Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ba đình là ai

Đinh Công Tráng sinh ngày 14 tháng 1 năm Nhâm Dần 1842 tại làng Nham Chàng [còn có tên làng Trinh Xá, Chàng Xá thuộc xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm], là con một danh y nổi tiếng tâm phúc, nhân từ. 

Thuở nhỏ, Đinh Công Tráng theo học cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị[*] đậu đến Tam trường. Cám cảnh quan trường, ông theo cha làm nghề thầy thuốc. Nhận thấy nghề thầy thuốc tuy chữa được bệnh nhưng không giúp được nhiều cho dân chúng, ông bỏ nghề, ra làm chức lý trưởng, rồi đắc cử cai tổng với tâm nguyện có một vị trí thuận lợi trong xã hội để có thể tập hợp lực lượng chống lại cường hào ác bá, quan lại tham nhũng, bảo vệ dân lành. Từ dự tính ấy, cai tổng Đinh Công Tráng tự bỏ tiền tu tạo đình, chùa, đền, miếu, xây dựng văn chỉ, khuyến khích việc học hành, lập chợ Tràng, khai mở giao lưu buôn bán và hiến 8 mẫu ruộng tư gia làm ruộng công điền để dân làng dùng vào việc chung. 

Bằng những việc làm nghĩa hiệp cùng tấm lòng hào phóng, nhân từ, cai tổng Đinh Công Tráng được dân làng kính trọng, dân trăm họ trong vùng nể phục, tin theo. Là cai tổng nhưng Đinh Công Tráng lại là người đứng lên tố cáo tên Bang Diệu [người thôn Yên Phú, xã Thanh Hương] về tội lợi dụng chức quyền đánh dân trái phép, trốn lậu thuế triều đình, cướp đoạt ruộng đất, chứa chấp giáo sĩ ngoại bang, chia rẽ đoàn kết lương giáo, mưu đồ bán nước. Bang Diệu cậy nhiều tiền đút lót quan trên, lại ỷ thế dựa vào người Pháp nên cuộc tranh tụng kéo dài nhiều năm, song cuối cùng vẫn bị Đinh Công Tráng dùng kế lừa và thua kiện. Bang Diệu bị Bộ Hình xử phạt, phải trả ruộng cho dân làng. Đinh Công Tráng liền đem số ruộng giành được qua vụ kiện trên chia đều theo suất đinh để mọi nhà cùng hưởng. 

Đền thờ Đinh Công Tráng. Ảnh: Đan Vũ

Vụ kiện làm rung động dư luận và làm nức lòng dân chúng trong vùng. Từ đó bọn cường hào ác bá rất nể sợ cai tổng Đinh Công Tráng và bớt nhũng nhiễu dân chúng. Với Đinh Công Tráng, trải qua quá trình theo kiện, đoán chắc sớm muộn giặc Pháp cũng sẽ kéo đến giày xéo quê hương, nên đã lập tức củng cố lực lượng tuần phu, tổ chức luyện tập võ nghệ, nghiên cứu binh thư, chuẩn bị kháng chiến. Năm 1873, quân Pháp kéo về chiếm đóng vùng đồng bằng Hà Nam, chỉ sau 10 ngày, Đinh Công Tráng lập tức đứng lên kêu gọi văn thân, chiêu mộ nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa. Được các văn thân trong huyện hưởng ứng, ông dùng tiền riêng mua sắm vũ khí, cho đắp lũy bùn rơm quanh các lũy tre làng đồng chiêm, biến thành chiến lũy kháng Pháp. Ông thắng nhiều trận ở Tràng, Bưởi, Sở Kiện… [thuộc Thanh Liêm] rồi mở rộng giải phóng đến Phủ Bo [Ý Yên], chợ Dần [Vụ Bản] và Phủ Lý, được vua Tự Đức phong là "Hiệp quản".

Năm 1874, nhà Nguyễn ký hiệp ước với người Pháp, Đinh Công Tráng từ chức “Hiệp quản”, tụ nghĩa về Sơn Tây, được Hoàng Kế Viêm phong là “Lãnh binh” và nhận lệnh đi Bảo Hà [Lào Cai] vời quân Cờ Đen về phối hợp chống Pháp. Ông chỉ huy nghĩa quân đánh giặc ở sông Thao [Phú Thọ] cùng với Nguyễn Quang Bích, Bồ Tòng Giáp, rồi về giữ thành Sơn Tây, đánh Pháp ở Hà Đông. Tiếp đó, phối hợp với quân Cờ Đen mai phục ở Cầu Giấy [Hà Nội] diệt 111 tên địch, trong đó có đại tá Henri Rivière. Thời gian sau đó, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng kéo quân về gây dựng lại phong trào ở Hà Nam, Nam Định, chỉ huy nghĩa quân đánh địch ở Lý Nhân, Vụ Bản, Bình Lục và tham gia giữ thành Nam Định. 

Tháng 7/1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên Chiến khu Tân Sở [Quảng Trị], ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi, tháng 2/1886 “Lãnh binh” Đinh Công Tráng cùng với các nghĩa sĩ đã chọn vùng đất thuộc ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê [Nga Sơn, Thanh Hóa] để xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài lấy tên là Căn cứ Ba Đình[**]. Đinh Công Tráng trực tiếp chỉ huy và phát huy kinh nghiệm xây đắp, củng cố thành lũy bằng rơm bùn nhồi vào rọ đất vừa nhanh, vừa giữ bí mật, tạo nên một kiểu thành lũy độc đáo phù hợp với vị trí, địa thế, hạn chế tối đa mức sát thương từ những loại vũ khí tối tân của quân Pháp. Từ đây, nghĩa quân Ba Đình của “Lãnh binh” Đinh Công Tráng có thể tỏa đi nhiều nơi, kiểm soát một số tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của người Pháp cơ động trên trục đường Bắc Nam. Điều này khiến quân Pháp trong vùng hết sức hoang mang, vội tập trung binh lực, điên cuồng càn quét hòng đánh dẹp nghĩa quân và Căn cứ Ba Đình. 

Tuy nhiên, do “Lãnh binh” Đinh Công Tráng thu phục được nhiều thủ lĩnh có tài chỉ huy và quân binh trung thành nên lực lượng nghĩa quân đã đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn của Pháp. Trận thứ nhất [ngày 18/12/1886], quân Pháp huy động 500 lính, có đại bác yểm hộ, tấn công căn cứ Ba Đình từ hai hướng tây nam và đông bắc nhưng đều bị nghĩa quân Đinh Công Tráng đánh lui. Trận thứ hai [từ 6 đến 21/1/1887], quân Pháp lại tập trung binh lực tấn công điên cuồng nhưng bất thành nên đành phải cho quân rút ra xa, tổ chức bao vây và chờ viện binh. Khi được tăng viện, quân Pháp dồn binh lực, hỏa lực cho mặt trận này lên tới 3.530 lính Âu Phi, lính bản xứ, 5 nghìn dân binh tay sai cùng 40 pháo bộ binh, pháo hạm và nhiều chiến thuyền lớn yểm trợ. Sau khi cắt đứt các tuyến đường tiếp tế của nghĩa quân, quân Pháp tiến đánh căn cứ Ba Đình với chiến thuật vô cùng tàn ác, thâm độc: vừa phun dầu đốt cháy các lũy tre, vừa cho nã pháo tới tấp, biến căn cứ Ba Đình thành một biển lửa. Trước sức mạnh của quân địch, đêm 20 rạng ngày 21/1/1887, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng cùng các thủ lĩnh và nghĩa quân quyết chiến phá vòng vây, rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao nằm ở phía tây căn cứ Ba Đình [nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa]. Nghĩa quân Đinh Công Tráng vừa đến Mã Cao, chưa kịp củng cố lực lượng thì đã bị quân Pháp đuổi theo tấn công dồn dập.

Ngày 2/2/1887, sau một trận giao tranh ác liệt, do không đủ sức kháng cự, lợi dụng đêm tối, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng phái các thủ lĩnh cùng phần lớn nghĩa quân rút lên miền tây Thanh Hóa sáp nhập với nghĩa quân của Cầm Bá Thước[***] tiếp tục kháng chiến. Số nghĩa quân còn lại theo “Lãnh binh” Đinh Công Tráng rút về Nghệ An. Trong một trận quyết chiến với quân Pháp tại Trung Yên, Đô Lương [Nghệ An], “Lãnh binh” Đinh Công Tráng đã cùng những nghĩa binh quả cảm cuối cùng anh dũng hy sinh. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do “Lãnh binh” Đinh Công Tráng tổ chức tuy thất bại nhưng đã để lại một trong những dấu son chói ngời tinh thần quật khởi của nhân dân trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ XIX. 

Năm 1992, người dân thôn Nham Chàng, Thanh Tân, Thanh Liêm đã đóng góp, xây dựng ngôi đền thờ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng ngay bên dòng sông Đáy để tưởng nhớ, ghi tạc, tri ân công lao vị anh hùng của quê hương. Xuân mới Tân Sửu này, nhân dân Nham Chàng phấn khởi đón bằng công nhận đền thờ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng là Di tích lịch sử Lưu niệm danh nhân cấp tỉnh. Ngôi đền thờ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng nhiều năm qua là địa chỉ giáo dục truyền thống cho các thế hệ người dân và lực lượng vũ trang địa phương. Hằng năm, Huyện ủy, UBND huyện Thanh Liêm thường tổ chức rước đuốc từ đền thờ Đinh Công Tráng về thắp sáng Đài lửa truyền thống trong lễ giao quân, động viên, khích lệ tân binh giữ gìn và tiếp tục phát huy niềm tự hào của quê hương, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

__________________________________________________

[*] Hoàng giáp Phạm Văn Nghị quê Ý Yên, Nam Định đỗ tú tài, cử nhân, hoàng giáp [nên được gọi là Hoàng Tam Đăng], được bổ chức: Tu soạn viện Hàn lâm, Biên tu Quốc sử quán. Khi làm Tri phủ Lý Nhân thường lấy điều nhân nghĩa để khuyên bảo, phân định phải trái nên dân chúng rất nể phục. [**] Căn cứ nằm trên địa phận ba làng, mỗi làng có một đình, đứng từ đình làng này có thể nhìn thấy rõ đình của hai làng kia nên gọi là “Căn cứ Ba Đình”. [***] Thủ lĩnh người dân tộc Thái ở vùng rừng núi Thanh Hóa dấy binh hưởng ứng Phong trào Cần Vương kháng Pháp cuối thế kỷ XIX.

Tóm tắt mục 1. Khởi nghĩa Ba Đình [1886 - 1887]. Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Khởi nghĩa Ba Đình cùng với các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê là các cuộc khởi nghĩa nổi bật hưởng ứng phong trào Cần Vương chống lại sự thống trị của thực dân Pháp. Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa Ba Đình nhé.

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?

Trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, “Lãnh binh” Đinh Công Tráng là người đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chỉ sau 10 ngày từ lúc thực dân Pháp đánh chiếm vùng Hà Nam. 

Đinh Công Tráng sinh ngày 14/01/1842 [năm Nhâm Dần], quê ở làng Nham Chàng [còn gọi là làng Trinh Xá], xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. 

Từ nhỏ, ông đã theo cha học nghề thầy thuộc. Ông theo học cụ Phạm Văn Nghị và đậu đến Tam trường. Để giúp đỡ nhân dân, ông bỏ nghề thầy thuốc đi làm chức lý trưởng rồi đắc cử cai tổng. 

Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi “Ai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình?” thì đáp án không chỉ có Đinh Công Tráng mà còn các vị lãnh đạo tài ba khác như: 

  • Phạm Bành: Một vị quan nhà Nguyễn từ quan để vận động văn thân, nghĩa sĩ cùng tham gia khởi nghĩa. Ông nắm quyền hành thứ hai sau Đinh Công Tráng. 
  • Hoàng Bật Đạt: Sau khi phe chủ chiến thất bại, vua Hàm Nghi phải lánh nạn, ông cùng Phạm Bành chiêu mộ quân rồi hợp tác với Đinh Công Tráng mở ra khởi nghĩa Ba Đình.
  • Nguyễn Đôn Tiết: Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông về Thanh Hóa chiêu mộ người tài rồi hợp lực tham gia chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa. 

Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở đâu, thuộc tỉnh nào?

Khởi nghĩa Ba Đình là cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ Ba Đình được Đinh Công Tráng và các văn thân, sĩ phu yêu nước xây dựng ở 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê.

Đinh Công Tráng cho xây thành, đắp lũy từ địa hình tự nhiên để đỡ tốn kém và ngăn chặn đạn pháo của giặc từ xa. Ông dùng rơm trộn bùn đắp tre quanh làng thành lũy và  bao xung quanh là đầm nước, dùng đó làm vật ngăn cách cả đạo quân với giặc, có quy mô “chân rết” là các đường hầm thông đến nhiều huyện lân cận tiện cho việc thoát thân. Đây là đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Tháng 7/1885, sau khi cuộc phản công của phe chủ chiến thất bại, tướng Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở [Quảng Trị] rồi ra chiếu Cần Vương kêu gọi toàn quốc giúp vua chống Pháp cứu nước.

Để hưởng ứng phong trào Cần Vương, Đinh Công Tráng cùng vị quan thời Nguyễn là Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt và Nguyễn Đôn Tiết phối hợp cùng các nghĩa sĩ xây dựng chiến khu ở 3 làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa và lấy tên là Căn cứ Ba Đình để đánh Pháp.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Năm 1986, Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy xây dựng cứ điểm Ba Đình.

Nghĩa quân nhiều lần ngăn chặn binh đoàn vận tải của địch và tập kích địch trên đường hành quân.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình bắt đầu diễn ra ác liệt từ tháng 12/1886 đến tháng 01/1887. Tháng 12/1886, Pháp cho 500 quân tấn công vào căn cứ Ba Đình nhưng thất bại. Tháng 01/1887, quân Pháp gồm 2500 người với pháo binh yểm trợ bao vây cứ điểm Ba Đình. Các nghĩa quân đã chiến đấu liên tục 34 ngày đêm khi Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Ba Đình.

Để kết thúc cuộc vây hãm, các tướng sĩ phải cảm tử đốt bọn thực dân cùng các lũy tre, xóa tên ba làng của căn cứ trên bản đồ hành chính. 

Nghĩa quân mở đường máu để toàn quân rút lên miền Tây Thanh Hóa cầm cự. 

Cuộc khởi nghĩa tiếp tục thêm được một thời gian rồi dần dần tan rã vào giữa năm 1887. 

[Tranh cát họa sĩ Nguyễn Hà Bắc] 

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Mặc dù các tướng sĩ đã chiến đấu rất dũng cảm, nhưng cuộc khởi nghĩa đã không thành công.

Nguyên nhân thất bại là vì sự tổ chức còn chưa chu đáo, đường lối lãnh đạo thiếu sáng tạo và thế công của quân địch quá mạnh, khởi nghĩa Ba Đình đã không thành công.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại vào thời gian nào? Ngày 06/01/1887, cuộc khởi nghĩa Ba Đình chính thức bị thất bại. Các thủ lĩnh có người tử trận, có người tự sát, có người bị Pháp bắt rồi chém đầu. Riêng Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An rồi bị viên lý trường làng Chính An tố cáo lên quân Pháp vì tiền thưởng rất cao. 

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình được xem là cuộc khởi nghĩa quan trọng nhất, thu hút nhiều sự chú ý và là cuộc khởi nghĩa đáng lo ngại nhất trong tất cả các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương. Đây là cuộc chiến tốn nhiều tiền của và nhân lực nhất của phe thực dân Pháp trong thời kỳ 1886-1887. 

Giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Ba Đình

Khởi nghĩa Ba Đình dù thất bại nhưng là một dấu son chói lọi cho tình yêu nước, lòng bất khuất, quật cường của nhân dân trong nền lịch sử Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin tổng hợp về cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy có ích và theo dõi BachkhoaWiki để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Video liên quan

Chủ Đề