Luật bình đẳng giới quy định có bao nhiêu biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; Đào tạo, bồi ...

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật hiện hành về Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bình đẳng giới 2006
  • Nghị định 48/2009/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

     Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

  • Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để bảo đảm đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới;
  • Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên trong từng lĩnh vực cụ thể;
  • Quy định nữ được quyền lựa chọn và việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm bình đẳng giới.

2. Đề nghị, kiến nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

  • Quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền; đề nghị Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.
  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.
  • Các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có thể đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.
  • Trình tự, thủ tục đề nghị, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • Hợp đồng đề nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm các nội dung sau đây:
    • Tác động của các quy định pháp luật hiện hành đối với nam, nữ và sự chênh lệch, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới trên thực tế.
    • Nội dung của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
    • Dự báo tác động của biện pháp đối với nữ và nam sau khi được ban hành;
    • Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: .

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

      Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

HỎI - ĐÁP ÁN VỀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 

 Câu 1: Cho tôi hỏi các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới ?

Trả lời: Theo điều 6 của Luật Bình đẳng giới có các nguyên tắc cơ bản  sau:

1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

Câu 2: Tôi muốn biết các chính sách của Nhà nước về Bình đẳng giới?

Trả lời: Theo điều 7 của Luật Bình đẳng giới các chính sách của Nhà nước về Bình đẳng giới được quy định như sau:

1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.

3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.

5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Câu 3: Trong Luật Bình đẳng giới có mấy hành vi bị nghiêm cấm ? các hành vi bị nghiêm cấm đó là gì vậy ạ?

Trả lời: Theo điều 10 của Luật Bình đẳng giới có các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.

2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

3. Bạo lực trên cơ sở giới.

4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Luật bình đẳng giới quy định trong gia đình như thế nào?

Trả lời: Theo điều 18 của Luật Bình đẳng giới, trong gia đình Luật bình đẳng giới được quy định như sau:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Câu 5: Trách nhiệm của gia đình được quy định trong Luật Bính đẳng giới như thế nào?

Trả lời: Theo điều 33 của Luật Bình đẳng giới, trách nhiệm của gia đình được quy định như sau:

1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

 Câu 6: Trách nhiệm của công dân được Luật Bình đẳng giới quy định như thế nào?

Trả lời: Theo điều 34  của Luật Bình đẳng giới, trách nhiệm của công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây:

1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;

2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;

3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;

4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

Câu 7: Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gồm các cơ quan nào?

Trả lời: Theo điều 36 của Luật Bình đẳng giới, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gồm các cơ quan sau:

1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

2. Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại địa phương.

  Câu 8: Việc Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới?

Trả lời: Theo điều 37 của Luật Bình đẳng giới, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Việc giải quyết khiếu nại về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Câu 9: Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ?

Trả lời: Theo điều 38 của Luật Bình đẳng giới, việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới như sau:

1. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

2. Việc tố cáo, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Câu 10: Các nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới?

Trả lời: Theo điều 39 của Luật Bình đẳng giới, các nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như sau:

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 11: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

Trả lời: Theo điều 41 của Luật Bình đẳng giới, các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình được quy định như sau:

1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.

3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.

5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

Câu 12: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ?

Trả lời: Theo điều 42 của Luật Bình đẳng giới, các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như sau:

1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thu Hà

Page 2

Chính sách tiền lương có hiệu lức cuối tháng 12 năm 2018 

 Từ ngày 21 - 31/12/2018, nhiều chính sách về lao động – tiền lương bắt đầu có hiệu lực, trong đó nổi bật là:

Xem tiếp

HỎI - ĐÁP ÁN VỀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI 

Xem tiếp

Hỏi đáp pháp luật phần 3 

Xem tiếp

Hỏi đáp pháp luật phần 2 

Xem tiếp

Hỏi đáp pháp luật lao động phần 1 

Xem tiếp

Page 3

Giới thiệu về Trung tâm Tư vấn pháp luật 

     Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh được thành lập theo Quyết định số 83/QĐ-LĐLĐ, ngày 27/6/2014; được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động số 03/TP/ĐKHĐ-TT, ngày 21/8/2014      Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh Quảng Bình do Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Quyết định thành lập và trực tiếp quản lý, chỉ đạo về tổ chức nhân sự, kế hoạch hoạt động, tài chính, chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở Tư pháp Quảng Bình.      Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.      Biên chế bộ máy gồm: 01 đồng chí giám đốc kiêm nhiệm; 02 đồng chí tư vấn viên, là Trưởng ban Chính sách-Pháp luật và Trưởng Ban Tuyên giáo, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có 03 viên chức.      Trung tâm hoạt động theo Quy chế số 128/QĐ-LĐLĐ ngày 23/9/2014 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉn; Căn cứ vào các nội dung đăng ký hoạt động theo giấy phép do Giám đốc Sở Tư pháp cấp [Quyết định số 03/TP/ĐKHĐ-TT, ngày 21/8/2014 của Giám đốc Sở Tư pháp].      Phạm vi hoạt động của Trung tâm đảm bảo quy định trong giấy đăng ký họat động và đúng quy định của pháp luật [theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ].      Tổ chức và hoạt động Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh dựa trên cơ sở pháp lý: Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI; nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/72008 của Chính Phủ; Thông tư 01/2010/TT-BTP, ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 77/2008/NĐ-CP; Quyết định số 655/QĐ-TLĐ ngày 06/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật Công đoàn; Chỉ thị số 02/CT-TLĐ ngày 06/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc củng cố, phát triển tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn...

     Hoạt động Tư vấn pháp luật của Trung tâm nhằm đảm bảo hổ trợ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.

Page 4

Page 5

Xác định mức đóng bảo hiểm xã hội của từng đối tượng năm 2019 

Xem tiếp

Các địa phương có thay đổi về lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2019 

 Mức lương tối thiểu vùng của các địa phương được quy định cụ thể tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP do Chính phủ mới ban hành và có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2019; ngoài ra, nội dung của văn bản...

Xem tiếp

Tăng mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] bắt buộc từ năm 2019 

 Từ năm 2019, mức lương tối thiểu vùng được tăng lên từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng, do đó mức lương tối thiểu tính đóng BHXH cũng sẽ có sự thay đổi.

Xem tiếp

Tăng mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội [BHXH] bắt buộc từ năm 2019 

 Từ năm 2019, mức lương tối thiểu vùng được tăng lên từ 160.000 - 200.000 đồng/tháng, do đó mức lương tối thiểu tính đóng BHXH cũng sẽ có sự thay đổi.

Xem tiếp

Xác định vốn nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng 

 Ngày 12/12/2018, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 30/2018/TT-NHNN hướng dẫn xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng [TCTD].

Xem tiếp

Page 6

Video liên quan

Chủ Đề