Vì sao miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An-đét là vùng khô hạn nhất châu lục

Soạn Địa 7 Bài 41 Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ chi tiết nhất thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương VII - CHÂU MĨ

Lý thuyết:

a] Khí hậu
Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

b] Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên Thiên nhiên ở Trung và Nam Mĩ phong phú và đa dạng, có sự khác biệt từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao. Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ờ đồng bằng A-ma-dôn. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa quanh năm. A-ma-dôn là con sông có diện tích lưu vực và lượng nước lớn nhất thế giới, với hơn 500 phụ lưu lớn nhỏ, nằm cả ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Toàn bộ đồng bằng được rừng rậm nhiệt đới bao phủ, với các chủng loại thực vật và động vật rất phong phú. Trong rừng có nhiều loài cây gỗ lớn, cây bụi thấp, với dây leo chằng chịt, tạo thành nhiều tầng tán khác nhau. Trên cây có nhiều giống khỉ đuôi dài, nhiều loại chim đủ màu sắc. Dưới đất có trăn, rắn, lợn rừng, heo vòi, báo, hổ ... Các sông và đầm lầy có nhiều cá, ba ba. cá sấu. Ở phía đông của eo đất Trang Mĩ và quần đào Ảng-ti có rừng rậm nhiệt đới. Rừng thưa và xavan có ở phía tây của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và nhất là ờ đồng bằng Ô-ri-nô-cô. Khí hậu ở đây có nhiệt độ cao, chế độ mưa và ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía dãy An-đet. Lượng mưa từ 1000 mm -1200 mm, phân bố theo mùa. Miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An-đet, do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh, quanh năm hầu như không mưa nên trở thành vùng khô hạn nhất châu lục. Phần lớn mặt đất đều trơ trụi, lơ thơ một vài loài cây xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni, lượng mưa hằng năm rất thấp, bán hoang mạc ôn đới phát triển. Do vị trí địa lí và địa hình, thiên nhiên miền núi An-đet thay đổi rất phức tạp theo hai chiều : từ bắc xuống nam và từ chân núi lên đỉnh núi. Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đet thuộc các đới khí hậu nóng và ẩm ướt. có rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp. Vùng Nam An-đet thuộc khí hậu ôn hoà, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.

Lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo.

Khái quát tự nhiên
Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

Với diện tích 20.5 triệu km2, Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn.

Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động. Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Ca-ri-bê. Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi. b] Khu vực Nam Mĩ Nam Mĩ có ba khu vực địa hình. Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp. ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

Câu hỏi cuối bài:

1. Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

* Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần

- Phía Tây:

+ Dãy núi trẻ An-đet cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, độ cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

+ Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

- Ở giữa:

+ Gồm các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta

+ Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

- Phía Đông:

+ Gồm sơn nguyên Guy-a-na, sơn nguyên Bra-xin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

+ Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Bài 2. So sánh đặc điểm địa hình Nam MT với địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời:

— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp. - Khác nhau : + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên. + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Soạn Địa 7 Bài 41 Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ chi tiết nhất được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa lý tư vấn, giúp các bạn học sinh học tốt môn địa lớp 7, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập.

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:

Đăng câu hỏi Trắc nghiệm tri thức của bạn >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Trắc nghiệm khác:

Trắc nghiệm mới nhất:

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Câu 4: Tại sao miền đồng bằng duyên hải phía tây vùng Trung An đét lại là vùng khô hạn?

A. Do chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bra xin.

B. Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Phôn len.

C. Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê ru.

D. Do chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Guy a na.

Các câu hỏi tương tự

Câu 31: Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:

   A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

   B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

   C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

   D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Câu 32: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:

   A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

   B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở.

   C. Thời tiết diễn biến thất thường.

   D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa.

Câu33: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:

   A. công nghệ khai thác lạc hậu.

   B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.

   C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

   D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Câu 34:  Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:

   A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

   B. đời sống người dân chậm cải thiện.

   C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

   D. nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 35: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay là:

   A. xâm nhập mặn.

   B. sự cố tràn dầu trên biển.

   C. khô hạn, thiếu nước sản xuất.

   D. thiếu nước sạch.

Câu 36: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là:

   A. châu Á.

   B. châu Phi.

   C. châu Mĩ.

   D. châu đại dương.

Câu 37:  Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:

   A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

   B. trình độ lao động thấp.

   C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.

   D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.

Câu 38: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:

   A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

   B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

   C. dân số đông và tăng nhanh.

   D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Câu 39:  Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

   A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

   B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

   C. Nâng cao đời sống người dân.

   D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Câu 40: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến:

   A. sản xuất công nghiệp.

   B. sản xuất nông nghiệp.

   C. gia tăng dân số.

Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, chịu ảnh hương nhiều của dòng biển nóng:

A. Bắc Đại Tây Dương.

B. Gơn-Xtrim.

C. Mô-Dăm-Bích.

D. Bắc Xích Đạo.

Quan sát hình 27.1, cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề