Hướng dẫn chấm toán 9 đồng tháp năm 2024

UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

AN PHÚ THUẬN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /KH-THCSAPT

Châu Thành , ngày 02 tháng 11 năm 2022

KẾ HOẠCH

Tổ chức kiểm tra giữa học kì I năm học 2022 – 2023

Căn cứ Công văn số 1505/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Sở GDĐT Đồng Tháp về việc hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá từ năm học 2022-2023 và Công văn số 1525/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Sở GDĐT Đồng Tháp về việc điều chỉnh một số nội dung tại Công văn số 1505/SGDĐT-GDTrH&TX của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Công văn số 617/PGDĐT-THCS ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá từ năm học 2022-2023;

Trường THCS An Phú Thuận xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa học kì I năm học 2022-2023 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình kế hoạch dạy học của học kỳ I năm học 2022-2023.

– Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để tự hoàn thiện hoạt động dạy, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học; giám sát quá trình học tập của học sinh.

– Thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra từng môn học theo quy định và quy chế chuyên môn.

– Giúp học sinh xác định năng lực học tập của mình; phát huy điểm mạnh, tính tích cực, tính sáng tạo và khắc phục những điểm yếu trong quá trình học tập.

  1. Yêu cầu

– Thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra theo hướng dẫn của Phòng GDĐT; thực hiện đúng quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá.

– Qua kết quả học kỳ I, đánh giá tình hình thực hiện công tác tổ chức, quản lý điều hành hoạt động dạy – học; công tác khai thác, sử dụng, bảo quản kiểm tra thiết bị dạy học để xác định những mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, điều hành trong kiểm tra cuối kì.

– Không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
  2. Thực hiện chương trình

Hiệu trưởng giao các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, rà soát việc thực hiện chương trình ở các khối, lớp của giáo viên bộ môn đảm bảo đúng kế hoạch, phân phối chương trình đã được phê duyệt, phù hợp với hướng dẫn thực hiện khung thời gian năm học. Giáo viên bộ môn phải chuẩn bị hướng dẫn cho học sinh ôn tập chu đáo để giúp cho học sinh đạt kết quả tốt trong lần kiểm tra giữa học kì I.

Tổ trưởng chuyên môn nhắc nhở giáo viên bộ môn rà soát lại các điểm số của học sinh, đảm bảo học sinh có đủ điểm số theo qui định trước khi tổ chức kiểm tra cuối kỳ và tổ chức đánh giá, xếp loại học sinh sau kiểm tra cuối kỳ theo quy định.

  1. Tổ chức ra đề kiểm tra

– Trường tổ chức ra đề kiểm tra giữa học kì I tất cả các môn của khối 6, 7, 8, 9.

– Tổ chức kiểm tra chung cho tất cả khối, lớp với các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, GDCD. Các môn Tin học, Công nghệ, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ Thuật kiểm tra theo đơn vị lớp.

– Giao cho tổ trưởng chuyên môn tiến hành họp các thành viên ra đề kiểm tra giữa học kì I: hạn chót ngày 05 tháng 11 năm 2022.

  1. Hình thức, nội dung, thời lượng bài kiểm tra

3.1. Hình thức ra đề kiểm tra: Tất cả các môn ra đê theo hình thức kết hợp 70% trắc nghiệm (7 điểm) và 30% tự luận (3 điểm)

Môn Ngữ văn: Giáo viên bộ môn tham khảo thêm hướng dẫn tại Công văn số 1234/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 26/8/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong các cơ sở giáo dục từ năm học 2022-2023.

– Môn Tiếng Anh: thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn tại Công văn số 1206/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 24/8/2022 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2022-2023.

Ra đề kiểm tra giữa kỳ cho học sinh ở các khối lớp theo quy định tại Công văn số 1505/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 14/10/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp về việc hướng dẫn thực hiện kiểm tra, đánh giá từ năm học 2022– 2023 và Thông tư số 22/2021/TTBGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

3.2. Nội dung kiểm tra giữa học kì I

Phạm vi nội dung kiến thức ra đề từ tuần 01 đến hết tuần 10.

Đề kiểm tra khối 6,7 thực hiện đúng nội dung trọng tâm của chủ đề theo quy định của Bộ GDĐT, không gây áp lực cho học sinh. Tỉ lệ tổng các mức độ (3) đánh giá là 100%, cụ thể: Nhận biết từ 30-40%; Thông hiểu từ 30-40%; Vận dụng 20%; Vận dụng cao 10%.

Đề kiểm tra khối 8,9 thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng (bỏ các phần giảm tải), theo quy định của Bộ GDĐT và phải phù hợp với chương trình đã tinh giản, không gây áp lực cho học sinh Tỉ lệ tổng các mức độ (3) đánh giá là 100%, cụ thể: Nhận biết từ 30-40%; Thông hiểu từ 30-40%; Vận dụng 20%; Vận dụng cao 10%.

Lưu ý:

Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm; có 04 lựa chọn, trong đó có duy nhất 01 lựa chọn đúng.

– Các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Mỗi mức độ vận dụng và vận dụng cao gồm có tối thiểu 02 ý (trong 01 câu) 02 hoặc câu. Đối với môn Tiếng Anh dựa vào đặc thù bộ môn có thể vận dụng cho phù hợp.

Nội dung đề kiểm tra bảo đảm tính chính xác, lời văn, câu chữ rõ ràng không sai sót; nội dung các câu hỏi phải theo tiến độ bài dạy ở kỳ kiểm tra. Đề kiểm tra phân loại được trình độ HỌC SINH phù hợp với thời gian quy định đối với từng môn học; đảm bảo đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HỌC SINH.

  1. Thời lượng làm bài kiểm tra

Khối 6 đến khối 9: Thời gian làm bài kiểm tra môn Ngữ văn, môn Toán: 90 phút/môn; môn Môn Khoa học tự nhiên 6,7, Lịch sử và Địa lí 6,7 và môn Tiếng Anh 6,7: 60 phút; Các môn còn lại: 45 phút/môn.

Riêng môn Mỹ thuật thời gian làm bài kiểm tra là 90 phút/môn. Âm nhạc, Thể dục giáo viên kiểm tra thực hành cá nhân theo đặt thù của bộ môn.

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục địa phương giao cho GVBM kiểm tra, đánh giá thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục.

  1. Xây dựng ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra
  2. a) Cấu trúc và các thông tin cơ bản của ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra (theo Phụ lục 1 và 2 đính kèm).
  3. b) Một số lưu ý xây dựng ma trận và bảng đặc tả

Bài kiểm tra theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số. Số điểm tính cho 01 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

Việc trình bày ma trận có thể thực hiện linh hoạt nhưng phải rõ về tên chủ đề/bài học (gọi chung là chủ đề) và số tiết trong mỗi chủ đề; nội dung/đơn vị kiến thức/kĩ năng; hình thức kiểm tra; tỉ lệ các mức độ; tổng số các câu (trắc nghiệm, tự luận); điểm số và tổng số điểm.

Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình môn học để mô tả các chuẩn yêu cầu cần đạt cần đánh giá và các động từ mô tả phải phù hợp với các mức độ cần đánh giá.

Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng nhiều được quy định trong chương trình môn học và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.

Mỗi một nội dung của chủ đề đều phải có những chuẩn được chọn để đánh giá.

Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề nhiều hay ít phải tương ứng với thời lượng quy định trong chương trình dành cho chủ đề đó. Một chuẩn có thể ra nhiều câu hỏi khác nhau (cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận).

– Không được chọn câu ở mức độ vận dụng và câu ở mức độ vận dụng cao trong cùng một đơn vị kiến thức.

III. TỔ CHỨC KIỂM TRA

  1. Tổ chức ra đề kiểm tra

Việc tổ chức biên soạn đề kiểm tra phải đảm bảo: quy trình biên soạn đề, tính bảo mật, độ tin cậy, tính chính xác, chuẩn kiến thức, kỹ năng, mức độ cần đạt của đề kiểm tra. Mỗi môn học/khối phải ra 02 đề kiểm tra (trong đó bao gồm: 01 đề được sử dụng chính thức và 01 đề dự phòng), có hướng dẫn chấm chi tiết và biểu điểm.

– Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên ra đề kiểm tra và hướng dẫn chấm tất cả các môn trường ra đề.

– Giáo viên bộ môn được phân công ra đề xong nộp File Word qua mail cho tổ trưởng chuyên môn và Bằng văn bản cho vào phong bì rồi dán kín lại, bên ngoài ghi rõ họ tên GV ra đề, môn, khối lớp, đề chính thức kiểm tra giữa học kì I năm học 2022-2023). Nộp về cho Tổ trưởng chuyên môn hạn chót ngày 09/11/2022. Tổ trưởng chuyên môn tập hợp nộp lại cho Phó Hiệu trưởng hạn chót ngày 12/11/2022).

Lưu ý: Kiểm tra giữa Học kì I năm học 2022-2023 nhà trường không thẩm định đề kiểm tra học kỳ nhằm đảm bảo tính bảo mật của đề kiểm tra, nâng cao kỹ năng ra đề và trách nhiệm của giáo viên bộ môn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất là quy trình các bước trong ra đề kiểm tra. Đây là cơ sở để tổ chuyên môn và Ban giám hiệu đánh giá năng lực thực hiện chuyên môn của từng giáo viên bộ môn.

  1. Thời gian kiểm tra

2.1. Lịch kiểm tra và thời gian của từng môn

2.1.1. Lịch kiểm tra giữa học kì I

Kiểm tra các môn tập trung: Từ ngày 17 đến 19/11/2022

Giáo viên bộ môn tiến hành cho học sinh kiểm tra giữa học kì I các môn: Công nghệ, Tin học, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật theo tiết phân phối chương trình, theo thời khóa biểu trên lớp từ ngày 11/11/2022 đến 19/11/2022.

2.1.2. Thời gian cho từng môn kiểm tra

– Các môn Ngữ văn và Toán 90 phút/môn.

– Môn Khoa học tự nhiên 6,7; Lịch sử và Địa lí 6,7 và môn Tiếng Anh 6,7,8,9: 60 phút.

– Các môn còn lại: 45 phút.

  1. Phân công giáo viên ra đề Môn Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Ngữ văn Nguyễn T Thanh Thảo Đỗ Thị Thúy Nhi Nguyễn T Thanh Thảo Đỗ Thị Thúy Nhi Toán Nguyễn Thanh Sang Võ Thanh Tuyền Lê Xuân Diễm Cao Văn Tám Tiếng anh Huỳnh Thị Cẩm Nhung Ngô Ngọc Trúc Ngô Ngọc Trúc Phạm Thị Ngọc Mỹ Vật lý KHTN

Trịnh Thị Ngọc Mai

( LÝ) 3 đ Gồm: 1đ biết + 1đ hiểu + 1 vận dụng thấp

(1 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Đăng Thị Hòa Hiệp

3 đ Gồm: ( 1 đ biết + 1 đ hiểu + 1 vận dụng thấp )

(1 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Nguyễn Tấn Thanh

4 đ Gồm: ( 1 biết, 1 đ hiểu, 1 đ vd thấp, 1đ vd cao)

(2 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Tổng hợp đề KHTN 6- coi – nhập điểm ĐGGKI theo PPCT

KHTN

Võ Minh Tâm

3 đ Gồm: ( 1 đ biết + 1 đ hiểu + 1 vận dụng thấp )

(1 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Tổng hợp đề KHTN 7- coi – nhập điểm ĐGGK I theo PPCT.

Nguyễn Thúy Hằng

3đ GỒM: 1đ biết + 1đ hiểu + 1 vận dụng thấp

(1 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Nguyễn Tấn Thanh

4 đ Gồm: ( 1 biết, 1 đ hiểu, 1 đ vd thấp, 1đ vd cao)

(2 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Nguyễn Thúy Hằng Trịnh Thị Ngọc Mai Hóa học Bùi Duy Cường Bùi Duy Cường Sinh học Võ Minh Tâm Nguyễn Văn Tường Lịch sử Nguyễn T Hồng Phượng

3đ gồm: 1 đ Hiểu – 1 biết – 1 vận dụng thấp

(1 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Nguyễn Phước Lộc

7 đ Gồm: 2 đ biết – 3đ hiểu – 1 đ vận dụng thấp – 1VD cao

( 2 đ Tự luận + 5 đ Trắc nghiệm) Tổng hợp đề Sử địa 6- coi – nhập điểm ĐGGK I

Nguyễn T Hồng Phượng

7 đ Gồm: 2 đ biết – 3đ hiểu – 1đ vận dụng thấp – 1 VD cao

( 2 đ Tự luận + 5đ Trắc nghiệm).

Tổng hợp đề Sử địa 7- coi – nhập điểm ĐGGK I

Nguyễn Phước Lộc

3đ gồm: 1 đ Hiểu – 1 biết – 1 vận dụng thấp

( 1 đ Tự luận + 2 đ Trắc nghiệm)

Nguyễn T Hồng Phượng Nguyễn T Hồng Phượng Địa lí Nguyễn Thị Mỹ Hương Nguyễn Phước Lộc Công nghệ Đặng Thị Hòa Hiệp Võ Minh Tâm Nguyễn Thúy Hằng Lê Hữu Lễ GDCD Nguyễn Minh Đức Nguyễn Minh Đức Nguyễn Minh Đức Nguyễn Minh Đức Tin học Phan Hoà Thuận Phan Hoà Thuận Cao Văn Tám Phan Hoà Thuận Thể dục Lê Phước Đức Phan Văn Lành Phan Văn Lành Nguyễn Văn Tường Các môn Âm nhạc, mĩ thuật GVBM phụ trách giảng dạy ra đề

  1. Tổ chức in, sao đề

Hiệu trưởng ra quyết định phân công in, sao đề kiểm tra giữa học kì I theo qui định

Thời gian in, sao đề kiểm tra giữa học kì I là 02 ngày: 14 và 15/11/2022.

Địa điểm: Tai phòng Phó hiệu trưởng.

  1. Tổ chức kiểm tra cuối kì

Danh sách học sinh tham gia kiểm tra theo đơn vị lớp. Khối 6: 04 phòng, khối 7: 04 phòng, khối 8: 04 phòng, khối 9: 04 phòng.

  1. Tổ chức chấm bài

Các tổ trưởng lên lịch và phân công giáo viên chấm ngay sau khi kiểm tra xong đối với từng môn (chấm bài cố gắng hoàn thành sau 3 ngày kiểm tra của môn đó). Giáo viên bộ môn tranh thủ nhập điểm vào hệ thống VNEDU để đảm bảo kịp cho công tác báo cáo cho Phòng Giáo dục.

  1. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
  2. Giáo viên bộ môn

– Nhập điểm tháng điểm và kiểm tra giữa kỳ vào máy đến hết ngày 23/11/2022.

  1. Tổ trưởng

– Ngày 25/11/2022: TTCM nộp báo cáo thống kê điểm kiểm tra giữa học kì I các môn khối môn khối 6,7,8,9 (bằng văn bản theo mẫu) cho Phó Hiệu trưởng.

– 13h30’ ngày 30/11/2022 các tổ trưởng tiến hành họp tổ cần tập trung vào các việc như sau: Tập trung vào việc đánh giá, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra, đánh giá; thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và kết quả học tập của học sinh; thực hiện kế hoạch và dạy học theo nội dung chương trình giảm tải, đảm bảo đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đánh giá chất lượng giảng dạy từng giáo viên.

  1. Nhà trường

– Phụ trách sổ liên lạc điện tử gởi kết quả học tập cho phụ huynh học sinh hạn chót ngày 25/11/2022.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra giữa học kì I năm học 2022 -2023. Đề nghị tất cả các giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Nếu có gì thay đổi nhà trường sẽ thông báo sau./.

Nơi nhận:

– Phòng GDĐT Châu Thành (b/c);

– Ban Giám hiệu (chỉ đạo);

– GV, NV (t/h);

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thành Tiên

UBND HUYỆN CHÂU THÀNH

TRƯỜNG THCS AN PHÚ THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Châu Thành, ngày 02 tháng 11 năm 2022

LỊCH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2022-2023 KHỐI 6,7,8,9

Ngày Môn Buổi Khối Giờ phát đề Giờ bắt đầu làm bài Thời gian làm bài Thời gian nộp bài Thứ năm

17/11/2022

Ngữ văn Sáng 6,7,8,9 7 giờ 10 phút 7 giờ 15 phút 90 phút 8 giờ 45 phút GDCD Chiều 6,7,8,9 13 giờ 10 phút 13 giờ 15 phút 45 phút 14 giờ 00 phút KHTN Chiều 6,7 14 giờ 25 phút 14 giờ 30 phút 60 phút 15 giờ 30 phút Hóa học Chiều 8,9 14 giờ 25 phút 14 giờ 30 phút 45 phút 15 giờ 15 phút Thứ sáu 18/11/2022 Toán Sáng 6,7,8,9 7 giờ 10 phút 7 giờ 15 phút 90 phút 8 giờ 45 phút Sử-Địa Chiều 6,7 13 giờ 10 phút 13 giờ 15 phút 60 phút 14 giờ 15 phút Sinh học Chiều 8,9 13 giờ 10 phút 13 giờ 15 phút 45 phút 14 giờ 00 phút Lịch sử Chiều 8,9 14 giờ 25 phút 14 giờ 30 phút 45 phút 15 giờ 15 phút Thứ bảy 19/11/2022 Tiếng anh Sáng 6,7,8,9 7 giờ 10 phút 7 giờ 15 phút 60 phút 8 giờ 15 phút Vật lí Sáng 8,9 8 giờ 30 phút 8 giờ 35 phút 45 phút 9h giờ 20 phút Địa lí Sáng 8,9 9 giờ 40 phút 9 giờ 45 phút 45 phút 10 giờ 30 phút

HIỆU TRƯỞNG

Phụ lục 1

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA/CUỐI KÌ…

MÔN HỌC:…………., LỚP……, NĂM HỌC 2022-2023

(Kèm theo Công văn số 1505/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 14/10/2022, của Sở GDĐT)

– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa/cuối kì… ; Khi kết thúc nội dung:……………………………

– Thời gian làm bài:……… phút.

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ ……% trắc nghiệm; ……% tự luận).

– Cấu trúc:

+ Mức độ đề: …… Nhận biết; …… Thông hiểu; …… Vận dụng; …… Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: ……điểm (gồm …… câu hỏi: Nhận biết: …… câu; Thông hiểu: …… câu).

+ Phần tự luận: …… điểm (gồm …… câu hỏi: Vận dụng: …… điểm; Vận dụng cao: …… điểm).

* Nếu là đề kiểm tra cuối kì bổ sung: Tỉ lệ % số điểm đối với nội dung nửa đầu học kì và nội dung nửa sau học kì.

Chủ đề/kĩ năng Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ Tổng số Điểm số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu TN Số ý; câu TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (13) (13) Chủ đề 1:……………(số tiết) Chủ đề 2:……………(số tiết) Chủ đề 3:……………(số tiết) …… Chủ đề n:……………(số tiết) Số câu TN/Số ý; câu TL Điểm số Tổng số điểm ….. điểm ….. điểm ….. điểm ….. điểm 10 điểm 10 điểm

* Ghi chú:

– TN: Trắc nghiệm; TL: Tự luận.

– Gợi ý cách tính điểm cho mỗi chủ đề như sau: .

– Ví dụ tham khảo Môn Khoa học tự nhiên 7

* Ví dụ 1: Đối với kiểm tra giữa kì 1 (thang điểm là 10; tổng số tiết tính đến thời điểm kiểm tra là 38):

Chủ đề 1 2 3 Tổng Số tiết 15 13 10 38 Điểm 3,95 3,42 2,63 Điểm làm tròn 4,0 3,5 2,5 10

* Ví dụ 2: Đối với kiểm tra cuối kì 1 tổng số 68 tiết: Nửa đầu học kì 1 (38 tiết) là 25% (2,5 điểm). Nửa cuối học kì 1 (30 tiết) là 75% (7,5 điểm)

+ Nửa đầu học kì 1:

Chủ đề 1 2 3 Tổng Số tiết 15 13 10 38 Điểm 0,99 0,86 0,66 Điểm làm tròn 1,0 1,0 0,5 2,5

+ Nửa cuối học kì 1:

Chủ đề 4 5 6 Tổng Số tiết 11 9 10 30 Điểm 2,75 2,25 2,5 Điểm làm tròn 2,75 2,25 2,5 7,5

Phụ lục 2

KHUNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA/CUỐI KÌ…

MÔN HỌC:…………., LỚP……, NĂM HỌC 2022-2023

(Kèm theo Công văn số 1505/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 14/10/2022, của Sở GDĐT)

Nội dung/Đơn vị kiến thức/kĩ năng Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu hỏi Câu hỏi TN

(Số câu)

TL

(Số ý; câu)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý; câu)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Chủ đề 1: ……………….. (số tiết) Nội dung 1:…………………….

Nội dung 2:…………………….

…………………………………

Nhận

biết

Nêu được……………….. [C1] Nhận ra được…………… …………………………. Thông hiểu Mô tả được……………… Phân loại được…………. ………. [C2] Vận

dụng

Phân loại/chứng minh….. …………………………. Vận dụng cao Xây dựng/thiết kế……… …………………………. Chủ đề 2: ……………….. (số tiết) Nội dung 1:…………………….

Nội dung 2:…………………….

…………………………………

Nhận

biết

…………………………. …………………………. …………………………. Thông hiểu …………………………. …………………………. …………………………. Vận

dụng

…………………………. [C3] …………………………. Vận dụng cao …………………………. …………………………. Chủ đề n: ……………….. (số tiết) Nội dung 1:…………………….

………………………………….

………. …………………………. …… ………. …………………………. [Ci]

* Ghi chú

– [Ci] là số thứ tự của câu tương ứng trong đề kiểm tra.

– Đối với môn Tiếng Anh cuối kì có thêm kĩ năng Speaking.

Ghi tên chủ đề/kĩ năng đã dạy theo kế hoạch giáo dục tính đến thời điểm kiểm tra.

– Đối với môn Ngữ văn là kĩ năng (Đọc hiểu và Viết).

– Đối với môn Tiếng Anh là kĩ năng (Listening; Language; Reading; Writing và cuối kì có thêm kĩ năng Speaking và tỉ lệ giữa câu trắc nghiệm và câu tự luận có thể điều chỉnh theo điều kiện thực tế và theo dạng câu hỏi của từng kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ).