Kế toán công và kế toán doanh nghiệp là gì năm 2024

Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây của SAPP Academy bật mí để kế toán nắm rõ và thực hành một cách chuẩn xác.

Trong môi trường kinh doanh, bộ phận kế toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Công tác kế toán không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình tài chính, vốn và doanh thu mà còn giải đáp rõ ràng về các khía cạnh quản lý cần thiết. Hiện nay, kế toán được chia thành hai lĩnh vực chính: kế toán công và kế toán doanh nghiệp với những điểm giống và khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của một tổ chức. Nhiệm vụ chính của vị trí này là thực hiện các hoạt động thu thập, xử lý, kiểm tra và phân tích thông tin về tài chính, kinh tế kết hợp giữa giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Công việc chung của kế toán doanh nghiệp tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính thương mại của tổ chức, bao gồm cung cấp dữ liệu và thông tin cho lãnh đạo để hỗ trợ việc lập kế hoạch tài chính và quản lý hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Hỗ trợ trong việc đánh giá tài chính và các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

Thông qua việc cung cấp tài liệu và số liệu chính xác, kế toán doanh nghiệp giúp tổ chức giải quyết các khiếu nại và vấn đề tài chính. Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp còn liên quan đến việc quản lý rủi ro, bảo hiểm và chi phí trong quá trình hoạt động, thực hiện kế hoạch ngân sách và dự báo chi tiết để tối ưu hóa chi phí.

Kế toán doanh nghiệp cũng chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác để áp dụng các biện pháp tính thuế hiệu quả nhất và tham gia vào việc soạn thảo và tuân thủ các quy định thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhằm giảm thiểu rủi ro về việc không tuân thủ các quy định thuế.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Kế Toán Trong Doanh Nghiệp Hiện Nay

2. Kế toán công là gì?

Kế toán công đảm nhiệm vai trò quản lý tài chính trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Nhiệm vụ chính là theo dõi và quản lý nguồn tài chính công, đảm bảo sự minh bạch và hợp lý trong việc sử dụng tài chính công.

Ngoài việc quản lý nguồn tài chính, kế toán công còn đảm trách việc đào tạo nhân viên trong tổ chức để giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh. Công việc cụ thể của kế toán công thường thay đổi tùy theo quy mô và tình hình phát triển của từng tổ chức, nhưng có những nhiệm vụ chung như sau:

  • Quản lý chi phí và các tài khoản chung, ví dụ như tài chính trong các cơ quan, tổ chức. Kế toán công có cơ hội làm việc trong các cơ quan hải quan, cơ quan thuế hoặc trong các bộ phận tài chính của nhà nước;
  • Tham gia vào việc đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên trong tổ chức, hỗ trợ các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả;
  • Cung cấp thông tin và kiến thức về quản lý, đáp ứng yêu cầu cần thiết trong công việc liên quan đến kinh tế xã hội.

Ngoài những công việc nêu trên, kế toán công còn thực hiện việc lập bản báo cáo, ghi chép sổ sách, thống kê và tập hợp thông tin liên quan đến các vấn đề phát triển hoạt động của tổ chức.

3. Phân biệt giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

Kế toán công và kế toán doanh nghiệp, mặc dù có điểm chung trong việc quản lý tài chính, nhưng lại đặt ra những yêu cầu và mục tiêu khác nhau. Kế toán công tập trung vào tính minh bạch, trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản công, trong khi kế toán doanh nghiệp hướng đến việc tối ưu hóa lợi nhuận và tạo giá trị cho cổ đông. Khóa học ACCA online cung cấp kiến thức sâu rộng về kế toán và tài chính, giúp học viên áp dụng linh hoạt trong cả hai lĩnh vực này, đồng thời phát triển sự nghiệp một cách toàn diện.

Ngành kế toán rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp, đâu là vị trí phù hợp với bạn? Cùng eaof.com tham khảo bài viết sau đây để chọn cho mình lĩnh vực phù hợp nhất.

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và thông tin kinh tế. Những thông tin này được thể hiện dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động.

Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp thì kế toán là vị trí không thể thiếu. Thông thường, kế toán doanh nghiệp được chia làm 2 mảng chính là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Xem thêm: Học kế toán doanh nghiệp ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Kế toán công là gì?

Kế toán công là một chuyên ngành kế toán thuộc lĩnh vực công, liên quan trực tiếp đến vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước. Kế toán công phục vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp. Khác với kế toán doanh nghiệp, kế toán công theo dõi và quản lý các nguồn tài chính công, đảm bảo chúng được sử dụng một cách hợp lý và minh bạch.

Tài chính công liên quan mật thiết với kế toán công. Đôi khi kế toán công cũng hỗ trợ đào tạo chuyên sâu cho các bộ phận liên quan, nhằm giải quyết các vấn đề tài chính một cách ổn định và hiệu quả.

Nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp?

Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp, vị trí nào được ưa chuộng hơn.

Trong thực tế, công việc kế toán công có thể làm linh hoạt, không phụ thuộc nhiều vào môi trường làm việc. Nhân viên kế toán công sẽ được làm việc trong cơ quan, đơn vị chính phủ và phi chính phủ, kế toán tại các doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn tài chính,… Sự hấp dẫn, thú vị và cơ hội nghề nghiệp rộng mở khiến ngành kế toán công đang dần trở thành ngành học được nhiều bạn trẻ yêu thích

Đối với kế toán doanh nghiệp, nhân viên kế toán sẽ được làm việc trong môi trường doanh nghiệp chính thức. Nhân viên tại đây có cơ hội làm việc lâu dài, ổn định, có khả năng thăng tiến và được hưởng phúc lợi hấp dẫn từ doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay có xu hướng kết hợp vai trò của kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ trong một vị trí. Mục đích của việc này là giảm thiểu chi phí và thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh. Ở vị trí này thì nhân viên vừa đảm nhiệm chức năng kế toán nội bộ của doanh nghiệp, vừa tổng hợp và kiêm luôn xử lý các công việc về thuế.

Mỗi lĩnh vực đều có những lợi thế và điểm yếu khác nhau và kế toán cũng vậy. Việc quyết định nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp là tùy thuộc vào nhu cầu, năng lực và sở thích của mỗi người.

Để trở thành kế toán công và kế toán doanh nghiệp cần học những gì?

Kế toán công

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cho chuyên ngành kế toán công. Theo học ngành kế toán công, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn cùng những kỹ năng cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Một số môn học trong chương trình của ngành kế toán công:

  • Kế toán công: môn học này trang bị kiến thức tổng quan về kế toán công, kiến thức kế toán các khoản thu/chi hành chính sự nghiệp, kế toán nguồn phí…
  • Tài chính công: quản lý tài chính của các đơn vị thông qua hoạt động thu – chi ngân sách nhà nước.
  • Kiểm toán: trang bị những kiến thức căn bản về kế toán, tìm được lỗi sai trong quá trình kế toán và hạch toán dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực quy định.
  • Tài chính doanh nghiệp: kiến thức về quản lý dòng tiền, chi phí của các nguồn vốn,…nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp

Chương trình học của chuyên ngành kế toán doanh nghiệp được xây dựng nhằm mang lại cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, am hiểu về chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

  • Thuế và thực hành khai báo thuế: giúp sinh viên am hiểu về hóa đơn chứng từ, chính sách thuế, khai báo được tờ khai thuế hàng tháng và quyết toán cuối năm mà không xảy ra sai sót.
  • Kế toán doanh nghiệp 1, 2: môn học này trang bị cho bạn kiến thức về cách tổ chức công tác kế toán, thực hiện kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp,…

Xem thêm: Học kế toán có cần giỏi toán không? Cần học những môn gì?

Nên học ngành kế toán ở đâu?

Chương trình đại học từ xa – Học viện Tài chính hiện nay có đào tạo ngành kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. Trường luôn theo đuổi mục tiêu đào tạo những học viên sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành thành thạo, có tính kỷ luật cao và thích ứng tốt với môi trường. Ngoài ra, tuy là chương trình học trực tuyến 100% nhưng học viên sau khi tốt nghiệp vẫn được nhận bằng có giá trị tương đương bằng chính quy. Vì vậy, nếu bạn muốn học tập nhanh gọn và chất lượng, hãy đến với Chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học – Học viện Tài chính.

Chủ Đề