Hướng dẫn biên bản kiểm phiếu đại hội chi bộ

+ Trước khi mở thùng phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời 2 cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.

+ Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, Tổ dân phố có người ứng cử có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.

- Điều 56 : Những phiếu sau đây là không hợp lệ :

  1. Phiếu không phải là phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra.
  1. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử.
  1. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu.
  1. Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử.
  1. Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.

- Điều 57 :

+ Nếu có phiếu nào nghi là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phải đưa ra toàn tổ giải quyết.

+ Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.

- Điều 58 : Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử tiếp nhận, giải quyết và ghi rõ cách giải quyết vào biên bản. Nếu Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải báo cáo Ban bầu cử giải quyết.

- Điều 61 : Những người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử. Trong trường hợp có nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiêu tuổi hơn là người trúng cử.

2. Việc bầu cử thêm, bầu cử lại (điều 62-65) :

  1. Bầu thêm :

Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử chưa đủ 2/3 số đại biểu đã ấn định cho đơn vị bầu cử, thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản xác định kết quả bầu cử và báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử quyết định ngày bầu cử thêm số đại biểu còn thiếu.

- Việc bầu cử thêm phải được tiến hành chậm nhất là 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên.

Trong cuộc bầu cử thêm, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ 2 (điều 62).

  1. Bầu lại :

- Ở đơn vị bầu cử nào nếu số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử. HĐBC quyết định ngày bầu cử lại, chậm nhất là 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, thì không tổ chức lại lần thứ hai (điều 63)

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội hủy bỏ cuộc bầu cử ở đơn vị bầu cử có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo đề nghị của Chính phủ và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó (điều 64)

- Danh sách cử tri của cuộc bầu cử thêm hoặc bầu cử lại căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên và theo quy định của Luật (điều 65).

II. KIỂM PHIẾU, LẬP BIÊN BẢN VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẦU CỬ:

1. Kiểm phiếu, lập biên bản kiêm phiếu là nhiệm vụ của Tổ bầu cử

  1. Quy trình kiểm phiếu ở Tổ bầu cử :

- Tổ bầu cử phân thành 3 nhóm độc lập nhau : Mỗi nhóm 3 người tiến hành kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND mỗi cấp : thành phố, quận-huyện, phường-xã.

- Trước khi kiểm phiếu cần phân loại phiếu (gồm các phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ) và chỉ kiểm phiếu hợp lệ, có 2 cử tri chứng kiến.

- Số phiếu phát ra bằng số phiếu thu vào (nếu thiếu cần xác định lý do mất).

- Số cử tri đã bỏ phiếu so với tổng số cử tri trong danh sách - Có quá nửa hay không ? Nếu không quá nửa, cuộc bầu cử không có giá trị, tiến hành bầu lại.

- Phương pháp kiểm phiếu (có 2 phương pháp) : Kiểm xuôi và kiểm ngược.

+ Kiểm xuôi : Ghi số phiếu được bầu cho từng ứng cử viên (tên ứng cử viên trong phiếu bầu không bị gạch).

+ Kiểm ngược : Ghi số phiếu không bầu (bị gạch tên ứng cử viên trong phiếu bầu), sau đó lấy tổng số phiếu hợp lệ trừ đi số phiếu bị gạch, thì có kết quả số phiếu bầu cho từng ứng cử viên (trong bản kiểm phiếu ô vuông có ghi rõ kiêm ngược).

- Nguyên tắc kiểm phiếu và ghi phiếu :

+ 1 người đọc, 2 người ghi độc lập vào 2 bảng kiểm phiếu ô vuông.

+ Cách ghi vào bảng kiểm phiếu ô vuông phải ghi đồng dạng (c c hoặc c c) phải ghi hết hàng trên mới đến hàng dưới, theo thứ tự cho từng ứng cử viên trong đơn vị bầu cử (thứ tự theo phiếu bầu).

- Khi kiểm phiếu xong, đối chiếu lại kết quả số phiếu cho từng ứng cử viên ở 2 bảng kiểm phiếu ô vuông, nếu không khớp cần kiểm tra lại xem sai chỗ nào ; nếu khớp nhau thì tiến hành thử kết quả : Dùng công thức : tổng số phiếu của các ứng cử viên được bầu thực tế phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng số phiếu mà các ứng cử viên được bầu đủ, thì kiểm phiếu đúng.

* Ví dụ 1 : Đơn vị bầu cử 1, bầu 3 đại biểu, có 5 ứng cử viên. Cử tri trong danh sách 2000, cử tri đi bỏ phiếu 1900 (95,00%).

- Phân loại phiếu : Số phiếu hợp lệ 1900. Số phiếu thực tế cho các ứng cử viên (kiểm ngược) :

+ Người A : 1600 (1900-300)

+ B : 1350 (1900-550)

+ C : 1200 (1900-700)

+ D : 850 (1900-1050)

+ E : 700 (1900-1200)

Tổng cộng 5700 = 1900 x 3 = 5700 (Như vậy cuộc kiểm phiếu đã làm đúng).

* Ví dụ 2 : Đơn vị bầu cử 2, bầu 2 đại biểu, có 4 ứng cử viên. Cử tri trong danh sách 2000, cử tri đi bỏ phiếu 1900 (95,00%).

- Phân loại phiếu : Số phiếu hợp lệ 1900. Số phiếu thực tế cho các ứng cử viên (kiểm ngược) :

+ Người A : 1500 (1900-400)

+ B : 1300 (1900-600)

+ C : 550 (1900-1350)

+ D : 300 (1900-1600)

Tổng cộng 3650 < 1900 x 2 = 3800 (Như vậy cuộc kiểm phiếu đã làm đúng).

  1. Lập biên bản kiểm phiếu (Tổ bầu cử) :

Sau khi thử đúng kết quả kiểm phiếu, Tổ bầu cử tiến hành lập biên bản kiểm phiếu như sau :

- Bầu cử HĐND/TP : Lập biên bản theo mẫu số 4, nội dung trong mẫu số 4, lập thành 3 bản, có ký tên, đóng dấu Tổ bầu cử, gửi cho Ban bầu cử HĐND.TP 1 bản, 1 bản gửi UBND, 1 bản gửi UB MTTQ P-X-TT

- Bầu cử HĐND/Q-H : Lập biên bản theo mẫu số 4 thành 3 bản, có ký tên, đóng dấu, gửi cho Ban bầu cử HĐND.Q-H 1 bản, 1 bản gửi UBND, 1 bản gửi UB MTTQ P-X-TT

- Bầu cử HĐND/P-X : Lập biên bản theo mẫu “Biênbản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử” (đối với Tổ bầu cử có 1 khu vực bỏ phiếu) – tức là Ban bầu cử kiêm Tổ bầu cử. Biên bản lập thành 3 bản, 1 bản gửi cho Hội đồng bầu cử P-X, 1 bản gửi UBND P-X, 1 bản gửi UB MTTQ P-X-TT

2. Tổng hợp kết quả bầu cử HĐND.TP :

Tổng hợp kết quả bầu cử HĐND cấp nào, thì Ban bầu cử và Hội đồng bầu cử cấp đó thực hiện ; bộ phận tổng hợp của HĐBC, Ban bầu cử thực hiện như sau :

  1. Ban bầu cử HĐND/TP (ở quận - huyện) : hoặc bộ phận tổng hợp (bộ phận 1) giúp Ban bầu cử tổng hợp các biên bản kiểm phiếu từ mẫu số 4 (bầu cử đại biểu HĐND/TP), do Tổ bầu cử chuyển đến, đưa số liệu vào mẫu số 7, theo mẫu số 7, theo đơn vị bầu cử, theo Tổ bầu cử và theo phường, xã – mỗi đơn vị bầu cử tổng hợp riêng.

Sau khi tổng hợp xong theo từng đơn vị bầu cử, kiểm tra chính xác, Ban bầu cử HĐND/TP lập biên bản kết quả bầu cử theo đơn vị bầu cử (mẫu số 5) kèm theo mẫu số 7. Biên bản lập thành 4 bản gửi ngay lên bộ phận tổng hợp của Hội đồng bầu cử thành phố hoặc Fax trước, gửi biên bản sau đó.

  1. Ban bầu cử HĐND/Q-H : bộ phận tổng hợp 2 giúp HĐBC hoặc Ban bầu cử tổng hợp kết quả bầu cử từ biên bản kiểm phiếu mẫu số 4 (bầu cử đại biểu HĐND/Q-H) do Tổ bầu cử chuyển đến, đưa số liệu vào mẫu số 7, theo đơn vị bầu cử, theo Tổ bầu cử và theo phường, xã.

Sau khi tổng hợp xong kiểm tra chính xác, lập biên bản kết quả bầu cử theo mẫu số 5 kèm theo mẫu số 7. Biên bản lập thành 4 bản, gửi 1 bản cho Hội đồng bầu cử,1 bản cho Thường trực HĐND, 1 bản cho UBND, 1 bản cho UB MTTQ.

  1. Ban bầu cử HĐND/P-X-TTNếu Ban bầu cử kiêm Tổ bầu cử (tức khu vực bỏ phiếu có 1 Tổ bầu cử cũng chính là đơn vị bầu cử) thì chỉ cần lập biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử là đủ (mẫu số 6). Biên bản lập thành 3 bản gửi theo quy định.

Nếu đơn vị bầu cử có nhiều khu vực bỏ phiếu (tức nhiều Tổ bầu cử) thì tiến hành tổng hợp các biên bản kiểm phiếu và kết quả bầu cử (nhưng chưa có kết quả) vào mẫu số 7 theo đơn vị bầu cử, theo Tổ bầu cử. Sau khi tổng hợp xong, kiểm tra chính xác, Ban bầu cử HĐND/P-X-TTp biên bản kết quả bầu cử theo mẫu số 5 như bầu cử HĐND/Q-H.

3. Đối với bộ phận tổng hợp của HĐBC/TP (Sở Nội vụ) :

  1. Trong ngày 25/4/2004 tổng hợp tiến độ bầu cử :

* Đã phân công 5 nhóm trực : Thực hiện nhiệm vụ trực điện thoại theo số đã phân công, ghi tiến độ bầu cử do quận huyện báo cáo, với nội dung :

- Cử tri trong danh sách, cử tri đã bỏ phiếu (tỉ lệ).

- Tình hình phát sinh ở quận huyện, phường xã, thị trấn

- Tổ bầu cử đã có cử tri đi bầu 100%

Thời gian trực và báo cáo từ 8 giờ sáng đến 21 giờ đêm, thực hiện 7 lần báo cáo theo quy định đã phân công.

* Tổ tổng hợp chung (có 5 người) : Thực hiện việc tổng hợp chung tiến độ bầu cử, tình hình phát sinh trong ngày bầu cử, từ các tổ chuyển đến, làm báo cáo, Hội đồng bầu cử thành phố gửi báo cáo cho Bộ Nội vụ, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố ; thực hiện 7 lần báo cáo từ 9 giờ cho đến 21 giờ đêm.

  1. Từ 1 giờ khuya đến hết ngày 26/4/2004 :

* Các nhóm công tác :

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận biên bản kết quả bầu cử (mẫu số 5) có kèm theo mẫu số 7 (4 bản) từ các ban bầu cử HĐND/TP ở quận huyện chuyển đến (có 28 Ban bầu cử) ; tiến hành kiểm tra số liệu toàn diện, sau khi kiểm tra chính xác, chuyển số liệu qua nhóm tổng hợp chung.

- Tiếp nhận báo cáo nhanh kết quả bầu cử HĐND/Q-H, P-X-TT theo mẫu quy định.

- Tiếp nhận danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND/Q-H theo mẫu số 9.

- Tiếp nhận thống kê số lượng và chất lượng HĐND/Q-H, P-X-TT theo mẫu số 11.

* Nhóm tổng hợp chung :

- Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kết quả bầu cử theo từng đơn vị, tổng hợp chung cho toàn thành phố về bầu cử đại biểu HĐND/TP, Q-H, P-X-TT.

- Thống kê tổng hợp các biểu mẫu theo quy định gồm :

+ Báo cáo nhanh kết quả bầu cử đại biểu HĐND/TP, Q-H, P-X.

- Thống kê số lượng và chất lượng đại biểu HĐND/TP, Q-H, P-X-TT, viết báo cáo theo quy định.

- Báo cáo danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND/TP khóa VII.

* Sau ngày bầu cử, nhóm tổng hợp cần làm một số việc tiếp theo như :

- Làm biên bản tổng kết bầu cử HĐND/TP khóa VII chuẩn bị cho công bố kết quả bầu cử đúng thời gian luật định.