Làng thanh liên lý bạch


Tìm hiểu tác giả Lý Bạch gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.


  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch

1. Tiểu sử

- Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc)

- Khi 5 tuổi, gia đình ông chuyển đến sinh sống tại làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu ( Tứ Xuyên).

- Lí Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.

- Tài thơ văn của ông được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, và đến năm 16 tuổi, danh tiếng của ông đã nổi khắp vùng đất Tứ Xuyên. Nhưng vì chán chốn trần gian ông bỏ lên núi Đái Thiên Sơn và bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.

- Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên.”

a. Tác phẩm chính

- Thơ ông hiện còn trên 1000 bài: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...

- Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.

b. Phong cách sáng tác

- Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị.

- Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

Loigiaihay.com


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

1. Tiểu sử

- Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc)

- Khi 5 tuổi, gia đình ông chuyển đến sinh sống tại làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu ( Tứ Xuyên).

- Lí Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.

- Tài thơ văn của ông được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, và đến năm 16 tuổi, danh tiếng của ông đã nổi khắp vùng đất Tứ Xuyên. Nhưng vì chán chốn trần gian ông bỏ lên núi Đái Thiên Sơn và bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.

- Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên.”

a. Tác phẩm chính

- Thơ ông hiện còn trên 1000 bài: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...

- Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.

b. Phong cách sáng tác

- Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị.

- Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

  • “Đại bằng ngộ hy hữu điểu phú cập tự”
  • Bài phú và lời tựa chim bằng gặp chim hiếm
  • Đại ý của bài Phú:

Chương thứ nhất: Ông tiên Tràng Canh ở Thanh Liên là chuyển thế của Chủ Phật Kim Túc Như Lai

  • (Tràng Canh là tên khác của sao Thái Bạch, cũng là biệt hiệu của Lý Bạch. Kim Túc Như Lai Phật là tiền kiếp của Đại Bồ Tát Duy Ma Cật)

Lý Bạch sinh vào năm thứ nhất đời Đường Trung Tông (năm 701) ở làng Thanh Liên, Quảng Hán (nay là Chương Minh), Tứ Xuyên. Làng này tên gốc là Thanh Liêm, sau này do tên hiệu của Lý Bạch là “Thanh Liên cư sĩ”, nên đã đổi tên thành làng Thanh Liên. Tương truyền, mẹ Lý Bạch mơ thấy sao Tràng Canh rơi vào trong thai (tức là sao Thái Bạch Kim Tinh), do đó đặt tên tự cho Lý Bạch là Thái Bạch.

  • Phần 1: Thi tiên hạ phàm

Lý Dương Băng trong “Thảo Đường Tập Tự” đã gọi Lý Bạch là “Thái Bạch Tinh Tinh” (Thần tiên sao Thái Bạch). Phạm Truyền Chính sau này viết văn bia cho Lý Bạch cũng dùng cách gọi tên này: “Phu nhân mộng Tràng Canh là điềm lành, nên đặt tên tự cho tiên sinh, lấy theo thiên tượng”.

Lý Bạch tự lấy tên hiệu cho mình là Thanh Liên cư sĩ. Ông đã tự thuật thân thế trong “Đáp Hồ châu Ca Diệp Tư Mã vấn Bạch thị hà nhân” (trả lời Ca Diệp Tư Mã hỏi Lý Bạch là người như thế nào):

Thanh Liên cư sĩ trích tiên nhân, Tửu tứ tàng danh tam thập xuân.

Hồ Châu Tư Mã cư sĩ hà tu vấn, Kim Túc Như Lai thị hậu thiên.

Dịch nghĩa: 

Cư sĩ Thanh Liên là ông tiên bị giáng xuống trần, ẩn danh nơi quán rượu 30 năm. 

Cư sĩ Hồ Châu sao phải hỏi, chính là hậu thân là Kim Túc Như Lai chuyển thế.

Dịch thơ:

Cư sĩ Thanh Liên thực Trích Tiên, ẩn danh tửu quán mấy mươi niên.

Hồ Châu cư sĩ đâu cần hỏi, Kim Túc Như Lai tại nhãn tiền.

Thanh Liên vốn có nguồn gốc từ Tây Vực, trong tiếng Phạn gọi là hoa Ưu bát la (cũng có tên là hoa Ưu đàm bà la), trắng xanh rõ ràng, không nhiễm bụi trần. Kinh Phật viết: “Khi hoa Ưu bát la nở, Chuyển Luân Thánh Vương – Vương của vạn vương sẽ đến thế gian phổ độ chúng sinh”.

Lý Bạch tự xưng là Thanh Liên, và hậu thân là Kim Túc Như Lai, ngụ ý khi hoa Ưu bát la nở, Chuyển Luân Thánh Vương đem chân lý như ý xuống thế gian. 

Mặt khác, sau khi các Đại giác giả cực cao từng tầng từng tầng trong vũ trụ hạ thế đi vào trong nhân gian, thường sẽ chuyển sinh thành các nhân vật quan trọng để kiến lập một trang sử mới cho văn minh nhân loại. Từ các bài thơ dưới đây của Lý Bạch, chúng ta cũng có thể nhìn ra chút thân thế của ông. 

Trong bài thơ “Thù vương bổ khuyết Huệ Dực Trang Tống Thừa Thử tống biệt” (Mời rượu tiễn biệt Tống Thừa Thử được vua bổ nhiệm Huệ Dực Trang), ông viết: 

Học đạo tam thập niên,

Tự ngôn Hy Hoàng nhân.

Hiên cái uyển nhược mộng,

Vân tùng trường tương thân.

Dịch nghĩa: 

Học đạo ba mươi năm. 

Tự nói là vua Phục Hy chuyển sinh. 

Chốn triều đình như giấc mộng. 

Nên làm bạn lâu dài với mây và cây tùng.

Dịch thơ:

Học Đạo ba mươi xuân,

Vốn Phục Hy hạ trần.

Cung đình như giấc mộng,

Mãi mãi bạn mây tùng.

Trong bài thơ: “Hý Trịnh Lật Dương” ông cũng viết:

Thanh phong bắc song tiểu,

Tự vị Hy Hoàng nhân.

Hà thời đáo Lật lý?

Nhất kiến bình sinh thân.

Dịch nghĩa:

Gió mát thổi nhẹ ngoài cửa sổ phía bắc. 

Tự nói là vua Phục Hy chuyển sinh. 

Khi nào đến vùng sông Lật Thủy. 

Thoáng nhìn sẽ thấy rất thân quen.

Dịch thơ:

Ngoài song cơn gió nhẹ,

Hy Hoàng xuống trần gian.

Lúc đến sông Lật Thủy,

Ắt sẽ rất thân quen.

“Hy Hoàng” trong thơ Lý Bạch tức là vua Phục Hy, vị vua đứng đầu trong “Tam Hoàng” của lịch sử văn minh Hoa Hạ. 

Làng thanh liên lý bạch
Chân dung Lý Bạch (Ảnh: Tài sản công)

Lý Bạch từ nhỏ đã đọc sách, luyện chữ, 5 tuổi đã bộc lộ tài năng thiên bẩm hơn người. Trong “Thượng An châu Bùi Trường Sử thư” (Thư gửi Bùi Trường Sử châu Thượng An), ông có viết:

“Ngũ tuế thông lục giáp, thập tuế quan bách gia” (Năm tuổi đọc thông lịch pháp, mười tuổi đọc Chư tử Bách gia – Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Pháp gia, Danh gia, Mặc gia, Tạp gia, Nông gia, Tiểu Thuyết gia, Tung Hoành gia). Và “Thường hoành kinh tịch tư, chế tác bất quyện” (thường đọc thư tịch, sáng tác không mệt mỏi). Lục Giáp là lịch pháp dạy cách tính ngày tháng năm, còn Bách gia là các trước tác của Bách gia Chư Tử. Lúc Lý Bạch 5 tuổi, cha ông đã cho đọc “Tử Hư phú” (Tác phẩm thơ phú thời Hán do Tư Mã Tương Như viết). Năm lên 10, ông đã sáng tác “Minh đường phú” (Tập thơ Minh đường), đã có thể sánh vai với Tư Mã Tương Như.

Trong bài “Tặng Trương Tương Cảo”, Lý Bạch cũng tự nhận rằng: “Thập ngũ quan kỳ thư, tác phú lăng Tương Như” (15 tuổi đọc được sách lạ (kỳ thư), làm thơ phú vượt cả Tương Như).

Cha Lý Bạch đã từng gửi ông đến núi Tượng Nhĩ (My Châu) học. Ban đầu Lý Bạch học không chuyên tâm, vẫn còn trốn học. Theo “Phương dư thắng lãm – My Châu – Ma Châm khê” ghi chép, Lý Thái Bạch học trong núi, chưa học xong đã trốn đi chơi. Đi qua con suối nhỏ, gặp một bà lão bên bờ suối đang mài một cái gậy sắt to bằng cái chày giã gạo. Lý Bạch lấy làm lạ hỏi, bà lão trả lời: “Mài thành cái kim thêu”. Lý Bạch hỏi: “Gậy sắt mài thành kim, có thể được không?”. Bà lão đáp: “Chỉ cần công phu thâm sâu!”. Lý Bạch nghe xong rất cảm động, quay về núi khổ công học tập, đạt được bước tiến lớn. Bà lão vốn họ Vũ, ngày nay bên Ma Châm Khê (suối mài kim) có hòn đá Vũ Thị Nham (hòn đá bà họ Võ). Đời sau lưu truyền điển cố “Mài sắt nên kim” là bắt nguồn từ đây. 

Năm Khai Nguyên thứ 6 (năm 718) Lý Bạch rời núi Tượng Nhĩ, ẩn cư ở núi Đại Khuông đọc sách, học thuật Tung Hoành của Triệu Nhuy. Ở núi Đại Khuông mấy năm, ông đến Bàng Quận, dạo chơi Kiếm Các, Tử Châu. Năm 20 tuổi du ngoạn Thành Đô, yết kiến Tô Đĩnh, Trường Sử Ích Châu. Lúc đó, Tô Đĩnh và Trương Thuyết là hai cây bút lớn, Lý Bạch đem thơ văn của mình ra xin thỉnh giáo. Tô Đĩnh đọc xong ca ngợi rằng: “Ông thiên tài hoa lệ, hạ bút không dừng. Tuy phong cách chưa định hình nhưng có thể thấy cốt cách riêng, nếu học rộng thêm, có thể sánh cùng Tương Như đó”. 

Sách “Thiên Bảo di sự” viết, Lý Thái Bạch lúc thiếu thời mơ thấy các cây bút ông đã dùng trên đầu đều sinh hoa, sau này thiên tài vòi vọi, nổi danh khắp thiên hạ. Người đời sau thường nói đến câu “Diệu bút sinh hoa” (đầu bút nở hoa) là có xuất xứ từ đây. 

Năm Khai Nguyên thứ 13 (năm 725), Lý Bạch 25 tuổi, sau khi đã du ngoạn khắp Thục Trung, bắt đầu vác kiếm đi viễn du. Ở Giang Lăng, ông tình cờ gặp Đan Khâu Sinh, qua Đan Khâu Sinh đã kết giao với Tư Mã Thừa Trinh, đạo sỹ Thiên Thai nổi tiếng. Tư Mã Thừa Trinh, tự Tử Vi, hiệu Bạch Vân Tử, là đạo gia danh tiếng triều Đường. Ông đã nhiều lần được 3 đời Hoàng Đế: Võ Tắc Thiên, Duệ Tông, và Huyền Tông triệu kiến. Tư Mã Thừa Trinh không chỉ là một đạo sỹ nổi tiếng, đạo thuật tinh sâu, mà còn là viết chữ Triện rất đẹp, thơ cũng bay bổng như tiên. Vua Huyền Tông rất tôn kính ông, đã từng mời ông vào nội cung, thỉnh giáo đạo pháp, rồi lại xây Dương Đài Quán cho ông. Em gái Huyền Tông là công chúa Ngọc Chân còn bái ông làm thầy. 

Lý Bạch phong độ hiên ngang, tư chất bất phàm, Tư Mã Thừa Trinh vừa thấy đã rất vui thích, vừa ý. Đến khi đọc thơ Lý Bạch, Tư Mã Thừa Trinh càng kinh ngạc khen ngợi không ngớt: “Có cốt cách thần và đạo, có thể cùng thần tiên du chơi khắp chốn ‘bát cực’”. Đây là thiên tài mà mấy chục năm qua, khắp trong ngoài triều đình, ông chưa từng gặp. Tư Mã Thừa Trinh đã dùng từ khen ngợi cao nhất của Đạo gia dành để ca ngợi Lý Bạch. Nói Lý Bạch có “tiên căn”, tức là có mang cốt cách thần tiên. Sau này Hạ Tri Chương cũng ca ngợi Lý Bạch là “trích tiên nhân” (ông tiên bị đày giáng trần) là cũng cùng một ý, cả hai người đều coi Lý  Bạch không phải là người phàm trần. 

Làng thanh liên lý bạch
Một phần bức tranh “Tàng vân đồ” do Thôi Tử Trung đời Minh vẽ, lưu giữ ở Viện bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh, miêu tả Lý Bạch ngồi xếp chân song bàn ngay ngắn trên xe, chầm chậm đi trên đường núi, ngẩng đầu chăm chú nhìn mây trên đỉnh đầu. (Ảnh: Tài sản công)

Sau khi gặp Tư Mã Thừa Trinh, Lý Bạch viết “Đại bằng ngộ hy hữu điểu phú” (Bài phú chim bằng gặp chim hiếm). Đây chính là bài phú khiến tên tuổi Lý Bạch nổi danh thiên hạ. 

“Đại bằng ngộ hy hữu điểu phú cập tự”

Phiên âm:

“dư tích ư giang lăng, kiến thiên đài Tư Mã tử vi , vị dư hữu tiên phong đạo cốt, khả dữ thần du bát cực chi biểu. Nhân trước ‘đại bằng ngộ hy hữu điểu phú’ dĩ tự quảng. Thử phú dĩ truyền ư thế, vãng vãng nhân gian kiến chi. Hối kỳ thiểu tác, vị cùng hoành đạt chi chỉ, trung niên khí chi. Cập độc ‘Tấn thư’, đổ Nguyễn Tuyên Tử  ‘Đại bằng tán’, bỉ tâm lậu chi. Toại canh ký ức, đa tướng cựu bản bất đồng. Kim phục tồn thủ tập, khởi cảm truyện chư tác giả? Thứ khả kỳ chi tử đệ nhi dĩ.”

Dịch nghĩa:

Bài phú và lời tựa chim bằng gặp chim hiếm

“Tôi từng hội ngộ Tư Mã Thừa Trinh ở Giang Lăng, ông nói tôi có cốt cách thần và đạo, ông có thể cùng tôi vân du bát cực. Tôi liền sáng tác “Bài phú chim bằng gặp chim hiếm” để mở rộng ý này. Bài phú này đã truyền ra thế gian, người thường cũng đã thấy. Vì là tác phẩm thiếu thời, chưa hết được ý rộng lớn thoáng đạt, nên đến trung niên thì vứt bỏ. Đến khi đọc “Tấn thư”, thấy Nguyễn Tuyên Tử viết bài thơ “Ca ngợi đại bằng”, tự cho là chỉ có vậy mà thôi. Nhớ lại năm xưa viết “Bài phú đại bằng gặp chim hiếm”, nó có nhiều chỗ khác với bản đang lưu truyền thế gian. Hiện còn lưu bản thảo, không phải truyền cho mọi người, chỉ muốn cho các đệ tử xem mà thôi.”

Phiên âm: 

“Kỳ từ viết: nam hoa lão tiên, phát thiên cơ ư tất viên. Thổ tranh vanh chi cao luận, khai hạo đãng chi kỳ ngôn. Trưng chí quái ư tề hài, đàm bắc minh chi hữu ngư. Ngô bất tri kỳ kỷ thiên lý, kỳ danh viết côn. Hoá thành đại bằng, chất ngưng phôi hỗn. Thoát kỳ liệp ư hải đảo, trương vũ mao ư thiên môn. Loát bột hải chi xuân lưu, hy phù tang chi triêu thôn. Sán hách hồ vũ trụ, bằng lăng hồ côn lôn. Nhất cổ nhất vũ, yên mông sa hôn. Ngũ nhạc vy chi chấn đãng, bách xuyên vy chi băng bôn.

Nhĩ nãi quệ hậu địa, yết thái thanh. Cắng tằng tiêu, đột trùng minh. Khích tam thiên dĩ quật khởi, hướng cửu vạn nhi tấn chinh. Bối nghiệp thái sơn chi thôi ngôi, dực cử trưởng vân chi tung hoành. Tả hồi hữu toàn, thúc âm hốt minh. Lịch hãn mạn dĩ yêu kiểu, hồng xương hạp chi tranh vanh. Bá hồng mông, phiến lôi đình. Đẩu chuyển nhi thiên động, sơn dao nhi hải khuynh. Nộ vô sở bác, hùng vô sở tranh. Cố khả tưởng tượng kỳ thế, phảng phất kỳ hình.

Nhược nãi túc oanh hồng nghê, mục diệu nhật nguyệt. Liên hiên đạp tha, huy quắc hấp hốt. Phún khí tắc lục hợp sinh vân, sái mao tắc thiên lý phi tuyết. Mạc bỉ bắc hoang, tướng cùng nam đồ. Vận dật hàn dĩ bàng kích, cổ bôn tiêu nhi trưởng khu. Chúc long hàm quang dĩ chiếu vật, liệt khuyết thi tiên nhi khởi đồ. Khối thị tam sơn, bôi quan ngũ hồ. Kỳ động dã thần ưng, kỳ hành dã đạo câu. Nhậm công kiến chi nhi bãi điếu, hữu cùng bất cảm dĩ loan hồ. Mạc bất đầu can thất thốc, ngưỡng chi  trường hu.

Nhĩ kỳ hùng tư tráng quan, dưỡng yết hà hán. Thượng ma thương thương, hạ phúc mạn mạn. Bàn cổ khai thiên nhi trực thị, Hy Hoà ỷ nhật dĩ bàng thán. Tân phân hồ bát hoang chi gian, yểm ánh hồ tứ hải chi bán. Đương hung ức chi yểm hoạch, nhược hỗn mang chi vị phán. Hốt đằng phúc dĩ hồi chuyển, tắc hà khuếch nhi vụ tán.

Nhiên hậu lục nguyệt nhất tức, chí ư hải my. Hốt ế cảnh dĩ hoành chứ, nghịch cao thiên nhi hạ thuỳ. Khế hồ ương mãng chi dã, nhập hồ uông hoàng chi trì. Mãnh thế sở xạ, dư phong sở xuy. Minh trướng phí vị, nham loan phân phi. Thiên ngô vy chi truật lật, hải nhược vy chi quỳ ni . Cự ngao quan sơn nhi khước tẩu, trưởng kình đằng hải nhi hạ trì. Súc xác toả liệp, mạc chi cảm khuy. Ngô diệc bất trắc kỳ thần quái chi nhược thử, cái nãi tạo hoá chi sở vi .

Khởi tỷ phu bồng lai chi hoàng hộc, khoa kim y dữ cúc thường? Sỉ thương ngô chi huyền phượng, diệu thái chất dữ cẩm chương. Ký phục ngự ư linh tiên, cửu tuần nhiễu ư trì hoàng. Tinh vệ ân cần ư hàm mộc, viên cư bi sầu hồ tiến trường. Thiên kê cảnh hiểu ư bàn đào, tồn ô tích diệu ư thái dương. Bất khoáng đãng nhi tung thích, hà câu luyến nhi thủ thường? Vị nhược tư bằng chi tiêu dao, vô quyết loại hồ tỷ phương. Bất căng đại nhi bạo mãnh, mỗi thuận thì nhi hành tàng. Tam huyền căn dĩ tỷ thọ, ẩm nguyên khí dĩ sung trường. Hý dương cốc nhi bồi hồi, phùng viêm châu nhi ức dương.

Nga nhi hy hữu điểu kiến vị chi viết: vĩ tai bằng hồ, thử chi nhạc dã. Ngô hữu dực yểm hồ tây cực, tả dực tế hồ đông hoang. Khoá nhiếp địa lạc, chu toàn thiên cương. Dĩ hoảng dịch vy sào, dĩ hư vô vi trường. Ngã hô nhĩ du, nhĩ đồng ngã tường. Ư thị hồ đại bằng hứa chi, hân nhiên tương tuỳ. Thử nhị cầm dĩ đăng ư liêu khuếch, nhi xích yến chi bối, không kiến tiếu ư phiên ly.

Đại ý của bài Phú:

Trang tử ở Tất Viên có linh cơ thiên phú, nói ra lời đàm luận cao chót vót, giảng lời kỳ lạ mênh mông. Từ sách “Tề Hòa” thu thập các chuyện quái dị, nói về Bắc Hải có con cá lớn, tôi không biết nó dài mấy nghìn dặm, tên nó là Côn. Côn hóa thành Đại Bằng, bản thể ngưng kết thành phôi thai hỗn độn. Thoán rụng vây trên hải đảo, trước cổng trời giương cánh, biển Bột Hải trỗi vạn dặm sóng xuân, bay về phía đông nơi triều dương ấm áp. Lừng lẫy vũ trụ, bay vút cao vượt Côn Luân. Mỗi lần vỗ cánh, khói mây mù mịt, đất cát mịt mù. Ngũ Nhạc vì vậy mà rung chuyển, trăm sông vì vậy mà sạt trôi.

Đạp đất vút lên, xông thẳng thiên không, xuyên qua chín tầng mây, vượt qua các trùng dương. Bắn ra ba ngàn con sóng lớn, bay vọt chín vạn tầng trời xanh. Sống lưng như dãy núi nguy nga, đôi cánh như mây dài ngang dọc. Lắc lư quay tròn, khiến ban ngày, đột nhiên tối mịt.Thân thể cường tráng bay xuyên các tầng trời, bay đến cổng trời cao vòi vọi. Làm chấn động thiên giới hỗn nguyên, bùng lên vạn sấm sét lôi đình. Các sao dịch chuyển, thiên thượng động, núi cao rung lắc, biển lớn lộn nhào. Nổi giận, chẳng ai dám đánh nhau với nó. Xưng hùng, chẳng ai dám cùng nó cạnh tranh. Phảng phất có thể thấy khí thế và hùng tư của nó.

Chân có cầu vồng bao quanh, mắt nó sáng như nhật nguyệt. Bay lượn xoay tròn, vun vút như chớp nhoáng. Phun khí, bốn phương rực sáng mây màu. Rũ lông, ngàn dặm tuyết hoa bay. Từ nơi hoang sơ cực bắc, bay đến cực nam. Hoặc vung cánh xoay tròn, hoặc cưỡi gió bay thẳng. Bắc cực Chúc Long Hàm Hỏa Tinh chiếu sáng cho nó, thần phóng điện vung roi dài vì nó mở đường. Ba trái núi chỉ là mấy hòn đất, ngũ hồ nhỏ như mấy bát nước. Nó động thì có Thần hưởng ứng, nó đi thì có Đạo tùy tùng. Nhiệm Công Tử nhìn thấy không dám câu nữa, Hữu Cùng Thị không dám giương cung bắn tiễn, ném cần câu, vứt cung tên, chỉ biết ngửa mặt lên trời kêu kinh ngạc.

Dáng nó oai hùng hoành tráng, che cả đất trời. Trên chạm trời xanh, dưới trùm mặt đất. Bàn Cổ khai thiên nhìn mà cũng chẳng biết làm sao, Hy Hòa dựa mặt trời chỉ biết nhìn than thở. Đất bát hoang cũng cảm thọ khí thế ngút trời, tứ hải quá nửa bị che khuất.Ngực nó chắn mặt trời như màn đêm che phủ, mịt mù như lúc trời đất chưa khai thiên. Đột nhiên thân thể lật nghiêng quay tròn bay, lập tức thấy ráng chiều phổ chiếu, mây khói tiêu tan.

Sau khi tận 6 tháng chỉ nghỉ có 1 lần, hạ xuống bờ biển. Bỗng bay ngang che kín mặt trời, bỗng từ trên trời lao thẳng xuống. Hơi thở khắp vô biên đồng nội, mỏ mổ giữa hồ lớn mênh mông. Nó bay dũng mãnh, gió lốc nổi lên, biển xanh gào thét, núi biếc đổi màu. Thủy thần Thiên Ngô kinh hoàng kiếp sợ, Đông Hải Thần run sợ bất an. Cự Ngao đội núi còn giấu đầu tháo chạy, Trường Kình nhào lộn cũng ẩn dưới biển sâu. Ngao co đầu, Kình giấu râu, chỉ nhìn còn không dám. Tôi cũng chẳng ngờ nó lại thần kỳ quái dị như thế này, đó là Tạo Hóa làm ra vậy!

Đại Bằng chẳng sánh nổi Hoàng Hộc đảo Bồng Lai, khoe xiêm y vàng bạc với cúc vàng? Đại Bằng cũng thẹn với Phượng Hoàng Thương Ngô, khoe bộ lông rực rỡ hoa vân. Những loài chim muông này, đã từ lâu bị thần tiên sai khiến, đã từ lâu thuần phục trong lồng. Tinh Vệ cần cù ngậm cành lấp biển, Viên Cư bi sầu chẳng uống ăn. Thiên Kê trên cây bàn đào báo sáng, Kim Ô phát sáng giữa mặt trời. Chẳng thể khoáng đạt thỏa thích, lại câu nệ thủ thường thế này? Đều chẳng được như Đại Bằng tiêu dao, chẳng có loài nào sánh nổi với Đại Bằng.Đại Bằng chẳng kiêu căng hung bạo, luôn luôn thuận thời ứng thế. Tham ngộ Đại Đạo, trường thọ diên niên, uống no nguyên khí của trời đất. Ở Dương Cốc nơi mặt trời mọc đùa giỡn bồi hồi, du ngoạn Viêm Châu nơi Nam Hải, thỏa sức vẫy vùng.

Chẳng bao lâu, con chim hiếm gặp Đại Bằng, nói: “Đại Bằng vĩ đại thay! Thật là thỏa chí. Cánh phải của tôi che kín cực Tây, cánh trái phủ kín cõi Đông, vượt qua đất lớn, bay lượn vòm trời, lấy mơ hồ làm tổ, lấy hư vô làm chỗ chơi. Tôi mời anh du ngoạn, tôi với anh cùng bay”. Đại Bằng đồng ý, vui vẻ đi cùng. Hai con chim khổng lồ này đã bay vào thiên không bát ngát, mà mấy con chim sâu nhỏ bé lại chỉ biết cười trừ”.

Làng thanh liên lý bạch
Lời giới thiệu  Đại bằng phú của Lý Bạch (Ảnh: Tài sản công)

Tổ nghiên cứu nhân vật thiên cổ anh hùng của văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm
Học Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Xem thêm: