Hướng dẫn cách làm cốm dẹp

Cốm dẹp trộn dừa không chỉ là món ăn vặt được rất nhiều người ưa thích của người dân Hà Thành mà còn là món ăn dân dã của người dân miền Tây.

Cốm dẹp trộn dừa - món ăn vặt khó cưỡng

Cốm dẹp trộn dừa là món ăn rất đặc sắc bởi thứ hương cốm thơm ngon với màu xanh tự nhiên kèm những sợi dừa nạo trắng tinh, hương vị cốm béo, dẻo, ngọt thơm mang đến một món ăn vặt không thể bỏ qua trong thực đơn của team qua đường.

Vậy để có thể tự chế biến được món ăn hấp dẫn này chúng ta tham khảo công thức làm dưới đây nhé

Nguyên liệu làm cốm dẹp trộn dừa cho 4 người ăn

- Cốm dẹp 300gr cốm khô hoặc tươi [Trắng hoặc xanh]. Nếu bạn dùng cốm trắng nên sử dụng thêm lá dứa để tạo màu cho cốm.

- Dừa xiêm 1 quả

- Đường 200gr, muối ăn 1 muỗng

Nguyên liệu làm cốm dẹp trộn thơm ngon

Cách làm cốm dẹp trộn dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm cốm dẹp trộn

- Cốm dẹp đổ ra rá sau đó vo rửa sạch với nước và để ráo. Nếu bạn dùng cốm khô thì nên rửa sạch sau đó ngâm với nước ấm trong khoảng 10 - 15 phút cho cốm được mềm ra sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo.

- Dừa xiêm đem chặt đầu quả ra để chắt lấy nước sau đó bổ đôi quả dừa và lấy khoảng 50gr để nạo cùi dừa ra thành sợi và để riêng ra bát. Phần còn lại của cùi dừa đem vắt lấy nước cốt.

Sơ chế nguyên liệu làm cốm trộn

Bước 2: Nấu nước cốt dừa

- Nước dừa sau khi vắt xong cho nước vào nồi đun ở mức lửa nhỏ, khi đun thấy nước bắt đầu ở tình trạng âm ấm thì cho thêm 2 thìa đường, 1/2 thìa muối vào khuầy đều tay cho gia vị được hòa tan. Tiếp tục đun nước dừa đến khi sôi thì tắt bếp và bắt ra để nguội.

- Nếu bạn muốn cốm sua khi làm có màu sắc đẹp hơn đậm hơn thì có thể dùng thêm nước lá dứa xay đổ chung vào nầu cùng nước cốt dừa để màu nước trộn được đẹp hơn.

Nấu nước cốt dừa trộn

Bước 3: Trộn cốm dẹp với nước cốt dừa

- Cốm dẹp sau khi làm sạch để ráo nước sau đó cho cốm vào tô lớn hoặc 1 đĩa to và dàn đều cốm ra cho cốm được tơi sau đó rưới từ từ nước cốt dừa đã nấu vào cốm dùng thìa và đũa trộn đều cốm lên. Khi trộn xong tiếp tục dàn đều cốm ra lần nữa và để cốm nghỉ trong 5- 10 phút sau đó lại trộn cốm thêm 1 lần nữa và ủ trong 10 phút.

- Khi cốm đã được nghỉ trong 2 lần bạn cho cốm vào một bát tô khô và sạch sau đó cho dừa nạo thêm 1 muỗng đường rồi đảo đều cốm lên với đường. Để cho cốm được nghỉ 15 phút cho cốm được ngấm đường, dừa được đậm vị hơn.

Trộn cốm dẹp dừa

Thành phẩm cốm dẹp trộn dừa

Cốm sau khi được ủ 15 phút ngấm đều gia vị sau đó chúng ta có thể vo cốm thành từng viên tròn vừa ăn, hoặc chúng ta có thể dùng ăn luôn. Cốm sau khi trộn có mùi thơn hơn, hấp dẫn hơn và dẻo ngọt hơn, ,màu cốm xanh non tự nhiên, lớp dừa đều cốm không quá ngọt. Từng hạt cốm hòa quyện vào cùng nước cốt dừa đảm bảo cốm không bị nát, nhão.

Thành phẩm cốm dẹp trộn dừa mềm dẻo thơm ngon

Chúng ta có thể trang trí cốm bằng cách vo viên và cho vào trong lá sen để bọc và trang trí đẹp mắt, món ăn này thường được sử dụng làm bữa sáng hoặc món ăn nhẹ, ăn vặt đều rất thích hợp và rất ngon.

Cốm dẹp trộn dừa có mùi thơm hấp dẫn, kích thích vị giác của người dùng và chắc chắn sẽ làm hài lòng những vị khách khó tính nhất mang đến niềm vui và hanh phúc cho gia đình, Chúc các bạn thành công với chia sẻ trên.

Thuy Vân

23/11/2021

Nói đến cốm dẹp, tôi lại nhớ cái tuổi thơ của tôi, ngày nào mà rảnh rang hay vụ mùa xong là má tôi làm cho một thao bự ăn đã đời. Ấy vậy mà, con nít xóm tôi ai cũng thích lắm à nghen. Tụi nó háo hức chờ má làm xong, đứa nào cũng lấy cái chén chạy lòng vòng lại má xin. Vậy mà vẫn ăn hết cả chén đấy.

Được ăn ngon, lại được nghe Má kể chuyện về nguồn gốc của nó nữa thì còn gì bằng. Má nói Cốm dẹp bắt nguồn từ người dân tộc Khmer.

Theo truyền thống vào mỗi vụ mùa trước khi thu hoạch lúa chín người dân Khmer sẽ ra đồng gặt nếp về làm Lễ hội Chol Chnam Thmay [cốm dẹp đầu mùa]. Người Khmer gọi cốm dẹp là “om bok” đặc sản từ hơn 100 năm trước đến nay vẫn được bà con làm để cúng các vị thần: thần Neac ta srê [thần đồng] và Preas chanh [thần Mặt trăng].Ý nghĩa của lễ này nhằm tưởng nhớ đến công ơn của thần mặt trăng đã giúp mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt; phù hộ bà con phum sóc yên lành hạnh phúc. Từ những công cụ thô sơ, đơn giản, không máy móc, chất liệu rẻ tiền, người Khmer đã làm nên một món ăn dân dã nhưng rất đặc trưng và hấp dẫn từ sự sáng tạo và cần cù trong lao động.

Cốm dẹp món ngon đặc trưng miền Tây Nam Bộ

Cách làm ra cốm dẹp

Nếu người Hà Nội tự hào vì có cốm Làng Vòng thì người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang cũng có món nếp dẹp để mời khách phương xa mỗi khi đến thăm nhà vào mùa gặt.

  • Gạo Nếp trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày còn chưa già sẽ được gặt về trút lấy hạt ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo. Ngâm nếp phải canh giờ nếu không ngâm lâu hạt nếp mềm cốm sẽ nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang rất mất thời gian và công sức chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất giúp việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.
  • Khi nếp rang vừa nổ thì trút ra cối bồng [cối giã gạo ngày xưa nhưng khoét rất sâu lòng] để vọt [giã]. Chày vọt, cối, nạy [dùng để đảo cốm lúc giã] được làm từ thân cây vú sữa già, bởi người Khmer quan niệm thân cây vú sữa có chứa dòng sữa của sự sinh sôi nảy nở tốt cho mùa màng về sau. Vọt cốm thường có hai người đứng đối diện nhau, mỗi người một chày, vừa vọt vừa dùng cây nạy đảo nếp để hạt cốm không bị gãy nát.
  • Vọt khéo thì hạt cốm dẹp tròn đều, mạnh tay quá thì hạt cốm bị nát nhỏ vụn mất đẹp. Cốm giã xong đến công đoạn sàng sảy làm sạch. Người Khmer dùng nia sàng sẩy hết vỏ [trấu], cám, tấm trong cốm. Nếu bạn cùng người dân Khmer tham gia làm cốm mới thấy hết được sự kì công của món ăn truyền thống này

Cách trộn cốm dẹp

Nguyên liệu làm món cốm dẹp

  • 250g cốm tươi [màu trắng hoặc xanh đều ngon]
  • 80ml nước cốt dừa
  • Nước dừa
  • 1 trái dừa khô
  • 4 muỗng canh đường trắng hoặc có thể hơn nếu bạn thích ngọt
  • 1/2 muỗng cà phê muối.
Cốm tươi nguyên liệu chính của món ăn.

Các bước thực hiện món cốm dẹp ngon

Bước 1: Làm nước cốt dừa.

Nạo dừa thành sợi nhỏ. Chia dừa đã nạo làm 3 phần sau đó để riêng 1/3 chỗ dừa sợi ra bát. Lưu ý nên dung nạo sợi cho đẹp chứ không nên dùng bàn nạo, dừa sẽ bị vụn mà không ngon.

2/3 chỗ dừa đã nạo còn lại, bạn cho vào máy xay sinh tố cùng với 0,3 lít nước ấm rồi xay nhuyễn. Tiếp theo, đổ phần hỗn hợp đó ra túi lọc hoặc rây lọc và vắt kỹ để lấy nước cốt. Phần bã dừa bạn giữ nguyên, không nên bỏ đi.

Bước 2: Nấu nước cốt dừa

Sau khi vắt nước cốt dừa xong, bạn cho nước cốt vào trong nồi. Tiếp đến, bạn đặt nồi lên bếp và từ từ đun với mức lửa nhỏ. Khi nước cốt dừa đã bắt đầu ấm lên, bạn cho vào 2 thìa cafe đường + ½ thìa cafe muối và khuấy tan. Đun cho tới khi nước cốt dừa sôi thì tắt bếp và để nguội tự nhiên.

Nước cốt dừa, nấu cho kẹo

Bước 3: Chuẩn bị cốm

Sau khi đã ngâm rửa cốm cho sạch bụi bẩn, bạn vớt cốm ra và để cho ráo nước. Lưu ý quá trình ngâm rửa này không được phép quá lâu để tránh việc cốm bị nát, nhão, dính.

Hoặc là theo cách khác, bạn bỏ cốm dẹp vào cái nia xảy cho hết bụi trấu, xảy cho thật kỹ, khỏi rửa qua nước để tránh bị nhão nát

Rửa sạch Cốm tranh nhão nát

Bước 4: Trộn cốm với nước cốt dừa

Bạn cho cốm dẹp ra khay và dàn đều 1 lượt mỏng. Sau đó dùng thìa hoặc dĩa dàn đều cho các hạt cốm được tơi và không dính vào nhau thành mảng.

Lưu ý: Chọn khay rộng để cho cốm mau ráo nước và không kết dính vào nhau.

Dùng muỗng rưới từ từ nước cốt dừa vào khay và trộn đều tay cho cốm thấm đều nước nhưng tránh để bị nhão. Để yên khoảng 10 phút cho cốm ngấm nước cốt dừa và nở ra.

Sau thời gian ủ cốm, bạn kiểm tra lại bằng tay và mắt. Nếu cốm khô bạn tiếp tục cho nước cốt dừa vào và để yên khoảng 10 phút nữa cho cốm ngấm đến vừa vị béo và ngọt.

Bước 5: Làm cốm dẹp

Cho vào 1 chiếc tô to phần cốm đã trộn nước cốt dừa + dừa nạo sợi + bã dừa. Dùng thìa và đũa trộn cho thật đều.
Mang bao tay vào,hay dùng chiếc đũa bếp, trộn đều 1 muỗng canh đường còn lại thật kỹ với cốm.

Cốm trộn xong ăn rất là thơm ngon

Các cách nấu món cốm dẹp kiểu khác

Bước 1: Làm sạch cốm xong, ta rưới nước dừa tươi vào hoặc là nước của trái dừa mới bổ ra lấy sợi lúc nãy, đợi cho cốm mềm ra, cách này không dùng nước cốt dừa nếu bạn không thích béo, để cho cốm thấm nước dừa tươi.

Bước 2: Trộn cốm, với đường cát trắng và cho dừa bào sợi vào và thưởng thức thôi nào. Thế là xong món cốm dẹp trộn dừa rất đơn giãn mà ăn thì rất ngon. [ Có thể thêm đậu phộng đập dập, hay mè rang lên trên tùy theo sở thích nhé mọi người].

Những lưu ý khi làm món cốm dẹp

  • Cốm dẹp rất dễ làm nhưng cũng rất dễ không đạt yêu cầu nếu bạn không làm đúng. Bởi vậy khi thực hiện món này, bạn cần đảm bảo: + Không rửa cốm quá kỹ để tránh cốm bị ngấm nước lã, nhão nước, bết cốm.
  • Đảm bảo dừa sợi và hạt cốm quện đều với nhau. Nếu không phải là mùa cốm, bạn có thể làm cốm dẹp từ cốm khô. Khi sử dụng cốm khô, bạn cần đảm bảo thời gian ngâm cốm vừa đủ. Tốt nhất trong quá trình ngâm, bạn cần kiểm tra liên tục để đảm bảo độ mềm của hạt cốm. Cách làm cốm dẹp trên đây đã được rất nhiều các cửa hàng, quán ăn áp dụng thực hiện. Bởi thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào “chất lượng” của món cốm khi áp dụng theo công thức này nhé.

Cách thưởng thức cốm dẹp

Ăn cốm vừa mới giã xong có thể cảm nhận được mùi ngon đặc trưng của nếp. Cốm dẹp có thể ăn bằng muỗng, cuốn với bánh tráng ngọt, bánh phồng. Nếu dùng lá chuối, lá sen bọc cốm lại, lá cũng sẽ vấn vương mùi cốm. Vị thơm của nếp rang, vị béo của dừa và ngọt của đường làm cho món ăn có hương thơm ngon, lưu lại mãi.

Thưởng thức đặc sản cốm dẹp truyền thống thì dùng tay bốc cho vào miệng sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh thanh của đường, mùi thơm của nếp, vị béo của dừa, tất cả hòa cùng tạo nên sự đậm đà khó quên. Ngày nay khi tiếp khách người Khmer thường dùng chén, muỗng để ăn. Ăn bốc chỉ còn dùng trong lễ hội Ok om bok [lễ cúng trăng].

Hi vọng với bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm về nguồn gốc của cốm dẹp miền Tây, và biết được cách làm để mà thực hiện cho gia đình mình ăn vào những lúc rảnh hay là dịp cuối tuần nhé.

966 views

Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề