Khám chậm nói cho bé ở đâu Hà Nội

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, nói lắp, song một nguyên nhân đáng báo động hiện nay đó là do gia đình thiếu sự quan tâm, ít trò chuyện với trẻ. Mặt khác nhiều gia đình chủ quan, để đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thì gia đình mới chú ý thì đã muộn. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng trẻ chậm nói, nói lắp? Trẻ chậm nói phải làm gì và đi khám ở đâu?

Trẻ chậm nói được hiểu là những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, kém hơn so với cột mốc phát triển ngôn ngữ tại từng giai đoạn, độ tuổi của trẻ, cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi:
    • Trẻ 2 tháng tuổi không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa.
    • Trẻ 4 tháng tuổi không quay đầu lại khi nghe thấy các âm thanh.
    • Trẻ 6 tháng tuổi không biết tự cười.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:
    • Trẻ 8 tháng tuổi mà không bập bẹ, ê a được một từ nào.
    • Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to.
    • Trẻ không nói được những từ như “ma ma”, “ba ba”, “măm măm”.
    • Trẻ không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như “tạm biệt”, “không”.
  • Trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi:
    • Khi trẻ được khoảng 15 tháng tuổi mà vẫn không nói được các từ đơn.
    • Trẻ không tìm cách giao tiếp với bố mẹ khi muốn điều gì đó.
    • Trẻ không nói được ít nhất 6 từ khi được khoảng 18 tháng tuổi.
    • Trẻ khoảng 19 - 24 tháng tuổi không dễ học hoặc bắt chước một từ mới nào.
  • Trẻ từ 24 đến 25 tháng tuổi:
    • Trẻ không thực hiện được theo những chỉ dẫn đơn giản của bố mẹ.
    • Trẻ không ghép được hai từ để nói.
    • Trẻ không nói được câu có từ 2 - 4 từ.
    • Trẻ không hỏi được người khác những câu đơn giản.

Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến sự phát triển của trẻ từng ngày để có thể phát hiện và tìm cách giải quyết sớm nếu trẻ gặp phải tình trạng chậm nói.

Trẻ chậm nói cần nhận được quan tâm từ bố mẹ.

Khi phát hiện những dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải tình trạng chậm nói, bố mẹ cần phải truy xét xem nguyên nhân khiến cho trẻ chậm nói là do đâu?

  • Nếu tình trạng chậm nói của trẻ do những khiếm khuyết cơ thể thì cần phải đưa trẻ đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của các bác sĩ.
  • Nếu trẻ bị chậm nói do tâm lý thì bố mẹ cần phải kiểm tra lại các cách thức giao tiếp hàng ngày của mình với bé.

Dưới đây là một số khuyến cáo của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý dành cho các bậc phụ huynh có con bị chậm nói tâm lý:

  • Bố mẹ cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp và thời lượng giao tiếp với bé mỗi ngày.
  • Cần gọi tên chính xác, ngắn gọn mọi thứ xung quanh trẻ, sao cho phù hợp với nhận thức và trí nhớ của bé.
  • Bố mẹ và người thân cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực quan sinh động với ngôn ngữ. Có nghĩa là khi nói về cái gì đó thì sẽ chỉ tay vào thứ đó cho bé nhìn thấy, tăng cường giao tiếp bằng mắt với bé.
  • Cần thay đổi vật dụng, môi trường tập nói để tạo sự hứng thú tương tác cho bé.
  • Đặc biệt, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Phụ huynh nên cùng ngồi xem tivi với trẻ, cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật và hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám để các bác sĩ đánh giá chính xác về tình trạng chậm nói của bé, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng nói được như những trẻ cùng độ tuổi.

Trẻ có dấu hiệu chậm nói cần được đi khám để có hướng xử lý phù hợp.

Phòng khám Tâm lý Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park hiện là một trong những cơ sở y tế hàng đầu trong chẩn đoán, sàng lọc và điều trị các vấn đề tâm lý ở trẻ, trong đó có tình trạng trẻ chậm nói. Các bác sĩ tại Vinmec sẽ trực tiếp đánh giá, hướng dẫn, hỗ trợ và can thiệp cho những trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm:

  • Đánh giá các trường hợp bé chậm nói, nói lắp, nói không rõ từ, các trường hợp nghi ngờ trẻ mắc chứng tự kỷ thông qua các công cụ sàng lọc và chẩn đoán như M-Chat, ADOS, ISAA, ADI-R.
  • Đánh giá sự phát triển về tinh thần vận động và đánh giá chỉ số thông minh cho trẻ từ 6 tháng đến 16 tuổi thông qua các công cụ BAYLEY, YCAT, WISC-IV.
  • Đánh giá và can thiệp trị liệu tâm lý cho những trẻ gặp khó khăn trong học tập, trẻ gặp sang chấn tâm lý [như cha mẹ ly hôn, tang chế của người thân, trẻ bị bạo hành, trẻ bị xâm hại tình dục, v.v], trầm cảm, lo âu, ám ảnh sợ, trẻ gặp rối loạn ăn uống, trẻ gặp những vấn đề về mặt cơ thể nhưng không thể giải thích bằng y khoa [đau bụng, đau ngực, đau đầu không tìm thấy nguyên nhân].

Phòng khám Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa điểm uy tín, tin cậy để các bậc phụ huynh lựa chọn khám và điều trị tình trạng chậm nói ở trẻ em.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Trẻ chậm nói khám ở đâu là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh có bị rối loạn khả năng ngôn ngữ quan tâm, tìm hiểu. Bởi lẽ, chứng chậm nói sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển trí não của trẻ. Do đó, việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sau này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các địa chỉ khám ngôn ngữ cho trẻ chậm nói uy tín, chất lượng nhất trên cả nước.

Nguyên nhân vì sao khiến trẻ chậm nói?

Trước khi tìm hiểu trẻ chậm nói khám ở đâu, bố mẹ cần biết trẻ chậm nói là gì? Tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ bị chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ nhỏ. Nhiều gia đình có thái độ chủ quan nhưng ngược lại cũng có nhiều gia đình lại lo lắng một cách thái quá.

Nhiều gia đình có thái độ chủ quan khi trẻ chậm nói

 Trẻ chậm nói có 2 khả năng chủ yếu: Trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ chậm nói do khiếm khuyết trong sự phát triển của não bộ – đó chính là chứng tự kỷ. Việc đầu tiên các bố mẹ cần làm là phải xác định được tình trạng của bé đang ở mức nào và do nguyên nhân nào gây ra đã nhé! Có 2 nhóm nguyên nhân khiến cho trẻ em chậm nói, bao gồm có:

  • Nguyên nhân thực thể: Xuất phát từ những vấn đề mà bé yêu đang gặp phải tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm nhiệm chức năng phát âm như: tai, mũi, họng, lưỡi,… hoặc các cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ, chẳng hạn như não hoặc các vấn đề trục trặc tại não [các khiếm khuyết trong sự phát triển của não bộ, viêm màng não, các dị tật bẩm sinh,…]
  • Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị 1 cú sốc tâm lý nào đó, hoặc do gia đình quá thờ ơ, bỏ bê, không quan tâm đúng mức đến trẻ. Đôi khi, việc quá cưng chiều cũng có thể cấu thành nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói, không chịu nói.

Cha mẹ cần phải nắm chắc được các mốc phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đồng thời, nhanh chóng phát hiện được các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình, để từ đó có sự can thiệp sớm hơn.

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ chậm nói đi khám?

Trẻ chậm nói có nghĩa là các mốc phát triển trong ngôn ngữ của trẻ sẽ chậm hơn so với trẻ bình thường. Tình trạng này có thể xuất phát từ những vấn đề trục trặc tại các bộ phận tạo ra âm thanh, lời nói hoặc những cơ quan chịu trách nhiệm cho sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ.

Thế nhưng, dù là xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì trẻ chậm nói đều ít nhiều gặp phải những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Do vậy, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường dưới đây, hãy đưa trẻ đi đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Trẻ chậm nói sẽ gặp phải những khó khăn trong học tập và cuộc sống

* Giai đoạn từ 12  24 tháng: Có lẽ đây là khoảng thời gian tương đối khó khăn để cha mẹ có thể xác định chính xác xem trẻ có thể bị chậm nói hay không. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn có thể đánh giá mức độ chậm nói của con qua các biểu hiện như sau:

  • Không sử dụng thái độ, ánh mắt, cử chỉ.
  • Dùng cử chỉ, điệu bộ nhiều hơn là lời nói [tiếng ê a] để giao tiếp cho đến 18 tháng.
  • Không bắt chước được các âm thanh khi đã được 18 tháng.
  • Khó khăn trong việc hiểu được các từ ngữ đơn giản.

* Trên 2 tuổi: Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, giai đoạn từ 2  3 tuổi là mốc thời gian mà trẻ nhỏ có sự phát triển mạnh mẽ, vượt trội cả về lời nói và cũng như cử chỉ, ngôn ngữ. Trẻ sẽ học hỏi nhiều hơn, biết sử dụng các từ ghép để nối thành những câu ngắn đơn giản. Khả năng nhận thức, tư duy của trẻ cũng thay đổi một cách vượt bậc. Vì thế, những trẻ chậm nói ở trong độ tuổi này thường rất dễ để bố mẹ có thể nhận biết được, bao gồm:

  • Chỉ có thể bắt chước được những âm thanh hoặc hành động đơn giản, không tự mình phát ra được âm thanh hoặc cụm từ có nghĩa.
  • Chỉ nói được một số âm thanh hoặc dùng những từ lặp lại, không sử dụng ngôn ngữ nói của mình để trò chuyện.
  • Không thể thực hiện được các mệnh lệnh, chỉ dẫn dù là đơn giản nhất.
  • Có giọng nói khác thường [có thể nghe như giọng bị ngạt mũi hoặc the thé]
  •  Khi trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường nêu trên, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Khám trẻ chậm nói ở đâu mới uy tín?

Trên thực tế, để tìm được một cơ sở thăm khám, chữa trị cho trẻ chậm nói chất lượng, uy tín với một chi phí tương đối hợp lý cũng không hề đơn giản. Bởi lẽ, không phải bất cứ gia đình nào cũng có điều kiện sinh sống ở các thành phố lớn.

Ngoài ra, hiện nay, sự phát triển rầm rộ như “nấm sau mưa” của các trung tâm can thiệp cho trẻ em bị rối loạn, chậm nói lại càng khiến cho các bậc phụ huynh phải đau đầu để lựa chọn. Dưới đây chính là một số bệnh viện chuyên khoa Nhi cực kỳ uy tín, chuyên chẩn đoán và điều trị cho các trẻ em chậm nói được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng tìm đến.

Tìm được một cơ sở chữa trị cho trẻ chậm nói uy tín không hề đơn giản

Địa chỉ khám cho trẻ chậm nói tại Hà Nội

 Khám chậm nói cho trẻ tại bệnh viện Nhi Trung Ương: 

  • Nếu đang đi tìm một cơ sở khám bệnh cho trẻ chậm nói thì Bệnh viện Nhi Trung Ương chính là nơi đầu tiên mà bạn nên đến. Hiện nay, tại khoa Tâm bệnh và khoa Phục hồi chức năng nằm trong bệnh viện Nhi Trung Ương chính là nơi tiếp nhận, tiến hành thăm khám và điều trị cho các bé không may bị mắc chứng: tăng động, tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển,… ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc.
  • Để đưa ra được kết quả thăm khám, chẩn đoán một cách chính xác nhất, các bác sĩ tại đây sẽ tiến hành cho trẻ làm thử một số bài test đánh giá. Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán, nhân viên y tế sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho các bậc phụ huynh về những phương pháp điều trị can thiệp đối với trẻ.
  • Bạn có thể đến tại địa chỉ: 18/879 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04. 6273. 8873 hoặc: 04. 6273. 8532

 Khám trẻ chậm nói tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Timecity: 

  • Là một bệnh viện đa khoa được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Timecity hiện đang là một trong những cơ sở y tế uy tín hàng đầu trong việc chẩn đoán, sàng lọc và điều trị tất cả các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ, trong đó có tình trạng trẻ em bị chậm nói.
  • Phòng khám Tâm lý Nhi là cơ sở y tế mới được thành lập từ tháng 03/2019 nhằm mục tiêu chính là tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho các trẻ em. Th.s Lê Khánh Diệu là bác sĩ trực tiếp đánh giá, hướng dẫn và hỗ trợ cũng như can thiệp cho những trẻ em gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần bằng các công cụ sàng lọc và chẩn đoán vô cùng hiện đại như: ADOS, MChat, ISAAC, ADIR…
  • Địa chỉ tọa lạc: 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Địa chỉ khám trẻ chậm nói ở đâu tphcm?

 Địa chỉ khám cho trẻ chậm nói tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

  • Khi nhắc đến vấn đề trẻ chậm nói khám ở đâu, không ít ông bố bà mẹ đã lựa chọn Bệnh viện Nhi đồng 1  Tp. Hồ Chí Minh để thăm khám và điều trị cho con. Hiện nay, chuyên khoa Tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 1 chính là một trong những địa chỉ đáng tin cậy, được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng đưa con mình đến khám để tìm ra phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả nhất.
  • Ở đây, trẻ sẽ được các bác sĩ, chuyên gia y khoa có trình độ chuyên môn cao tiến hành thăm khám kết hợp sàng lọc các chứng bệnh bằng một số bài tập để kiểm tra. Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng sẽ được các chuyên viên âm ngữ tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình điều trị để can thiệp, khắc phục tình trạng chậm nói cho con.
  • Bạn hãy đến Bệnh viện Nhi đồng 1 tại địa chỉ: 532 Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Khám cho trẻ em chậm nói tại khoa Tâm lý của Bệnh Viện Nhi Đồng 1

 Khám cho trẻ chậm nói tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: 

  • Bệnh viện Nhi Đồng 2  Tp. Hồ Chí Minh có Khoa Tâm lý chính là nơi tiếp nhận, thăm khám và điều trị cho trẻ em chậm nói và rối loạn ngôn ngữ. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế vô cùng giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và tìm phương pháp điều trị cho các trẻ không may mắc phải các hội chứng về tâm lý như: tăng động, tự kỷ, chậm nói,… Do đó, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm khi đưa con mình đến đây để thăm khám và chữa trị nếu cần.
  • Với trang thiết bị vô cùng hiện đại, đầy đủ, đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, Bệnh viện Nhi Đồng 2 xứng đáng là nơi để cho gia đình bạn trao gửi niềm tin. Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Khám cho trẻ chậm nói tại Bệnh viện Nhi Đồng 2  Tp. Hồ Chí Minh

Kết luận

Đến đây chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc trẻ chậm nói khám ở đâu rồi phải không nào? Trên đây là những địa chỉ uy tín, chất lượng mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo trước khi đưa con yêu đi khám. Bởi lẽ, chứng chậm nói càng được phát hiện và can thiệp sớm, bé sẽ càng có cơ hội hòa nhập với bạn bè càng cao.

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề