Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Chương III. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LÓP VỎ ĐỊA LÍ Bài 7. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG MỨC Độ CẦN ĐẠT Nêu được sự khác nhau giữa các lóp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lóp Manti, nhân Trái Đất) về ti lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất, cấu tạo chủ yếu, trạng thái. Biết được khái niệm thạch quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất. Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giái thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ; các vành đai động đất, núi lứa. ' Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ. Sử dụng tranh ảnh. hình vẽ đê’ trình bày về thuyết Kiến tạo mảng. KIẾN THỨC Cơ BẢN Câ'u trúc của Trái Đất CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT Lớp Lớp nhỏ Độ sâu Thành phần vật chất 1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ dại dương đến 5 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá badan. Vỏ lục địa đốn 70 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá granit, tầng đá badan. 2. Lớp Manti Manti trên 15-700km Tầng trên cùng là vật chất ở trạng thái cứng (gọi là thạch quyển). Dưới là lớp mềm, quánh dẻo (là nơi sinh ra các hoạt động kiến tạo). Manti dưới 700- 2.900 km 3. Nhân Trái Đất Nhân ngoài 2.900-5.100 km 5000"C; 1.3 - 3,1 triệu atm Vật chất ở trạng thái lỏng. Nhân trong 5.100- 6.370 km 3,0 - 3,5 triệu atm Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hoá học chủ yếu là Ni, Fe. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, nên người ta thường gộp cả vỏ Trái Đất với phần trên của lớp Manti gọi chung là thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a - Ân Độ, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực. Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này. Trong khi di chuyên, các mảng có thê xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch cua một sớ máng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,... GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HÓI GIỮA BÀI Quan sát hình 7.1 (trang 25 - SGK), mô tả cấu trúc của Trái Đất. Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp. Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ đại dương (đến 5 km) và vỏ lục địa (đến 70 km). Lớp Manti: gồm Manti trên (từ 15 đến 700 km) và Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km). Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km). Quan sát hình 7.2 (trang 26 - SGK), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ lục địa phân bố ớ các lực địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 đến 40 km (ở miền núi cao đến 70 - 80 km); cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan. Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 - 10 km; không có lóp đá granit. Dựa vào hình 7.3 (trang 27 - SGK), cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào? 7 mảng lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ. mảng Nam Cực. Quan sát hình 7.4 (trang 28 - SGK), cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả cúa mỗi cách tiếp xúc. Tiếp xúc tách giãn: Tạo ra các sóng núi ngầm ở đại dương. Tiếp xúc dồn ép: Tạo ra các đảo núi lửa, các vực biển sâu. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HÓI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI 1. Dựa vào hình 7.1 (trang 25 - SGK) và nội dung trong SGK. lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm). Lớp Lớp nhỏ Độ dày Đặc điểm 1. Lớp vỏ Trái Đất Vỏ đại dương đến 5 km Từ trẽn xuống có: tầng dá trầm tích, tầng đá badan. Vỏ lục địa đến 70 km Từ trên xuống có: tầng đá trầm tích, tầng đá granit, tầng đá badan. 2. Lớp Manti Manti trên 15 - 700 km Tầng trên cùng là vật chất ở trạng thái cứng (gọi là thạch quyển). Dưới là lớp mềm, quánh dẻo (là nơi sinh ra các hoạt động kiến tạo) Manti dưới 700 - 2.900 km 3. Nhân Trái Đất Nhân ngoài 2.900 - 5.100 km 5.000(,C; 1,3 - 3,1 triệu atm Vật chất ở trạng thái lỏng. Nhân trong 5.100- 6.370 km 3,0 - 3,5 triệu atm Vật chất ở trang thái rắn, thành phấn hoá học chủ yếu là Ni, Fe. Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng. Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đem vị kiến tạo. Mỗi đem vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo lớn: Mang Thái Bình Dương, mảng Án Độ - Ô-xtrâyrìi-a, mảng Âu - Á. mảng Phi. máng Bắc Mĩ, máng Nam Mĩ, mảng Nam Cực. Các mảng kiến tạo không chi là những bộ phận lục địa nổi trên bổ mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cá những bộ phận lớn cúa đáy dại dương. Các mảng kiến tạo nhẹ. nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trẽn của lớp Manti. Chúng không đúng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh déo này. Trong khi di chuyển, các máng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau, ỉ loạt động chuyển dịch của một số máng lớn của vó Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo. động dất. nil! lứa,... CÂU HỞI Tự HỌC 7. Từ nhân ra ngoài, cấn tạo bén trong của Trái Đút theo thứ tự có các lớp: Nhân, bao Manti, vó dại dương, vỏ lục địa. Nhân, vỏ lục địa, vỏ dại dương, bao Manti. Nhân, bao Manti, vó lục địa và vò đại dương. Nhân, bao Manti, vó lục địa, vỏ đại dương. Bộ phận lớp vỏ lạc địa 'của Trái Đất ilươc cán tạo bởi các tầng đá theo thứ tự tlì ngoài vào trong là: A. Trầm tích, badan, granit. B. Ợranit. trầm tích, badan. Badan, trầm tích, granit. D. Trầm tích, granit, badan. B. Có một ít tầng trầm tích. D. Không có tầng granit. Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm: A. Có một ít tầng granit. c. Không có tầng đá trầm tích. Đặc điểm nào dưới dày không thuộc hao Manti: i\. Chiếm 80% thê tích và 68.5% khối lượng cứa Trái Đất. Thường lộ ra ở dưới đáy đại dương, c. Vật chất ở trạng thái rắn Lớp trên dược cấu tạo bơi nhiều loại đá khác nhau. diêm nào sau dày kliòng thuộc màng kiến tạo: Một bộ phận của lớp vỏ Trái Đất bị tách ra do các đứt gãy. Iỉiện nay đã ngừng dịch chuyến. c. Gồm bộ phận lục địa nối và cả vùng lớn của đáy đại dương. Đ. Dịch chuyên được là nhờ hoạt động của các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti trên.

Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm:

Vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là

Đặc điểm nào không đúng với lớp Manti trên?

Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:

Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:

Lớp nào sau đây của Trái Đất chứa các loại kim loại nặng?

Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là

So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở

Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất:

  • Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • A. Lý thuyết
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm
  • C. Giải bài tập sgk

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 10.

A. Lý thuyết bài học

- Trái Đất là một vật thể lớn, nghiên cứu có nhiều khó khan.

- Phương pháp nghiên cứu Trái Đất là phương pháp địa chấn.

- Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp Manti và nhân Trái Đất.

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Hình 7.1. Cấu trúc của Trái Đất

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Hình 7.2. Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển

- Khái niệm: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.

- Vỏ Trái Đất phân thành: vỏ đại dương và vỏ lục địa.

- Khoảng cách: Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.

- Độ dày khoảng 3470km.

- Có nhiệt độ và áp suất rất lớn.

- Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Hình 7.3. Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển

- Nội dung thuyết Kiến tạo mảng: Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên và trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc.

- Các đơn vị kiến tạo mảng: Bảy mảng kiến tạo lớn là Thái Bình Dương; Ấn Độ - Ôxtrâylia; Âu - Á; Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực.

- Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên: Tiếp xúc tách dãn, tiếp xúc dồn nén và tiếp xúc trượt ngang.

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Hình 7.4a. Hai mảng kiến tạo tách rời nhau, 7.4b. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Thạch quyển bao gồm:

A. lớp vỏ Trái Đất

B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

C. lớp Manti

D. lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti

Lời giải:

Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là Thạch quyển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm:

A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.

Lời giải:

Trái Đất gồm 3 lớp chính, từ ngoài vào trong là:

+ Vỏ cứng ở bên ngoài.

+ Bao Manti ở giữa.

+ Trong cùng là nhân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm

A. là những chất khí có tính phóng xạ cao.

B. là những phi kim loại có tính cơ động cao.

C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.

D. là những kim loại nặng, nhân ngoài vật chất lỏng, nhân trong vật chất rắn.

Lời giải:

- Nhân Trái Đất có hai lớp:

+ Nhân ngoài: vật chất trạng thái lỏng

+ Nhân trong: vật chất ở trạng thái rắn hay còn gọi là hạt.

- Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng (niken, sắt)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là

A. sự tự quay của Trái Đất theo hướng từ tây sang đông.

B. sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.

Lời giải:

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Đặc điểm nào không đúng với lớp Manti trên?

A. Ở trạng thái quánh dẻo.

B. Cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.

C. Ở trạng thái rắn.

D. Rất đậm đặc.

Lời giải:

Lớp Manti trên có đặc điểm là rất đậm đặc, ở trạng thái quánh dẻo.

⇒ Đặc điểm C. ở trạng thái rắn không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:

A. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan .

B. Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit .

C. Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan.

D. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

Lời giải:

Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:

A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành

B. Phân bố thành một lớp liên tục

C. Có nơi mỏng, nơi dày

D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất

Lời giải:

Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ trái đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới 15km.

⇒ Đặc điểm B không thuộc tầng đá trầm tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Lớp nào sau đây của Trái Đất chứa các loại kim loại nặng?

A. Lớp vỏ Trái Đất

B. Manti dưới.

C. Manti trên.

D. Nhân Trái Đất.

Lời giải:

Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như: niken (Ni), sắt (Fe).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Điểm khác nhau về cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương là

A. Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương

B. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit.

C. Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn hơn lớp vỏ lục địa.

D. Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng trầm tích.

Lời giải:

- Lớp vỏ lục địa gồm 3 tầng: trầm tích, tầng granit (dày nhất), cuối cùng là tầng badan

- Lớp vỏ đại dương gồm 2 tầng: trầm tích, tầng badan (dày nhất)

⇒ Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa cấu tạo chủ yếu bằng granit.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. độ dày lớn hơn, không có tầng granit.

B. độ dày nhỏ hơn, có tầng granit.

C. độ dày lớn hơn, có tầng granit.

D. độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.

Lời giải:

- Vỏ đại dương có độ dày 5km → mỏng hơn so với vỏ lục địa (70km)

- Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu từ tầng badan và một phần trầm tích, không có tầng granit; vỏ lục địa lại cấu tạo chủ yếu từ tầng granit

⇒ So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở

A. trên các lục địa.

B. giữa các đại dương.

C. các vùng gần cực.

D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Lời giải:

Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của Manti trên:

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo thành các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa,...

- Khi hai mảng lục địa xô vào nhau, chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô lên(mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia), hình thành các dãy núi, sinh ra động đất, núi lửa,...

⇒ Như vậy vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất:

A. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất

B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng

C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn

D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong

Lời giải:

Nhân Trái Đất:

- Có độ dày lớn nhất: khoảng 3470 km, nhiệt độ áp suất cao nhất: khoảng 50000C.

+ Nhân ngoài: áp suất 1,3 – 31, triệu át mốt phe, vật chất trạng thái lỏng

+ Nhân trong: áp suất cao hơn nhân ngoài, 3 – 3,5 triệu Át -mốt - phe; vật chất ở trạng thái rắn hay còn gọi là hạt.

⇒ Như vậy nhận xét A, B, C đúng

Nhận xét: vật chất chủ yếu trạng thái rắn không đúng, vì nhân ngoài vật chất lỏng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Cho các bản đồ sau:

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Dựa vào hình 1 và hình 2, cho biết dãy Himalaya được hình thành do:

A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương

B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á

C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á

D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á

Lời giải:

- Dãy Himalaya nằm ở vị trí tiếp xúc của mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.

- Khi mảng kiến tạo này xô vào nhau → tại vị trí tiếp xúc, vật chất bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành dãy Himalaya, tại đây cũng xảy ra hiện tượng động đất, núi lửa,...

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Cho bản đồ sau:

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Dựa vào hình 2, cho biết động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu – Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với các mảng xung quanh.

Lời giải:

Quan sát bản đồ trên (kết hợp bảng chú giải) có thể thấy:

- Tại nơi tiếp xúc giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Bắc Mĩ (bờ tây lục địa Bắc Mĩ) xuất hiện vành đai động đất và núi lửa.

- Tại nơi tiếp xúc giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Á - Âu (bờ đông lục địa Á - Âu) và mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia cũng xuất hiện vành đai động đất và núi lửa.

⇒ Như vậy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất được gọi là

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.