẩn bị sờ tay vào ổ điện, nên lập tức đánh lạc hướng bé bằng cách bế bé ra khỏi khu vực đó, cho bé hướng sự quan tâm, hiếu kỳ vào những thứ khác. Dùng các vật dụng như cây cảnh, giấy dán, dụng cụ che ổ điện an toàn... để bịt ổ điện lại.

Nên để các ổ điện xa tầm tay trẻ em, có thể cao hơn tầm với của trẻ một chút. Một số người sử dụng mẹo đặt ổ điện nối dài ở tầng cao của kệ, trong khi các tầng thấp hơn đặt những món đồ mà trẻ thích, khiến trẻ bị tập trung vào đó và không quan tâm tới ổ điện phía trên.

Với trẻ đã lớn hơn [từ 3 tuổi trở lên], bạn có thể có giải pháp cụ thể hơn là mô phỏng nguy cơ điện giật. Cần hiểu, cha mẹ dù bảo vệ đến đâu cũng không ngăn được sự tò mò của trẻ, vì vậy mấu chốt là phải làm cho trẻ nhận thức được sự nguy hiểm của điện và các thiết bị điện.

Khi thấy trẻ chạm tay vào nguồn điện, bạn có thể làm theo trẻ, sau đó giả vờ bị điện giật, biểu hiện khóc lóc, co giật, ngất xỉu. Lúc này, trẻ sẽ chú ý đến hậu quả của việc cho tay vào ổ điện và sợ hãi. Cha mẹ nên nhân cơ hội này giải thích kỹ hơn cho con hiểu vì sao lại xảy ra hiện tượng này. Sau đó, lấy tay trẻ, kéo lại gần ổ điện, trẻ sẽ sợ hãi rụt lại. Sau vài lần thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy ổ điện, bé sẽ không dám mò vào.

Một phương pháp khác cha mẹ có thể giúp trẻ trải nghiệm sự đáng sợ của điện giật, trong phạm vi an toàn. Khi bát canh còn hơi nóng, bạn cho trẻ sờ một ngón tay vào để cảm nhận độ nóng. Sau đó, bạn giải thích điện giật còn đau hơn như vậy rất nhiều. Điều này khiến trẻ hiểu được tính chất nguy hiểm của việc bị điện giật và càng cảnh giác khi lại gần ổ điện, phích điện.

Chủ Đề