Hướng dẫn cách hạch toán cho bệnh viện năm 2024

Bệnh viện là loại hình kinh doanh không chịu thuế, nên đầu vào không được khấu trừ nhưng lại hạch toán vô cùng phức tạp vì liên tục có những phát sinh trong ngày. Doanh thu là các dịch vụ khám chữa bệnh như dịch vụ KCB cho bệnh nhân; đồng thời song song đó là dịch vụ bán thuốc đi kèm… mang lại một mức lương tương đối ổn và những chế độ đãi ngộ tốt cho kế toán mảng này – hãy cùng Kế toán Việt Hưng tham gia ngay khoá học kinh nghiệm với giờ học hiệu quả ngay hôm nay.

Read More Read Less

Hướng dẫn cách hạch toán cho bệnh viện năm 2024
Hỏi:

Tôi có một số vấn đề vướng mắc khi hạch toán kế toán theo TT 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017, kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn, giải đáp cụ thể như sau: 1. Đối với việc theo dõi chi phí KCB BHYT tại các bệnh viện công lập: đơn vị có số thu BHYT theo hóa đơn xuất cho người bệnh là 1.000 trđ nhưng BHXH chỉ chấp nhận thanh quyết toán 900 trđ do vượt dự toán BHXH giao là 100 trđ, vậy đơn vị theo dõi 100 trđ trên TK 3378 có được hay không? Ví dụ: Nợ 131/Có 3378: 1.000 trđ Khi BHXH có biên bản chấp nhận thanh quyết toán: Nợ 3378/Có 531: 900 trđ Dư Nợ TK 3378 đến cuối kỳ là 100 trđ Nếu năm sau BHXH chấp nhận thanh quyết toán phần vượt dự toán giao 80 trđ, còn lại 20 trđ không chấp nhận thì hạch toán: Nợ 3378/Có 531: 80 trđ; Nợ 3378/Có 131: 20 trđ. 2. Đối với các đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động không có trích lập Quỹ PTHĐSN, trong năm có mua sắm TSCĐ thì từ nguồn thu Dịch vụ KCB thì hạch toán như thế nào? Vì TT 107 chỉ hướng dẫn hạch toán khi mua TSCĐ từ nguồn NSNN và mua từ Quỹ PTHĐSN, không hướng dẫn khi mua trực tiếp từ nguồn thu DV KCB. 3. Sử dụng nguồn cải cách tiền lương: Trong TT 107, BTC chỉ hướng dẫn khi chi chênh lệch lương từ nguồn CCTL trích trong năm, chưa nói rõ trường hợp chi từ nguồn CCTL còn dư các năm trước mang sang. Ví dụ: Nguồn CCTL năm 2018 trích từ nguồn thu DV KCB còn mang sang 2019 là 1.000 trđ (Dư có đầu kỳ 2019 TK 468 là 1.000 trđ). Trong năm, đơn vị chi chênh lệch lương theo số được giao sử dụng từ nguồn CCTL năm 2018 còn dư là 500 trđ Nếu hạch toán như TT107 là Nợ 468/Có 4212 thì sẽ không phản ánh đúng chênh lệch thu lớn hơn chi của năm 2019 vì đây là sử dụng nguồn CCTL năm 2018 mang sang. 4. Đối với TK 008 ngoài bảng, đề nghị BTC hướng dẫn cụ thể hơn: Cho dữ liệu như sau: Số dư KP hoạt động TX chưa sử dụng năm 2017 chuyển sang: 71.327.834 đ (Dư Nợ TK 008112) * Năm 2018: - Khi báo cáo năm 2017 được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (kinh phí quyết toán năm 2017 chi TX là 2.293.068.623đ): Nợ TK 008112 (2.293.068.623đ) Đồng thời, ghi Có TK 008112 (2.293.068.623đ) - Số dư dự toán 2017 được chuyển sang năm 2018 sử dụng tiếp: Nợ TK 008112 (71.327.834đ) Đồng thời, ghi Nợ TK 008212 71.327.834đ - Dự toán NSNN giao năm 2018 cho chi TX: 2.472.344.000đ Nợ TK 008212 2.472.344.000đ -. Trong năm, tổng số rút dự toán (thực chi) để sử dụng cho các hoạt động thường xuyên: 2.485.604.466đ Có TK 008212 2.485.604.466đ - Cuối năm 2018, các khoản chi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán: + Kết chuyển toàn bộ số phát sinh bên Nợ của TK năm nay sang TK năm trước để chờ phê duyệt QT: Nợ TK 008212 (2.543.671.834đ) = ghi âm (2a) +(3a) Đồng thời, ghi: Nợ TK 008112 2.543.671.834đ = ghi dương (2a) +(3a) + Kết chuyển toàn bộ số phát sinh bên Có của TK năm nay sang TK năm trước để chờ phê duyệt QT: Có TK 008212 (2.485.604.466đ) = ghi âm (4a) Đồng thời, ghi: Có TK 008112 2.485.604.466đ = ghi dương (4a) * Sang năm 2019, khi báo cáo năm 2018 được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (kinh phí quyết toán năm 2018 chi TX là 2.485.604.466đ): Nợ TK 008112 (2.485.604.466đ) Đồng thời, ghi Có TK 008112 (2.485.604.466đ) - Số dư dự toán 2018 được chuyển sang năm 2019 sử dụng tiếp: Nợ TK 008112 (58.067.368đ) Đồng thời, ghi Nợ TK 008212 58.067.368đ Các hạch toán như trên là đúng hay chưa đúng, mong BTC xem xét, hướng dẫn.

16/04/2020

- Số phiếu hỏi: 070420-1

- Email của người hỏi: [email protected]

Nội dung trả lời:

1. Đối với chi phí khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện công lập

Theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, chi phí hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị SNCL thuộc y tế được tập hợp vào tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang (đơn vị mở chi tiết để theo dõi phù hợp với yêu cầu quản lý).

Trên cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT đã thực hiện trong kỳ, đơn vị xác định doanh thu mà đơn vị có khả năng chắc chắn thu được (có thể căn cứ tình hình chi trả của BHYT trong các năm trước liền kề hoặc căn cứ số đã được BHYT duyệt quyết toán,…), ghi Nợ TK 131/Có TK 531. Không sử dụng tài khoản 3378 - Tạm thu khác.

Đối với chi phí khám chữa bệnh BHYT không được cơ quan bảo hiểm chấp nhận chi trả thì đơn vị phải tính vào các nguồn kinh phí khác hiện có tại đơn vị. Chi phí đã thực hiện vẫn tiếp tục được theo dõi trên TK 154, khi xác định được nguồn đảm bảo thì đơn vị thực hiện bút toán kết chuyển Nợ TK 632/Có TK 154.

2. Mua sắm TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ hoạt động

Về nguyên tắc, đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN đảm bảo toàn bộ hoạt động là các đơn vị không có nguồn thu hoặc nguồn thu rất ít phải do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Vì vậy đề nghị độc giả xem lại tình huống nêu là đơn vị mua sắm TSCĐ từ nguồn thu không thuộc nguồn ngân sách cấp.

Trường hợp mua sắm TSCĐ do NSNN cấp, đơn vị hạch toán theo hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC.

3. Chi từ nguồn cải cách tiền lương mang sang từ các năm trước

Chi lương là một khoản chi phí (không phân biệt sử dụng nguồn nào), chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã hướng dẫn trường hợp hạch toán chi phí tiền lương từ nguồn cải cách tiền lương thì ngoài bút toán chi phí còn phải thực hiện bút toán bù nguồn (Nợ TK 468/Có TK 421).

4. Về việc hạch toán trên TK 008- Dự toán chi hoạt động

Thông tin độc giả đã nêu không rõ ràng. Theo quy định,việc hạch toán trên TK 008 phải được thực hiện trên cơ sở nghiêp vụ phát sinh, sau ngày 31/12 số dư đã hạch toán trên TK 0082 (năm nay) sẽ được chuyển thành số liệu của TK 0081 (năm trước) để tiếp tục hạch toán số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN và được tất toán khi quyết toán năm của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã hướng dẫn rất rõ cách hạch toán trên tài khoản này tại phụ