Ổ SATA SSD là gì

Ổ cứng là một bộ phận rất quan trọng trong mỗi chiếc máy tính. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ổ cứng SSD – một loại ổ cứng đang rất được ưa chuộng vì nhiều ưu điểm vượt trội cũng như các loại ổ cứng SSD đang có trên thị trường.

SSD là gì?

SSD – Solid State Drive là ổ cứng điện tử hay ổ cứng thể rắn, được chế tạo nhằm thay thế ổ cứng HDD [Hard Disk Drive], cải thiện về tốc độ xử lý, độ bảo mật dữ liệu cũng như tiết kiệm điện hơn và giúp cho máy đỡ nóng hơn.

SSD 3.5 inch SATA

Trước khi có SSD thì người ta toàn sử dụng HDD, tới giờ vẫn thế, vậy nên SSD cũng phải được làm theo hình dáng của HDD để người nào cần thay thế thì có thể dễ dàng tháo lắp, không phải đổi cả máy tính hay mainboard. Vậy nên, SSD cũng có loại 3,5″ và 2,5″, chúng cũng xài chung giao tiếp SATA với HDD luôn. SSD 3.5 inch SATA là sản phẩm thường được dùng cho máy tính để bàn. Tuy nhiên loại bổ cứng này ngày nay khá khó tìm và đang dần bị thay thế dần bởi ổ cứng SSD 2.5 inch.

Ổ cứng SSD 2.5 inch SATA III được sử dụng khá phổ biến hiện nay với tốc độ đọc – ghi dữ liệu giới hạn ở mức 6Gbps tương đương 550MB/s.

Ngoài ra, một số hãng sản xuất còn tung ra phiên bản SSD 2.5 inch SATA III NAND với công nghệ lưu trữ chip nhớ mới, giúp tăng tuổi thọ ổ cứng đáng kể so với SSD 2.5 inch SATA III truyền thống, tất nhiên giá thành của phiên bản này cũng cao hơn.

SSD Micro SATA hay SSD 1.8 inch

SSD 1.8 inch micro SATA  sử dụng chuẩn giao tiếp Micro SATA với hình dáng chỉ to hơn thanh RAM đôi chút, đây là ổ SSD có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với SSD 2.5 inch truyền thống, được sử dụng cho các dòng laptop mỏng nhẹ.

SSD mSATA có kích thước chỉ bằng 1/8 ổ SSD 2,5″. Nhìn bên ngoài, cổng mSATA rất giống với cổng Mini PCI Express [mPCIe], tuy nhiên chúng không bắt buộc là phải tương thích với nhau về mặt điện tử và truyền dữ liệu. Ngoài ra máy tính cũng phải có con chip điều khiển mSATA chứ không thể xài chip PCI Express được. Vì lý do này, sẽ chỉ an toàn nhất khi bạn gắn SSD mSATA vào một chiếc máy tính đã có sẵn cổng mSATA mà thôi.

Kích thước của SSD 2.5 inch, SSD mSATA, SSD M2

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp một số dạng mSATA half size có kích thước nhỏ hơn khoảng 25x30mm, nhưng các sản phẩm này rất hiếm và ít gặp trên thị trường. Về tốc độ SSD mSATA có tốc độ đọc ghi khoảng 550 MB/s, tương đương với chuẩn SSD 2.5 inch SATA và SSD M.2 SATA sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

SSD M2 là chuẩn form factor SSD mới nữa được giới thiệu với tên Next Generation Form Factor [NGFF], sau đó được đổi tên thành M.2. Cấu hình M.2 cho phép nhiều chiều dài bo mạch khác nhau, hỗ trợ cả giao tiếp SATA, PCIe lẫn USB về hình thức nhìn như một thanh RAM.

Ổ cứng SSD M2 chia làm 2 loại chính: M2 SATA và M2 NVMe [PCIe]

  • M2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độ đọc – ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Ổ cứng SSD M2 Sata có chủ yếu 3 chuẩn: 2242, 2260 và 2280. Có khá nhiều loại kích thước khác nhau, bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm. Loại thông dụng và bán phổ biến trên thị trường hiện nay đó là 2280 còn các loại khác thì vừa khó tìm, ít hãng sản xuất mà giá lại cao hơn SSD Sata III cùng dung lượng.

  • M2 NVMe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCL Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s [tương đương 4 GB/s], tức cao hơn rất nhiều lần so với SSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

Điểm giống giữa SSD M.2 PCIe và SSD M2 SATA chỉ là khe cắm M2.

SSD M.2 PCIe chúng thường cho tốc độ cao hơn so với SSD SATA. Lý do? Theo Asus, PCIe có kết nối trực tiếp vào CPU nên dữ liệu sẽ được trao đổi rất nhanh, trong khi đó ổ SATA phải đi qua một bộ điều khiển trung gian nên làm tăng độ trễ.

SSD M2 SATA và SSD M2 NVME

SSD U.2

Chuẩn SFF-8639 được đổi tên thành U.2, đây cũng là một chuẩn SSD cỡ lớn tuy nhiên tốc độ tối đa của nó có thể lên tới 10Gbps, không phải chỉ 6Gbps như SATA III. Điểm khác biệt này là do U.2 không dùng SATA mà dùng kết nối PCIe 3.0 x4 [4 lane] giống như M.2 nên nhanh hơn nhiều. Vì U.2 có kích thước lớn hơn M.2 nên người ta có thể nhét thêm nhiều chip flash vào bên trong, tức là sẽ dễ tăng dung lượng lên hơn so với ổ M.2. Như bạn có thể thấy trong hình bên dưới, ổ U.2 còn có thể được thiết kế để tản nhiệt tốt hơn. Một số mainboard có hỗ trợ cổng U.2 sẵn hoặc hỗ trợ thông qua adapter, tuy nhiên nó không phổ biến như là các chuẩn mà mình đã nói tới bên trên, chủ yếu trên các mainboard cho game thủ mà thôi.

Ổ cứng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống máy tính. Cài đặt các phần mềm, tiện ích cũng như lưu trữ dữ liệu hệ điều hành để sử dụng. Và khi nhắc đến ổ cứng máy tính thì các bạn cũng từng nghe đến thuật ngữ SATA rồi đúng không? Vậy ổ cứng SATA là gì? ổ cứng SATA khác gì so với SSD? Hãy cùng Giatin.com.vn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Ổ cứng SATA là gì?

SATA [Serial Advanced Technology Attachment – Công nghệ truyền tải nối tiếp] là tiêu chuẩn mặc định cho nhiều ổ cứng xuất hiện trên cả Desktop của PC lẫn laptop. Ổ cứng SATA có tốc độ nhanh hơn hẳn chuẩn PATA rất nhiều, cụ thể là tỉ lệ giao diện lên đến 6Gb/s với công suất 600 MB/s.

Điểm mạnh và điểm yếu của ổ cứng SATA gồm có:

  • Một ổ cứng SATA có dung lượng từ 500GB – 16TB [đây là mức cao nhất ở thời điểm hiện tại] kèm theo mức giá rẻ hơn SSD vì chúng dùng tiêu chuẩn cũ. Nếu các bạn cần một thiết bị có dung lượng lưu trữ lớn, giá rẻ và không cần đến tốc độ ghi quá cao thì ổ cứng SATA sẽ là sự lựa chọn không tồi dành cho bạn.
  • Ngoài ra, việc dữ liệu được lưu trữ trên loại ổ cứng này rất dễ bị phân mảnh. Điều này có nghĩa là các sector lưu trữ dữ liệu có thể bị phân tán đi khắp nơi nên ổ cứng và có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động tổng thể, khiến cho việc truy cập dữ liệu cực kỳ chậm chạp.
  • Các chấn động và di chuyển đột ngột cũng gây ảnh hưởng đến ổ cứng SATA bên trong máy tính, đặc biệt là laptop.

Ổ cứng SATA khác gì so với SSD?

SSD là loại ổ cứng thế hệ mới, không sử dụng các thành phần cơ học giống như SATA. Thay vào đó, toàn bộ lưu trữ trên bộ nhớ Flash riêng.

Điều này có nghĩa là các bạn không cần sử dụng trục để đọc/ ghi dữ liệu, vậy nên tốc độ xử lý của SSD sẽ nhanh hơn SATA. Độ bền của SSD cũng bền hơn rất nhiều so với ổ cứng SATA nên người dùng không cần phải chống phân mảnh, rất phù hợp cho laptop.

Điểm yếu lớn nhất của ổ cứng SSD chính là giá thành cao và mức dung lượng lưu trữ thì hạn chế.

Nếu như các bạn đang cần một dung lượng lưu trữ lớn với mức chi phí rẻ cùng với nhu cầu sử dụng chung thì các bạn nên lựa chọn ổ cứng SATA phù hợp nhất. Ngược lại, nếu các bạn muốn nâng cấp hiệu năng cho laptop và cần một bộ nhớ lưu trữ dưới 2 TB có tốc độ nhanh thì ổ cứng SSD là chính là sự lựa chọn tuyệt hảo.

>>> Liên hệ: Đơn vị bán ổ cứng SSD giá rẻ tại Đà Nẵng

Nguyễn Hoài Quốc Trung 08/10/2020 106 bình luận

- Định nghĩa

SSD là viết tắt của Soid State Drive là ổ đĩa thể rắn với chức khả năng tương tự HDD. Ổ đĩa SSD sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hay FLASH để lưu trữ thay vì cơ học như HDD truyền thống.

Ổ đĩa SSD sử dụng một tấm các ô nhớ [cell] để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng, những tấm này được phân chia thành các phần gọi là trang [page] với kích thước từ 2KB - 16KB, nhiều trang hợp thành khối [block].

Khác với HDD, ổ SSD không thể ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ, chúng chỉ ghi dữ liệu lên trang trống trong một khối.

Vậy SSD làm thế nào để xóa dữ liệu? Khi các trang được nhận định là không còn sử dụng, dữ liệu của toàn bộ khối sẽ được xác định vào bộ nhớ và xóa toàn bộ khối đó, xác định lại dữ liệu từ bộ nhớ trở lại khối trong khi để trống các trang không sử dụng.

Tốc độ đọc, ghi dữ liệu và hiệu suất nhanh chóng, bạn sẽ không bị tình trạng full disk như khi sử dụng HDD, cũng như tốc độ khởi động máy và chạy phần mềm cực kỳ nhanh chóng.

SSD được thiết kế dạng rắn nên bạn có thể thoải mái di chuyển laptop khi đang bật mà không sợ những cú sốc khiến ổ cứng mình bị hỏng. Ngoài ra ổ cứng SSD hoạt động rất êm ái, mát hơn khi sử dụng và lượng điện năng tiêu hao cũng ít hơn.

Giá thành khá cao so với ổ HDD cùng dung lượng.

SSD có số lượng ghi hữu hạn, vì mỗi lần ghi hoặc xóa dữ liệu thì điện trở trong của mỗi ô sẽ tăng nhẹ làm tăng điện áp cần thiết để ghi vào ô và đến một lúc nào đó sẽ mất hoàn toàn khả năng ghi dữ liệu, nhưng đừng lo lắng, điều này không có nghĩa làm tuổi thọ của nó ngắn hơn HDD đâu nhé.

Để kiểm tra máy tính của bạn đang chạy HDD hay SSD chúng ta làm như sau:

Bước 1: nhập từ khóa "optimize drives" vào thanh tìm kiếm > Chọn Defragment and Optimize drives.

Bước 2: Cửa sổ Optimize drives hiện lên bạn kiểm tra ở cột Media type [Soid state drive là SSD, Hask disk drive là HDD].

SSD

HDD

Tốc độ đọc/ ghi

Nhanh [cao nhất có thể lên đến 3500MB/s]

Chậm [dưới 100MB/s]

Tiếng ồn

Không tạo ra tiếng ồn

Có tiếng ồn vì sử dụng cơ chế cơ học để lưu trữ dữ liệu

Độ bền

SSD có độ bền cao hơn

HDD có độ bền thấp hơn và dễ bị tác động của ngoại lực

Nhiệt độ

Có thể chịu được nhiệt hoạt động độ từ 0 -70 độ C

Có thể chịu được nhiệt độ hoạt động từ 5 - 55 độ C

Sự phân mảnh

Không làm ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng.

Làm ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng.

Giá thành

Giá thành cao hơn khi cùng dung lượng với HDD

Giá thành thấp hơn khi cùng dung lượng với SSD

Có cùng kích thước và chuẩn cắm đối với HDD trên laptop, được bán với giá cả phải chăng và phù hợp với hầu hết mọi người.

Khi nghe đến cái tên này thì bạn chắc cũng đã định hình được đây là loại ổ cứng được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng cổng SATA thu nhỏ để kết nối và thường được tìm thấy trên các dòng laptop nhỏ gọn.

Điểm cần lưu ý là tuy bề ngoài, cổng mSATA có vẻ giống như cổng mPCIe nhưng xét về mặt điện tử và truyền tải dữ liệu thì chúng không bắt buộc phải giống nhau. Do đó, nếu máy tính của bạn muốn lắp đặt các ổ cứng SSD mSATA thì bắt buộc máy cũng phải có chip điều khiển mSATA chứ không thể xài chip của PCI Express được.

Được ra đời vào khoảng tháng 8 năm 2004 với giao diện hoàn toàn khác với các SSD thông thường, kích thước nhỏ gọn, tốc độ xử lý dữ liệu nhanh [khoảng 550MB/s cho M.2 SATA, 3500MB/s cho M.2 PCle] và là tiêu chuẩn của hầu hết các laptop hiện nay. Laptop có ổ cứng SSD đang được tin dùng và ưu tiên lựa chọn.

Hiện nay giá cả của SSD cũng không còn đắt đỏ như trước nữa nên chúng ta nếu có điều kiện hãy nên sử dụng SSD dù trong bất kì trường hợp nào. Thực tế đã chứng minh rằng giữa máy tính sử dụng SSD và máy tính dùng HDD có sự khác biệt khá rõ rệt về tốc độ [ví dụ điển hình là thời gian khởi động máy của ASUS Vivobook X507 của mình khi được trang bị SSD rơi vào khoảng 10 - 15s và khoảng 50s - 70s khi sử dụng HDD].

Đây là điều hay bị nhầm lẫn nhất đối với những người muốn nâng cấp SSD. Chúng ta không thể dùng SSD chuẩn M.2 khi máy tính của bạn chỉ có chuẩn kết nối 2.5.

Đối với những máy tính chỉ có thể lắp 1 ổ cứng thì đây là vấn để khá quan trọng vì nó có thể gây khó chịu cho bạn khi lỡ chọn nhầm đấy nhé. Hiện tại trên thị trường, ổ cứng SSD đang có các dung lượng: 128 GB, 256 GB, 512 GB và 1 TB.

Bạn không cần quan trọng quá vấn đề này vì hầu hết SSD hiện nay được thiết kế khá giống nhau và thường được lắp vào rất sâu trong máy nên ta rất khó để nhìn thấy chúng.

SDD có rất nhiều loại tùy theo giá thành mà tốc độ cũng khác nhau, vì thế trước khi mua bạn cần phải đọc kỹ thông số của từng loại để biết rõ hơn nhằm tránh phải những sai sót không đáng có.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều được bán với giá cả đa dạng và tùy thuộc vào điều kiện tài chính của bạn mà lựa chọn.

Ta có thể tham khảo một số hãng sản xuất SSD quen thuộc với mọi người như: Intel, Samsung, Sandisk, Kingston,... Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn một hãng SSD mới để thử nếu chính sách bảo hành và giá thành tốt hơn.

Một số sản phẩm Laptop đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:

Các bạn đã hiểu được cơ bản về ưu điểm, nhược điểm và những loại SSD phổ biến nào hiện nay chưa nào? Mình hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi chọn mua, nâng cấp máy tính.

Video liên quan

Chủ Đề