Vốn chủ sở hữu được tính như thế nào năm 2024

Vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn vốn này gồm những thành phần nào? Công thức tính chuẩn nhất như thế nào? Cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết nhé!

Vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố then chốt của cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Bạn muốn có được những quyết định chính xác cho hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải nắm chắc về nguồn vốn này. SAPP Academy sẽ đi sâu vào khái niệm và tổng quan nhất về vốn chủ sở hữu là gì trong bài chia sẻ ngày hôm nay.

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là vốn cổ phần) là tổng giá trị của tài sản mà các chủ sở hữu đầu tư vào một tổ chức hay doanh nghiệp. Đây là số tiền mà doanh nghiệp gọi là vốn cổ phần hay vốn chủ sở hữu, được cung cấp bởi các cổ đông thông qua việc mua cổ phiếu.

Vốn chủ sở hữu (VCSH) biểu thị giá trị mà doanh nghiệp tự sở hữu và sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, nó cũng thể hiện quyền lực và sự kiểm soát của cổ đông trong quyết định và điều hành doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng trong cấu trúc vốn của một tổ chức, cung cấp tư liệu vốn cần thiết để thúc đẩy và duy trì hoạt động kinh doanh.

2. Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu thể hiện tất cả giá trị doanh nghiệp sở hữu và sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Trong báo cáo kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thể hiện chi tiết các nguồn vốn thuộc VCSH. Về cơ bản sẽ gồm có:

Vốn chủ sở hữu được tính như thế nào năm 2024

Vốn đầu từ từ chủ sở hữu: Nguồn vốn có được từ số tiền hoặc các tài sản giá trị được chủ sở hữu và cổ đông đóng góp cho công ty. Nó sẽ gồm có:

  • - Vốn cổ đông: Đây là số tiền thực tế mà các cổ đông đã đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của công ty.
  • - Thặng dư vốn cổ phần: Nguồn vốn từ phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu lúc ban đầu phát hành và mệnh giá hiện tại.

VCSH từ lợi nhuận kinh doanh: Nguồn vốn có được từ phần lãi trong các hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ các chi phí. Vốn chủ sở hữu lúc này sẽ là:

  • Các quỹ doanh nghiệp: Đây bao gồm các quỹ như quỹ dự phòng và quỹ đầu tư phát triển. Nguồn quỹ được hình thành theo quy định của pháp luật.
  • Lợi nhuận chưa phân phối: Phần lợi nhuận có được khi không chia cổ tức và không lập quỹ.

Chênh lệch tài sản và tỷ giá tạo VCSH: Vốn chủ sở hữu có gì? Chắc chắn sẽ không thể thiếu nguồn tiền từ chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá. Phần nguồn vốn cổ phần này sẽ gồm có:

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Phần chênh lệch trong các giao dịch được thực hiện bằng ngoại tệ hoặc phần tiền tệ có gốc ngoại tệ.
  • Chênh lệch đánh giá tài sản: Nguồn vốn có được từ các đánh giá chênh lệch các tài sản.

Mỗi loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đóng góp vào tài khoản những con số khác nhau. Trong các thành phần nhỏ của VCSH thì phần vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn.

3. Công thức chuẩn tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu thể hiện phần sở hữu của cổ đông và chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Số vốn này đại diện cho tài sản ròng khi các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán.

Cách tính vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là:

Vốn Chủ Sở Hữu = Tổng tài sản - Tổng nợ = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn - Tổng nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu được tính như thế nào năm 2024

Trong đó:

  • Tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho, và tài sản khác.
  • Tổng nợ là tổng giá trị của toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp, bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, và các khoản nợ khác.

4. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là hai khái niệm tài chính quan trọng, nhưng chúng có những điểm khác biệt:

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Định nghĩa

Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị sở hữu của cổ đông trong doanh nghiệp, bao gồm cả vốn cổ phần và lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp.

Là số vốn mà cổ đông đã cam kết cung cấp, thường thông qua việc mua cổ phiếu hoặc cổ phần của công ty.

Bao gồm

Bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận tích lũy.

Chỉ bao gồm số tiền cổ đông đã góp thông qua việc mua cổ phiếu.

Tính toán

Vốn Chủ Sở Hữu = Tổng tài sản - Tổng nợ

Là số tiền cổ đông đã góp khi mua cổ phần và được ghi nhận trong quá trình thành lập công ty hoặc khi tăng vốn của công ty thông qua việc phát hành cổ phần mới.

5. Những nguồn vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp

Bạn đã hiểu được vốn chủ sở hữu là gì? Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ thường đi kèm với hình thức vốn chủ sở hữu khác nhau. Mỗi hình thức có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với loại doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh cụ thể.

Các nguồn vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

Vốn chủ sở hữu được tính như thế nào năm 2024

  • Doanh nghiệp Nhà nước: Nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu từ nguồn đầu tư của Nhà nước. Doanh nghiệp này thường thuộc sở hữu và quản lý của Chính phủ hoặc tổ chức chính trị.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn được hình thành bởi các thành viên tham gia. Các thành viên sẽ có trách nhiệm tương ứng với số tiền mà họ đã đóng góp theo cam kết.
  • Công ty cổ phần: Nguồn vốn được hình thành từ cổ đông, và cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Hình thức này thường phù hợp cho doanh nghiệp lớn cần nhiều vốn để phát triển.
  • Công ty hợp danh: Doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh tham gia góp vốn và quản lý doanh nghiệp cùng nhau.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Vốn do chủ doanh nghiệp đóng góp, và chủ doanh nghiệp cá nhân hoặc tổ chức sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ.
  • Doanh nghiệp liên doanh/xí nghiệp liên doanh: Đây là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, có thể trong hoặc ngoài nước, và vốn thường được góp bởi cả hai bên.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của SAPP Academy chi tiết giải đáp về vốn chủ sở hữu và công thức tính nguồn vốn chủ sở hữu chuẩn nhất. Việc hiểu về vốn chủ sở hữu là gì rất quan trọng trong kế hoạch tài chính của mọi doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho công việc của mình.

Nếu bạn muốn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Đầu tư, khóa học CFA Online tại SAPP Academy có thể là cơ hội tuyệt vời. Đây là hành trình dài nhưng đầy giá trị để bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hãy bắt đầu tìm hiểu CFA là gì và tham gia ngay nhé.

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA - "bảo chứng vàng" trong lĩnh vực Phân tích - Đầu tư - Tài chính để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói - tiết kiệm - cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.

Vốn chủ sở hữu bình quân tính như thế nào?

Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng của tổng vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ. Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất vì đảm bảo sự kết hợp giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.nullTỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)? Cách tính và ứng dụngwikinvest.vn › bao-cao-tai-chinh › roe-la-ginull

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM), là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được. Vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận: vốn của chủ sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (Mishkin, 2010).nullĐánh giá vốn chủ sở hữu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng ...thitruongtaichinhtiente.vn › danh-gia-von-chu-so-huu-va-hieu-qua-tai-chin...null

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu được hình thành bởi 4 thành phần chính lần lượt là: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, chênh lệch tài sản và tỷ giá, các nguồn khác.2 thg 8, 2023nullVốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Cách Tính Chuẩn Nhất Từ A - Z - 1Office1office.vn › von-chu-so-huu-la-ginull

Vốn khác của chủ sở hữu 414 bao gồm những gì?

Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 414) Cổ phiếu quỹ (Mã số 415) Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 416) Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 417)nullVốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì theo thông ...kiemtoanthanhnam.com › von-chu-so-huunull