Hoa la hán là gì

La hán quả là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể giải nhiệt, trị ho, nhuận tràng… hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Youmed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này

La hán quả là gì?

Tên thường gọi: Giải khổ qua, quả la hán, quả mộc miết…

Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle

Họ khoa học: Họ Bầu bí [Cucurbitaceae].

Tên dược liệu: Fructus Momordicae grosvenorii

Hiện nay, cây được coi là đặc sản của khu vực Quế Lâm, Trung Quốc, nhập khẩu vào nước ta nhiều năm.

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Đặc điểm sinh trưởng

Theo nhiều tài liệu, nguồn gốc của cây La hán là từ khu vực Nam Trung Quốc và Bắc Thái Lan. Trước đây cây chủ yếu mọc hoang, tuy nhiên hiện nay nhờ có giá trị kinh tế cao mà loài này được nhân giống và xuất hiện khắp hơi, đặc biệt tại Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Cây được trồng lấy quả, chiết xuất thành các loại nước giải khát bổ dưỡng.

Thu hái

  • Thời điểm thích hợp để thu hái là tháng 7-9 hàng năm.
  • Chọn làm dược liệu những quả to, già, cứng chắc, khi lắc không nghe âm thanh.
  • Sau đó đem về tẩy sạch lông, phơi hay sấy khô dữ trữ [gói giấy hay đóng thùng kín] dùng dần.

Quả La hán thường làm nước giải khát, làm dược liệu

Mô tả toàn cây La hán

Là cây lưỡng niên, mọc leo. Thân có thể dài tới 3m, dọc thân có nhiều tua cuốn có khả năng quấn vào cáo cây khác để leo lên.

Hoa mọc dạng chùm, mỗi chùm có 2-3 hoa, màu vàng nhạt. Cuống hoa dài trung bình 4 cm, phiến hoa bao nhỏ.

Lá La hán hình trái tim, kích thước dài khoảng 10 cm, ngang khoảng 4cm, rụng theo mùa.

Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4-6 cm, hình cầu hay hơi trái xoan. Vỏ có màu xanh khi non, càng về già vỏ dần chuyển sang nâu sẫm, sáng bóng. Có lớp lông nhung trên bề mặt vỏ. Ngoài ra, quả còn có chóp phình to ra, phần đay hẹp có vết của cuống. Chất quả giòn, dễ vỡ, mặt trong sắc nâu vàng, xốp nhẹ, mùi thơm đặc trưng, khi lắc nghe tiếng kêu.

Trong quả có hạt, dẹt, hình tròn, màu nâu, giữa lõm, rìa dày. Quả có phần hạt bên trong, gồm 2 lá mầm, vị ngọt.

Bộ phận làm thuốc – Bảo quản

Quả khô, tròn. Bề ngoài lớp vỏ già khá giòn, màu nâu vàng, bóng láng, có chút lông nhung mịn bao phủ. Khi bóp nhẹ sẽ vỡ ra, lộ ra lớp bên trong trắng ngà, xốp nhẹ, có 10 vân sợi chạy xuống dọc theo lớp vỏ.

Dược liệu tốt là có phần ruột bên trong hơi ướt, màu đậm. Đối với một số vị thuốc để lâu hay sấy khô có thể ngửi có mùi hơi khô mốc.

La hán nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời, độ ẩm

Chủ Đề