Kể lại chuyện bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em

Giải chi tiết:

Gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu…

2. Thân bài

- Vua Hùng Vương đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con:

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

- Lang Liêu làm cỗ:

+ Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

+ Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

+ Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

- Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

+ Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

+ Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

+ Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

+ Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

3. Kết bài

- Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi.

- Bánh chưng, bánh giầy không thể thiếu trong ngày tết.

Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh được dùng nhiều nhất vào đầu năm mới. Ai cũng làm, hay là mua bánh để cúng ông bà tổ tiên, để đãi nhau, thưởng thức hương vị ngày Tết. Có thể thấy, hai loại bánh này rất nổi tiếng và mang hương vị, văn hóa của người Việt Nam. Chắc chắn rằng, khi mọi người đọc cổ tích cũng biết ngay đến chuyện bánh chưng, bánh giầy.

Từ thời rất xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đuổi được giặc Ân ra bờ cõi nước ta, vua Hùng có ý định truyền ngai vàng cho một hoàng tử xứng đáng nhất. Vào dịp đầu năm mới, khi mọi thứ đang tưng bừng sức sống, tràn ngập sắc xuân, vua gọi các hoàng tử đến và bảo rằng:

“Trong các con,ai tìm được thức ăn ngon để bày ra một mâm cỗ Tết thật ý nghĩa và ấm cúng thì ta sẽ truyền lại ngôi vua cho người đó.” Và cuộc thi đã thật sự bắt đầu, các hoàng tử ai ai cũng đều đua nhau tìm kiếm khắp nơi những thức ăn ngon nhất, lạ nhất để dâng lên vua Hùng với mong muốn rằng, món của mình sẽ là món ăn ngon nhất, lạ và ý nghĩa nhất. Lang Liêu là hoàng tử thứ mười tám trong tất cả các hoàng tử và chàng là người con duy nhất có đức tính hiền lành, hiếu thảo. Vì mẹ hoàng tử Lang Liêu qua đời sớm nên hoàng tử thiếu người chỉ dạy, vì vậy chàng rất lo lắng không biết làm thế nào để có được một món ăn ngon và ý nghĩa vào ngày Tết.

Hoàng tử rất buồn và lo lắng. Một hôm, Lang Liêu đang nằm ngủ mơ màng, trong giấc mơ hoàng tử thấy một vị thần xuất hiện và bảo rằng:

“Này con, trong trời đất này thì không có gì quý bằng gạo cả, gạo chính là thức ăn để nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp thật ngon, làm thành những chiếc bánh hình tròn và hình vuông. Hình tròn tượng trưng cho trời còn hình vuông để tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, làm nhân đặt trong ruột bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.”

Hoàng tử tỉnh dậy, không tin vào giấc mơ hạnh phúc. Chàng mừng rỡ, vì đã được thần linh giúp đỡ mình. Hoàng tử làm theo lời vị thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, đó là bánh chưng. Hoàng tử lấy xôi nếp giã nhuyễn, nặn lại thành hình tròn đó là bánh giầy. Lá xanh bọc ngoài, che chở cho bánh, tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ.

Ngày hẹn đã đến, các hoàng tử ai nấy cũng đều mang những sơn hào hải vị tìm khắp cả nước để dâng lên vua. Đến lượt Lang Liêu, chỉ có hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy được làm từ gạo nếp, nó không phải là sơn hào hải vị gì cả. Vua Hùng rất ngạc nhiên, Lang Liêu kể về giấc mơ và giải thích ý nghĩa cho vua cha nghe. Vua thấy rất ngon và có ý nghĩa nên nhường lại ngai vàng cho Lang Liêu.

Và kể từ đó món bánh chưng bánh giầy ra đời, cứ dịp Tết đến xuân về thì không bao giờ thiếu hai loại bánh này.

Để viết tốt hơn các em cần phải luyện tập chăm chỉ cũng như tham khảo thêm ở các bài văn mẫu Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 tại chuyên trang của chúng tôi. Nó sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 ý nghĩa phong phú và những từ ngữ hay hơn để áp dụng vào bài làm của mình.

Dưới đây là môt số bài văn Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 ngắn gọn, có ý nghĩa nhất được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

2 Mẫu: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em​​​​​​​

Bài văn số 1: Trong vai Lang Liêu kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Ta là Lang Liêu - người con trai thứ 18 của vua Hùng. Mẹ của ta đã mất từ khi ta còn rất nhỏ. Ta lớn lên trong sự ghẻ lạnh của vua cha. So với các anh em khác, ta phải chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng, ta vẫn trưởng thành vô cùng khỏe mạnh và làm nhiều việc tốt, có ý nghĩa. Quanh năm ta chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Sống vui vẻ bằng sức lao động của mình.

Vua cha ta là một vị vua tài, dưới thời của ngài giặc ngoại lai đã bị dẹp yên. Điều mà ông luôn đắn đo nhất, chính là phải làm sao cho dân chúng được ấm no. Đến nay, vua cha tuổi đã già, nên ông muốn truyền ngôi cho con. Thế nhưng ông có đến 20 người con trai nên ông băn khoăn rất nhiều. Một hôm, ông cho gọi ta và cả 19 người anh em khác đến, rồi tuyên bố rằng: nhân lễ Tiên vương năm nay, ai làm vừa ý của vua Hùng thì sẽ được truyền ngôi báu.

Khi nghe vua cha tuyên bố, ta vừa mừng vừa lo. Mừng vì ta cũng có cơ hội được nối ngôi cha như các anh em khác. Lo là vì trong nhà ta chỉ có những thứ tầm thường như lúa, khoai, trong khi các anh em ta thì có biết bao sơn hào hải vị quý hiếm. Nỗi lo ấy khiến ta nhiều đêm trằn trọc không ngủ được. Một hôm, trong lúc ngủ chập chờn, ta nằm mơ thấy thần đến tìm. Thân đã dạy ta những điều rất quý:

- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Nhờ lời dạy của Thần mà ta nhận ra được giá trị của những hạt gạo mà lâu nay vẫn xem là tầm thường. Ngày hôm sau, ta ngay lập tức chuẩn bị bánh để dâng lễ Tiên vương. Ta chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Sau đó, ta đã đem gạo nếp đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn hình tròn để đổi kiểu, đổi vị.

Đến ngày lễ Tiên Vương, giữa một rừng sơn hào hải vị, món bánh của ta đã khiến vua cha vừa ý nhất. Khi vua cha gọi ta lên để hỏi về món bánh, ta đã đem những lời thần dạy nói lại với người. Thế là sau một hồi ngẫm nghĩ, vua cha đã chọn bánh của ta để dâng lên tế Trời, Đất và Tiên Vương. Lễ xong, bánh được đem ra mời quần thần, ai cũng tấm tắc khen ngon. Sau đó, vua cha đặt tên cho hai món bánh đó là bánh chưng và bánh giầy. Rồi tuyên bố truyền ngôi cho ta.

Từ đó về sau, bánh chưng và bánh giầy trở thành món bánh đặc trưng của ngày Tết nước ta.

Bài văn số 2: Trong vai vua Hùng kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Ta là Hùng Vương - vị vua tài giỏi của nước Văn Lang. Trong suốt những năm tháng cai trị đất nước, ta đã đánh thắng giặc Ân, bảo vệ độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên đến nay ta đã già rồi, nên muốn truyền ngôi lại cho con. Thế là, ta đã gọi 20 người con của mình đến và tuyên bố:

- Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Những ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

Đến ngày lễ Thần, 20 người con của mình đều đem phần lễ của mình để bày ra trước mắt ta. Đủ tất cả các loại sơn hào hải vị quý hiếm. Chợt ta dừng lại trước một mâm bánh trông khá đơn giản, nổi bật giữa rừng của lạ. Thế là ta cho gọi ngay chủ nhân của món bánh ấy. Thì ra đó chính là Lang Liêu - đứa con trai thứ 18 của ta. Mẹ Lang Liêu mất sớm. Ta lại quá bận rộn với việc nước mà lơ là đến con. Thật may là Liêu vãn lớn lên mạnh khỏe và thông minh. Khi ta hỏi Liêu về chiếc bánh, Liêu nói với ta rằng chiếc bánh này là do Thần dạy cho với ngụ ý xem trọng giá trị của hạt lúa.

Nghe xong ta suy ngẫm một hồi, và cảm thấy những lời của Thần thật đúng đắn. Vì vậy, ta liền chọn món bánh của Lang Liêu để tế thần. Xong xuôi, món bánh được đem xuống cho mọi người cùng thưởng thức. Ta và các quần thần ai cũng thấy rất ngon. Thế là ta họp mọi người lại và tuyên bố:

- Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh Giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ như thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.

Quyết định của ta được tất cả mọi người ủng hộ. Thế là Lang Liêu nối ngôi ta trở thành Vua Hùng đời tiếp theo. Và cũng từ đó, món bánh chưng và bánh giầy trở thành món bánh làm nên hương vị Tết của đất nước ta.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em lớp 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề