Lục thân không nhờ cậy là gì

MỤC LỤC
  1. LỤC THÂN QUYẾN-THUỘC SỢI DÂY RÀNG BUỘC!
    1. Theo Phật dạy thì con có 4 hạng:
      1. Vậy thì con cháu quí bạn thuộc hạng nào? Nhìn chúng thì biết!
      2. NÓI VỀ PHÀM-PHU RỒI, CÒN BỒ-TÁT THÌ RA SAO?
      3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯ BỒ-TÁT TẠI GIA NHƯ THẾ NÀO?

LỤC THÂN QUYẾN-THUỘC
SỢI DÂY RÀNG BUỘC!

Soạn giả Pram Nguyễn
Ngày 7/3/2020
o0o

Phàm phu chạy theo dòng đời tìm kiếm danh-lợi-quyền-tình, làm lợi cho bản-thân và gia-tộc, tự cho mình thông-minh tài trí và cập thời vụ. Nhưng kỳ thực, họ như cá yếu, cá gần chết lội theo dòng nước tự chảy vào miệng cá lớn đang lội ngược về nguồn.

Có những điều mà nhiều bạn đã inbox từ khi ngu nầy viết bài TRẢ ƠN CHA MẸ RA SAO ĐÚNG CHÁNH-PHÁP [2/28/2020] nay lược nói:

1] CHA MẸ: Vẫn biết rằng hoặc Cha, hoặc Mẹ làm sái Chánh-Pháp, vẫn một mực cúc cung tận tuy, kính cẩn vâng theo? Đây là bạn mắc nợ, phải trả nợ, nhân-quả báo-ứng.

Tuy nhiên, nếu là bậc Trí-giả thì bạn phải bội phần sám-hối. Không phải vô cớ ngu nầy soạn văn Sám-Hối, [SÁM HỐI VÀ THỌ GIỚI, 3/1st/2020], chẳng qua là mượn hoa cúng Phật, khi viết:

Sinh vào nhà cha mẹ tà-kiến,
Tạo tội nương theo quyến-thuộc ác.
Kính xin chư Phật Đại-từ-tôn,
Thương xót hộ-niệm như con một.

Nếu cứ thuận theo thế-tục cho là có hiếu thì tạo tội vậy. Điều nầy đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni Thế-Tôn chẳng hề dạy!

  • Khi tạo tội thì bạn nhận quả báo hay cha mẹ? Dĩ nhiên là bạn!
  • Còn cha mẹ khi hết duyên với bạn thì ngoảnh mặt, xoay lưng, không chút thương xót bạn, lúc đó bạn có đau khổ không? Câu trả lời chắc hẳn bạn đã biết!
  • Bạn đã làm gì có cha mẹ từ vô thỉ sanh tử đến giờ? Bất quá bạn nhớ được vài ba tiền kiếp.
  • Bạn có biết cha hay mẹ của bạn hiện đời kiếp trước đã làm gì với bạn chưa?

2] CON CHÁU: cả đời vất vả, nghĩ mưu gây tạo sự nghiệp đồ sộ, mà đám con lũ cháu chẳng biết ơn, chỉ đòi phân chia tài sản! Tâm trạng của các bạn không phải hiếm có. Các nhà tỷ phú trên thế-giới cũng có nhiều người đồng tâm trạng với các bạn.

Theo Phật dạy thì con có 4 hạng:

  1. [1] đến để đòi nợ là con cháu của các bạn đó;
  2. [2] đến để trả nợ là cha mẹ của nhóm bạn nói trên;
  3. [3] đến không làm lợi, cũng chẳng tổn hại chẳng có nhân-duyên, nhưng thần-thức nhập lộn thai;
  4. [4] Bồ-Tát vì bổn-nguyện gá sanh hạng nầy cực kỳ quí hiếm, khi chư vị nhập thai thì hoặc cha hoặc mẹ tự biết hay Thần nhân báo mộng, hoặc điềm trời cho hay Khi xuất thai cũng báo trước ngày giờ

Vậy thì con cháu quí bạn thuộc hạng nào? Nhìn chúng thì biết!

Khi chúng có vợ/chồng hãy xem cách đối xử thì biết ngay mình mắc nợ chúng nó hay nó mắc nợ mình.

a] Nếu mình mắc nợ nó thì nó phá tán tài sản, danh-dự của mình không thương tiếc, có thể nói là tàn-nhẫn, vô nhân-đạo.
b] Nếu chúng mắc nợ mình thì sẽ là con hiếu tử theo thế-gian gán cho. Chúng sẽ chu-cấp, phụng-sự mặc dầu mình không cần, chúng vẫn một mực vẩn làm.

BIẾT BẢN MẶT THẬT CỦA ĐÁM CON LŨ CHÁU RỒI SẦU KHỔ HAY VUI MỪNG?

Người không tu thì rơi vào một trong hay trạng thái nầy, và cũng có khả-năng buồn vui lẫn lộn vì nào phải đâu chỉ có một đứa con độc nhứt.

Trái lại, người trí, thật sự tu hành, thì thấy con bất hiếu không buồn, thấy con có hiếu không vui. Vì sao? Vì chứng nghiệm lời Phật dạy trong KINH HIỀN HỘ BỒ-TÁT SỞ-VẤN, KINH NHẬP XỬ THAI, KINH NHẬP THAI TẠNG giáo Nan-Đà. Từ đó lòng không niệm thương ghét, việc tu hành càng lúc càng tiến bộ.

Bấy giờ, chúng ta KHÔNG CÒN BỊ VƯỚNG VÀO CÁI CẢNH:

Con ở luân-hồi không chỗ nương,
Sinh-tử đêm dài thường chẳng biết;
Con ở phàm-phu đủ mọi buộc,
Tâm cuồng giáo-giở, lăng-xăng khắp.

Có phải, chính vào lúc nầy mình có thể NHIẾP-TÂM, CHÍNH-NIỆM BỎ MỌI DUYÊN hay không?

Ngu nầy không cần bàn tiếp đến người sống ngoài gia-đình, các bạn có thể suy ra mà không mắc phải lỗi lầm.

HÃY ĐẠP TRÊN DƯ-LUẬN MÀ SỐNG! Những lời khen chê của họ có thể khiến mình hân hoan hay tủi nhục, nhưng phải nhớ một điều: vì NHÂN-DUYÊN ĐIÊN-ĐẢO, TÂM VỌNG KHỞI. Tại sao phải kiêng sợ dư-luận? Họ cũng là những kẻ phàm-phu ngu si, chướng nhiều trọng lớn, vô-minh dầy đặc, nghiệp hoặc chất chồng.

Kẻ nào sống khép mình dưới con mắt soi mói và cái miệng bá láp của tha-nhân thì chừng nào DIỆT ĐƯỢC HẾT THẢY TÂM ĐIÊN-ĐẢO!

NÓI VỀ PHÀM-PHU RỒI, CÒN BỒ-TÁT THÌ RA SAO?

Bồ-Tát tuy hiện trong dòng sanh-tử, nhưng hùng tâm khó ai sáng bằng, thường không bạn lữ, lúc ẩn lúc hiện như Thần Long, không gì ràng buộc, thân tâm như hư-không, như cá lớn lội ngược dòng nước ăn nuốt uế trược của chúng sanh.
Thế gian thường cho Bồ-Tát là ngu si, không thức thời vụ, là yếm-thế hàng chục, hàng trăm thứ danh-từ chướng tai gay mắt đổ ặp xuống đầu Bồ-Tát.

Lắm khi họ còn hung bạo như trường hợp Thường Bất Khinh Bồ-Tát gánh chịu! [Xem KINH DIỆU PHÁP LIÊN-HOA]

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯ BỒ-TÁT TẠI GIA NHƯ THẾ NÀO?

Có rất nhiều, nay lược nói vài vị:

Vị thứ nhất là ngài Duy-Ma-Cật [tức Nhựt Mật Bồ-Tát hay cổ Phật Kim-Sa] là vị Bồ-Tát tại gia, nhờ có cố Hòa-Thượng Thường Huệ chỉ điểm và khuyên ngu nầy khi còn là một thiếu niên: Con học theo hạnh ngài Duy-Ma, không được xuất gia!. Ngu nầy, phát tâm tu học từ đó. Trong TỰ-TRUYỆN của mình, ngu nầy có kể lại

KINH DUY-MA-CẬT SỞ-THUYẾT, Thích Huệ Hưng dịch ra Việt văn, viết:

Thuở ấy, trong thành lớn Tỳ Da Ly có ông Trưởng giả tên là DUY MA CẬT, đã từng cúng dường vô lượng các Đức Phật, sâu trồng cội lành, đặng vô sanh pháp nhẫn, biện tài vô ngại , du hí thần thông [2] chứng các môn tổng trì [3] , đặng sức vô úy, hàng phục ma oán, thấu rõ Pháp môn [4] thâm diệu, khéo nơi trí độ, thông đạt các Pháp phưong tiện, thành tựu đại nguyện, biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt rành rẽ các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, lòng đã thuần thục, quyết định nơi Đại thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả, chư Phật đều khen ngợi, hàng Đệ tử, Đế Thích, Phạm Vương, vua ở thế gian v.v thảy đều kính trọng.

Vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện là thân Trưởng giả ở thành Tỳ Da Ly, có của cải nhiều vô luợng để nhiếp độ các hạng dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ các kẻ phá giới; dùng hạnh điều hòa nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ; dùng đại tinh tiến để nhiếp độ các kẻ biếng nhác; dùng nhất tâm thiền tịch để nhiếp độ kẻ tâm ý tán loạn; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí; tuy làm người bạch y [5] cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của sa môn; tuy ở tại gia mà không đắm nhiểm ba cõi [6], thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh; hiện có quyến thuộc , nhưng ưa sự xa lìa; dù mặc đồ quí báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân; dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt [7] làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người; dù thọ các Pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín ; tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật Pháp; cung kính tất cả mọi người làm trên hết trong sự cúng duờng; nắm giữ chánh Pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ; tất cả những việc trị sanh [buôn bán làm ăn] hùn hiệp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chung sanh; vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả; đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho Pháp Đại thừa; vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng mông; vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục; vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng Trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng Trưởng giả, giảng nói các Pháp thù thắng; nếu ở trong hàng cư sĩ, là bực tôn quí trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ; nếu ở trong dòng Sát đế lợi [8], là bậc tôn quý trong dòng Sát đế lợi, dạy bảo cho sự nhẫn nhục; nếu ở trong dòng Bà la môn [9], là bực tôn quí trong dòng Bà la môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ; nếu ở nơi Đại thần, là bực tôn quí trong hàng Đại thần, dùng chánh pháp để dạy dỗ; nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quí trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu; nếu ở nơi nội quan [10] , là bậc tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ; nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quí trong hàng thứ dân, chỉ bảo làm việc phước đức; nếu ở nơi trời Phạm thiên [11], là bực tôn quí trong Phạm thiên, dạy bảo cho trí tuệ thù thắng; nếu ở nơi trời Đế Thích [12], là bực tôn quí trong Đế thích, chỉ bày cho Pháp vô thường; nếu ở nơi trời Tứ thiên vương hộ thế [13], là bực tôn quí trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanh. Trưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích.
#

Vị thứ hai là ngài Hiền-Hộ Trưởng-giả trong Pháp-hội của KINH BÁT CHU TAM MUỘI, là điển hình. Bát-chu hay ban-chu tiếng Sanskrit là Pratyutpanna-samadhi khi thực-hành viên-mãn thì chư Phật hiện ra trước mặt. Còn được gọi là Thường Hành Đạo hay Thường Hành Tam Muội vì phải thực hành không gián đoạn từ 7 đến 90 ngày.

Trong thành Vương Xá có vị cư sĩ tên Hiền Hộ là bực thượng thủ năm trăm vị cư sĩ, các vị nầy đều thọ trì năm giới gìn giữ từ cử chỉ nhỏ nhặt, họ là bậc đại Bồ tát đã trụ chánh đẳng giác vì tu hành theo bổn nguyện nên thường theo Thế Tôn để nghe chánh pháp luôn luôn tinh tấn, cũng để hoàn mãn các pháp trợ đạo nên từ sáng sớm do thần lực của Phật cả bọn đã rời chỗ ở đến yết kiến Phật.

Trong thành Tỳ Xá Ly có vị quý tộc Ly Xa tên là Bảo Sanh làm thượng thủ dẫn dắt hai muôn tám ngàn người thuộc họ Ly Xa. Thành Chiêm Bà có vị phú hộ tên tà Tinh Đức làm thượng thủ lãnh đạo hai muôn tám ngàn vị phú hộ. Chàng Na La Đạt Đa làm thượng thủ dẫn dắt hai muôn tám vị thanh niên có đức tin trong sạch. Hai vị phú hộ ở nước Xá Vệ tên là Đại Thương Chủ và Cấp Cô Độc làm thượng thủ dắt theo hai muôn tám người đến dự. Vị phú hộ Thủy Tiên ở thành Vương Xá cũng cầm đầu dẫn đến hai muôn tám ngàn người. Con trai Hoàng Hậu Vi Đề Hy và vua A Xà Thế chúa nước Ma Dà Đà dẫn đến trăm ngàn thần dân.

#

Kinh nầy thuyết trước KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, vì sao? Xin thưa rằng Con trai Hoàng Hậu Vi Đề Hy và vua A Xà Thế chúa nước Ma Dà Đà chứng minh biến cố giết Vua Cha [vào năm 491 TCN] chưa xãy ra. Kinh nầy cũng trước KINH QUÁN VÔ-LƯỢNG THỌ. Vì sao? Vì nỗi khổ khi thấy Thái-tử A-Xà-Thế nghe lời xúi dục của Ác Tỳ-kheo Đề-Bà-Đạt-Đa, mưu nghịch, giam cha và sau cùng ra lệnh giết chết Thánh-nhân trong ngục.

Ngài Diệu-Nguyệt Trưởng-giả trong Pháp-hội của KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT cũng là điển-hình mà ngu nầy để tâm, ngưỡng vọng, đã từ lâu.

KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT viết:

Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội. Vị Trưởng-Giả này từ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp quá khứ, từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo Chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy. Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát.

Tuy hưởng dụng ngũ dục thế gian, nhưng vẫn hoài bão đại nguyện độ sanh của chư Đại Bồ-Tát. Tuy ở trong chốn bùn lầy dơ bẩn mà vẫn saün ang xả ly thân mạng tài sản, quyến thuộc để gieo trồng hạt giống Bồ-Đề. Tuy ở trong căn nhà lửa chập chùng hiểm nạn, mà vẫn thực hành Tuệ-giác Vô-lậu, hết lòng thương tưởng chúng sanh như con một, thể hiện Pháp thí oán, thân bình đẳng.

#

Diệu-Nguyệt Trưởng-giả xuất hiện trong KINH HOA-NGHIÊM, Phẩm Nhập Pháp-Giới, chớ không phải nhân vật giả-tưởng!

Các nữ-nhơn Bồ-Tát tại-gia thì ngu nầy ngưỡng-mộ Thắng-Man Hoàng-Hậu và Vua Hữu-Xứng khi xem THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG QUẢNG KINH [ŚRĪMĀLĀDEVĪ-SIṂHANĀDA VAIPULYA SŪTRA].

Ngoài ra, hàng tín-nữ chân-chánh tu học theo Phật, để đền ơn Phật, nên tìm xem KINH ĐẠI BẢO-TÍCH, Pháp-hội Tịnh Tín Công-Chúa, Vô-Úy Đức Công-Chúa, Diệu-Huệ Đồng Nữ, hay KINH NGUYỆT THƯỢNG NỮ và nhứt là KINH HOA-NGHIÊM, Phẩm Nhập Pháp-giới.

LỤC THÂN QUYẾN-THUỘCSỢI DÂY RÀNG BUỘC!Soạn giả Pram NguyễnNgày 7/3/2020 o0o Phàm phu chạy theo dòng đời tìm

Người đăng: Pram Nguyen vàoThứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Lan Thu Con thích nhất hai vị là Vô Úy Đức Công Chúa con vua A-xà-thế và Thắng Man Hoàng Hậu.

Huyền Thơ Đúng vấn đề con đang thắc mắc. Cảm ơn chú

Tags: Pram Nguyen

Video liên quan

Chủ Đề