Hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị là gì năm 2024

Bảo hiểm liên kết đơn vị là gì? Là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư. Cùng DNSE tìm hiểu rõ hơn về loại bảo hiểm này qua bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị là gì năm 2024
Thế nào là bảo hiểm liên kết đơn vị?

Bảo hiểm liên kết đơn vị là gì?

Căn cứ vào Chương 1, Điều 2 của Thông tư 135/2012/TT-BTC thì bảo hiểm liên kết đơn vị được định nghĩa như sau:

“Bảo hiểm liên kết đơn vị là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và có các đặc điểm sau:

  • Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
  • Bên mua bảo hiểm được quyền lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm của mình để mua các đơn vị của các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm thành lập, được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro đầu tư từ các quỹ liên kết đơn vị đã lựa chọn tương ứng với phần phí bảo hiểm đã đầu tư. Việc mua, bán các đơn vị quỹ chỉ được thực hiện giữa hai bên.
  • Doanh nghiệp được hưởng các khoản phí do bên mua trả theo thỏa thuận tại hợp đồng.”

Những quy định cụ thể về bảo hiểm liên kết đơn vị

Hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị là gì năm 2024
Bảo hiểm liên kết đơn vị bao gồm những quy định nào?

Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị

Theo Chương 2, Mục 1, Điều 5 của Thông Tư 135/2012/TT-BTC, quy định đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị như sau:

  • Tên của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và của quỹ liên kết đơn vị phải rõ ràng, phù hợp với tính chất sản phẩm, mục tiêu đầu tư các tài sản của từng quỹ liên kết đơn vị và bảo đảm bên mua bảo hiểm có thể phân biệt được với các sản phẩm khác.
  • Thời hạn hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị tối thiểu là 10 năm.
  • Ngôn ngữ sử dụng tại các tài liệu và thông tin liên quan phải là tiếng Việt.

Quyền lợi bảo hiểm liên kết đơn vị

Hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị là gì năm 2024
Những quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm liên kết đơn vị

Căn cứ Chương 2, Mục 1, Điều 6 Thông tư 135/2012/TT-BTC:

Quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng gồm: quyền lợi bảo hiểm rủi ro và quyền lợi đầu tư.

Tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên, doanh nghiệp có thể thiết kế thêm các quyền lợi bảo hiểm khác.

Bên mua bảo hiểm không được lựa chọn chỉ tham gia quyền lợi đầu tư mà không tham gia quyền lợi bảo hiểm rủi ro.

Quyền lợi bảo hiểm rủi ro

Đảm bảo quyền lợi tối thiểu trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong theo quy định sau:

  • Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần: 50.000.000 VNĐ hoặc 125% số phí bảo hiểm đóng một lần;
  • Đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí định kỳ: 50.000.000 VNĐ hoặc 05 lần số phí bảo hiểm đóng hàng năm;
  • Doanh nghiệp có thể cung cấp số tiền bảo hiểm thấp hơn mức tối thiểu quy định (đối với người >= 60 tuổi và >= 50 triệu VNĐ)
  • Không áp dụng đối với khoản phí bảo hiểm đóng thêm quy định tại Điều 8 Thông tư này;
  • Doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Phương thức đóng phí bảo hiểm bổ trợ sẽ do các bên thỏa thuận khi ký hợp đồng.

Quyền lợi đầu tư

  • Bên mua được lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào các quỹ liên kết do doanh nghiệp thành lập;
  • Được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro tương ứng.

Khoản phí

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 135/2012/TT-BTC, Doanh nghiệp chỉ được áp dụng các loại phí:

  • Phí ban đầu là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào các quỹ liên kết đơn vị;
  • Phí bảo hiểm rủi ro dùng chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm;
  • Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm: bù đắp chi phí duy trì hợp đồng và cung cấp thông tin cho bên mua;
  • Phí quản lý quỹ dùng để chi trả các hoạt động quản lý quỹ liên kết đơn vị;
  • Phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị: bên mua phải trả cho doanh nghiệp khi chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các quỹ liên kết đơn vị. Bên mua được quyền chuyển đổi miễn phí cho lần đầu tiên trong mỗi năm;
  • Phí huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm: tính cho khách hàng khi huỷ bỏ hợp đồng trước ngày đáo hạn;
  • Các loại phí khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Doanh nghiệp phải tính toán chính xác, hợp lý các khoản phí nêu trên. Và phù hợp với sản phẩm được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Hợp đồng bảo hiểm phải quy định rõ các khoản phí tối đa áp dụng cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp phải được công khai về tỷ lệ các khoản phí tối đa áp dụng cho bên mua trong các tài liệu.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng và trong hạn mức tối đa đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi tỷ lệ các loại phí áp dụng sau khi thông báo cho bên mua bảo hiểm và Bộ Tài chính bằng văn bản ít nhất ba (03) tháng trước thời điểm chính thức thay đổi.

Điều kiện cho doanh nghiệp muốn tham gia bảo hiểm liên kết đơn vị

Căn cứ vào Điều 4 của Thông Tư 135/2012/TT-BTC, doanh nghiệp phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 200 tỷ VNĐ. Vốn điều lệ đã góp cao hơn mức vốn pháp định từ 200 tỷ VNĐ trở lên.
  • Phải có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng định giá tài sản và các đơn vị của các quỹ liên kết đơn vị khách quan, chính xác theo định kỳ tối thiểu một (01) tuần một (01) lần và công bố công khai cho bên mua bảo hiểm về giá mua và giá bán đơn vị quỹ.
  • Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm được đào tạo theo quy định tại Điều 34,35 Thông tư này.
  • Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Quỹ bảo hiểm liên kết đơn vị là một giải pháp đầu tư an toàn cho các doanh nghiệp. Nó giúp chia sẻ rủi ro và mang lại những quyền lợi bảo hiểm cho các đơn vị thành viên.

Hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị mất hiệu lực khi nào?

Theo quy định, sau thời hạn đóng phí, nếu khách hàng không tiếp tục đóng phí, hợp đồng sẽ mất hiệu lực. Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, năm 2023 có khoảng hơn 3 triệu hợp đồng bảo hiểm rơi vào tình trạng này.nullVì sao hơn 3 triệu hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực? - Báo Tiền Phongtienphong.vn › vi-sao-hon-3-trieu-hop-dong-bao-hiem-mat-hieu-luc-post1...null

Thời hạn hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị tối thiểu là bao nhiêu?

Tên của sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và của quỹ liên kết đơn vị phải rõ ràng, phù hợp với tính chất sản phẩm, mục tiêu đầu tư các tài sản của từng quỹ liên kết đơn vị và bảo đảm bên mua bảo hiểm có thể phân biệt được với các sản phẩm khác. 3. Thời hạn hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị tối thiểu là 10 năm.nullBỘ TÀI CHÍNH - Số: 135/2012/TT-BTCdatafiles.chinhphu.vn › cpp › files › vbpq › 2013/04null

Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung là gì?

Bảo hiểm liên kết chung là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vừa giúp bảo vệ tài chính trước các rủi ro vừa là kênh đầu tư gia tăng tài sản hiệu quả cho người tham gia. Đặc điểm của bảo hiểm liên kết chung là có quyền lợi và chi phí được tách bạch thành 2 phần: Bảo vệ và Đầu tư.nullBảo hiểm liên kết chung là gì và có đặc điểm gì? | Prudential Việt Namwww.prudential.com.vn › blog-nhip-song-khoe › bao-hiem-lien-ket-chung...null

Bảo hiểm nhân thọ liên kết đơn vị là gì?

Theo đó, bảo hiểm liên kết đơn vị là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các đặc điểm tách bạch giữa bảo hiểm rủi ro và đầu tư, tự do lựa chọn đầu tư chi phí bảo hiểm, đưởng hưởng kết quả đầu tư và chịu rủi ro đầu tư. Đặc biệt doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chi phí do bên mua bảo hiểm trả theo hợp đồng bảo hiểm.12 thg 3, 2023nullBảo hiểm liên kết đơn vị là gì? Điều kiện tạo sản phẩm bảo hiểm ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luatnull